Tư Vấn Nhập Khẩu

Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

Dây cáp đồng trục được cấu tạo bởi 4 lớp vô cùng chắc chắn và an toàn
Danh Mục Bài Viết

    Dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng là những mặt hàng được nhập khẩu rất nhiều hiện nay. Vì thế các đơn vị nhập khẩu rất quan tâm đến thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng. Do có cấu tạo khác nhau và sự đa dạng về sản phẩm nên chính sách áp dụng cho các mặt hàng này cũng khá phức tạp. Vậy quy trình và các thủ tục thông quan các sản phẩm này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

    Dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng là gì?

    Dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng là những thiết bị quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm này ngày càng tăng. Do đó nhập khẩu các thiết bị này về Việt Nam là điều cần thiết. Ngoài việc phải nắm được thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng thì doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của từng thiết bị này để tra cứu chính xác mã HS Code và làm đúng thủ tục.

    Dây cáp điện

    Dây cáp điện là một phần quan trọng của hệ thống điện. Thiết bị này gồm dây dẫn và cáp. Chúng được đặt ngầm dưới lòng đất để đảm bảo an toàn và độ thẩm mỹ. Dây cáp điện bao gồm lõi dẫn điện được làm bằng đồng hoặc nhôm có khả năng dẫn điện tốt, lớp vỏ bảo vệ lõi và lớp cách điện được làm từ nhựa PVC hoặc chất liệu cách điện khác.

    Dây cáp điện được sử dụng cho ngành công nghiệp và chiếu sáng. Thường dùng trong các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp. Chúng góp phần quan trọng cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

    Cáp đồng trục

    Cáp đồng trục cũng là một loại cáp điện. Tuy nhiên cấu tạo của chúng đặc biệt hơn. Phần lõi của chúng được bọc bởi lớp điện môi không có khả năng dẫn điện. Tiếp theo là lớp bện bằng kim loại. Bên ngoài cùng là vỏ bọc cách điện. Tất cả các lớp này đồng trục với nhau. Cáp đồng trục thường được sử dụng trong đường truyền tín hiệu vô tuyến.

    Dây cáp đồng trục được cấu tạo bởi 4 lớp vô cùng chắc chắn và an toàn

    Dây cáp đồng trục được cấu tạo bởi 4 lớp vô cùng chắc chắn và an toàn

    Dây cáp mạng

    Đây là thiết bị được sử dụng để kết nối thiết bị mạng với các thiết bị khác như máy tính, máy in. Hoặc dùng để kết nối hay hay nhiều máy tính với nhau để chia sẻ tài nguyên. Dây dẫn trong dây cáp mạng có dạng xoắn. Chúng được làm từ kim loại hoặc hợp kim. Bên ngoài phần dây dẫn là lớp vỏ bọc có tác dụng cách điện. Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là cáp đồng và cáp quang. Chúng có cấu trúc, kích thước khác nhau. Do đó được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trong đó phải kể đến cáp mạng CAT 5E và CAT 6.

    Dây cáp mạng được sử dụng để kết nối thiết bị mạng với các thiết bị khác

    Dây cáp mạng được sử dụng để kết nối thiết bị mạng với các thiết bị khác

    Ưu nhược điểm của các loại dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Đây là các thiết bị khác nhau, có cấu tạo, cấu trúc và tính chất vật lý khác nhau. Vì thế mỗi thiết bị có những ưu nhược điểm khác nhau.

    Ưu điểm dây cáp điện

    Dây cáp điện được sản xuất với công nghệ cao hơn các loại dây dẫn điện thông thường. Vì thế chúng có những ưu điểm vượt trội:

    • Thiết kế an toàn cho người dùng: Dây cáp điện thường được cấu tạo bởi 3 lớp chính. Đó là phần lõi được làm bằng đồng, lớp cách điện làm bằng nhựa PVC và lớp bảo vệ làm từ nhựa PE giúp bảo vệ 2 lớp bên trong khỏi tác động của môi trường. Với cấu tạo như thế này người dùng sẽ được bảo vệ tuyệt đối, không lo bị điện giật do cách nhiệt không tốt.
    • Khả năng chịu được nguồn điện công suất lớn: Với các dây dẫn thông thường thì nguồn điện tối đa có thể tải được chỉ 200V. Tiu nhiên với dây cáp điện thì khả năng này cao hơn nhiều lần. Vì thế chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
    • Chịu được dự và đập và khí hậu khắc nghiệt: Đặc tính ưu việt của dây cáp điện là sự bền bỉ nhờ lớp vỏ có chất lượng cao. Chúng có thể chịu được sự va đập mà không lo bị biến dạng, chịu được sức nóng của mùa hè. Độ bền của dây cáp điện vượt xa các loại dây dẫn điện thông thường.
    Dây cáp được thiết kế bền bỉ, an toàn cho người sử dụng

    Dây cáp được thiết kế bền bỉ, an toàn cho người sử dụng

    Nhược điểm của dây cáp điện

    Bên cạnh rất nhiều ưu điểm nổi bật thì dây cáp điện cũng có nhược điểm như: Giá thành cao hơn các loại dây dẫn thông thường.

    Ưu điểm của dây cáp đồng trục

    • Ưu điểm nổi bật của dây cáp đồng trục là dễ lắp đặt
    • Tín hiệu truyền trong dây cáp đồng trục không bị gây nhiễu bởi các nguồn bên ngoài.
    • Chịu được rất tốt các tác nhân bên ngoài
    • Phụ kiện đầu nối dễ dàng bấm
    • Giá thành hợp lý

    Nhược điểm của cáp đồng trục

    • Dễ bị nghe trộm trên đường truyền
    • Chất lượng tín hiệu kém khi càng xa trung tâm
    • Mức suy hao lớn, độ ổn định của mạng kém
    • Khó bảo trì

    Ưu điểm của cáp mạng

    • Không bị nhiễu sóng điện từ
    • An toàn cho người sử dụng do không dẫn điện ( với cáp quang)
    • Dễ thiết kế, dễ sử dụng

    Nhược điểm của cáp mạng

    • Đối với cáp quang, chúng dễ bị gập góc và dễ bị gãy
    • Kích thước nhỏ nên sữa chữa khó khăn.

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Theo quy định của nhà nước Việt Nam, các mặt hàng dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng không phải là loại hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.

    Dẫn chứng pháp lý

    Để nắm rõ thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng và thực hiện đúng quy trình, doanh nghiệp nhập khẩu cần căn cứ vào các thông tư dưới đây.

    • Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN: quy định sản phẩm dây bọc nhựa PVC với điện áp từ 50V đến 1000V do Bộ KHCN quản lý chuyên ngành.
    • Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Thông tư này quy định sản phẩm dây điện bọc nhựa PVC, điện áp định danh nhỏ hơn hoặc bằng 450/750V muốn nhập khẩu về Việt Nam thì phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ khoa học và công nghệ. Các loại dây cáp điện không cần phải kiểm tra chuyên ngành là dây cáp đã được lắp sẵn đầu mối, dây cáp điện không bọc nhựa PVC, dây cáp điện được quản lý bằng quy chuẩn quốc gia.
    • Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa.
    Căn cứ pháp lý để làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Căn cứ pháp lý để làm thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Các thông tư văn bản về nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    • Điều 3, Thông tư 22/2011/TT-BKHCN nêu rõ tất cả các loại dây, trong đó có dây cáp điện bọc nhựa PVC, dây cáp mạng, cáp đồng trục phải được quản lý về chất lượng, đáp ứng quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN
    • Điều 2, Thông tư 22/2011/TT-BKHCN nêu rõ việc kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN không áp dụng với các loại dây và cáp cách điện bọc bằng vật liệu khác PVC, dây và cáp cách điện bọc nhựa PVC nhưng đã được lắp đặt sẵn trong thiết bị điện.
    • Điều 2, Thông tư 21/2016/TT-BKHCN cũng có quy định tương tự với các loại dây cáp điện PVC không phải thực hiện kiểm tra chất lượng. Ngoài ra khoản 2, điều 2 thông tư này cũng bổ sung thêm, dây và cáp điện nhập khẩu về để gia công thiết bị điện, điện tử xuất khẩu cũng không cần kiểm tra chất lượng.

    Căn cứ vào những thông tư trên thì các sản phẩm dây và dây cáp điện bọc PVC điện áp từ 45V đến 1000V cần kiểm chất lượng. Sản phẩm phải đạt quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN mới được phép thông quan.

    Để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng, đơn vị nhập khẩu có thể tham khảo quy trình sau:

    • Thứ nhất: Lên tờ khai hải quan nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng
    • Thứ hai: Đăng ký kiểm tra chất lượng online qua thông tin một cửa quốc gia hoặc đăng ký trực tiếp tại đơn vị Chi cục đo lường chất lượng.
    • Thứ 3: Nộp hồ sơ cho hải quan. Bao gồm các loại hồ sơ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. Lô hàng sẽ được hải quan xét duyệt xem có được thông quan hay không.
    • Thứ 4: Đưa hàng về kho, thông báo cho cơ quan kiểm định lấy mẫu
    • Thứ 5: Cập nhật thông tin về chất lượng trên thông tin một cửa.

    Quy định về thuế nhập khẩu và HS code

    Thuế nhập khẩu hàng hóa nói chung và thuế nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng nói riêng được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC.

    Quy định về thuế xuất nhập khẩu

    Nhập khẩu mặt hàng dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng khi được nhập khẩu về Việt Nam, đơn vị nhập khẩu phải đóng thuế VAT là 10%, thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 10%. Người nhập khẩu cần nắm được mặt hàng nhập khẩu nằm trong nhóm nào, HS là bao nhiêu để biết rõ chính sách cho mặt hàng và mức thuế nhập khẩu cần phải nộp cho cơ quan nhà nước.

    Mã HS Code của dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Mặt hàng dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng nằm trong chương 85 (máy điện, thiết bị điện, các bộ phận của chúng, nhóm 8544 của biểu thuế xuất nhập khẩu. Nhóm 8544: Dây điện, cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng có cách điện, các loại dây dẫn khác có cách điện, gắn đầu mối hoặc chưa.

    Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa người nhập khẩu có thể dễ dàng tra cứu được mặt hàng nhập khẩu có mã HS là bao nhiêu.

    • Mã HS 85444929: Dây dẫn điện không dùng cho viễn thông, điện áp dưới 80V (loại khác) – thuế giá trị gia tăng VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 15%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%.
    • Mã HS 85442021: Cáp đồng trục và các dây dẫn đồng trục, điện áp không vượt quá 66KV, cách điện bằng cao su hoặc Plastic – thuế giá trị gia tăng VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 15%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%.
    • Mã HS 85442041: Cáp đồng trục và các dây dẫn đồng trục khác, chưa gắn với đầu nối, sử dụng cho điện áp trên 66 kV, cách điện bằng cao su hoặc plastic – thuế giá trị gia tăng VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 5%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng

    Ở trên bạn đã biết thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng dựa trên những văn bản thông tư nào. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu hải quan đã được quy định rất rõ ràng và chi tiết trong khoản 5, điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Theo đó để có thể thông quan hàng hóa, đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm dây cáp mạng, cáp điện, cáp đồng trục, đơn vị nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ kiểm tra đánh giá chất lượng và hồ sơ hải quan. Về cơ bản, các bộ hồ sơ này có những chứng từ giống nhau. Đó là:

    • Hóa đơn thương mại.
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Hợp đồng mua bán
    • Bill of Lading/AWB
    • Vận đơn
    • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của loại mặt hàng này

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Có thể thấy thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng khá phức tạp. Người nhập khẩu cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ. Ngoài ra phải đăng ký hồ sơ ở nhiều cơ quan ban ngành mới hoàn tất việc thông quan hàng hóa.

    Bạn cần đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam tại chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ở tỉnh, thành phố nơi có cảng, sân bay hàng được vận chuyển về.

    Đăng ký chứng nhận hợp quy, lẫy mẫu thử nghiệm tại các tổ chức được chỉ định chẳng hạn như: Vietcert, Quatest 1, Quatest 3.

    Mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi có sân bay, cảng mà hàng được vận chuyển về.

    Chuẩn bị hồ sơ, các chứng từ cụ thể

    Phần trên, bạn đã biết các hồ sơ cần chuẩn bị. Đây là những chứng từ quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó, khi nhập khẩu mặt hàng cáp mạng, cáp điện, cáp đồng trục, bạn cần chuẩn bị các chứng từ sau:

    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng để được phép mang hàng về kho.
    • Giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng.
    • Kết quả kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng của các mặt hàng này.
    • Tờ khai nhập khẩu

    Trên đây là những thông tin quan trọng về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, cáp đồng trục, cáp mạng. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích cho doanh nghiệp của bạn khi có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam.

    Zship Logistics với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ nhập khẩu trọn gói với chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng. Vì thế nếu nếu bạn muốn đảm bảo tiến độ nhập hàng và không mất nhiều thời gian công sức thì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 094.66.555.38 để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Head Office : Zship Logistics
    - Địa chỉ : Hà Nội
    - Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ : info@zship.vn

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới