Tình hình dịch Covid 19 trên thế giới và Việt Nam ngày càng có diễn biến phức tạp. Nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng cao. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh. Vậy máy sản xuất khẩu trang có ưu nhược điểm gì? Thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang có cần xin giấy phép nhập khẩu không? Bài viết dưới đây, Zship Logistics sẽ làm rõ vấn đề này.
Máy sản xuất khẩu trang y tế là gì?
Với sự phát triển của công nghệ, các thao tác thủ công của con người đã dần được tự động hóa. Máy sản xuất khẩu trang y tế cũng vậy. Đây là thiết bị điện cơ được sử dụng để sản xuất ra số lượng lớn khẩu trang y tế. Số lượng sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất máy khác nhau.
Máy sản xuất khẩu trang y tế tự động được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: hệ thống cung cấp nguyên liệu cho máy, hệ thống điện cung cấp năng lượng để máy vận hành, hệ thống đúc để cắt và định hình khẩu trang y tế, hệ thống in, hệ thống vận chuyển, hệ thống kiểm tra, bộ phận xả,…Tất cả những bộ phận này đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên một chiếc máy sản xuất khẩu trang với quy trình hoàn hoàn thiện. Chúng có thể kết hợp các bộ phận khác nhau của của khẩu trang để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Chiếc máy là giải pháp tuyệt vời để thay thế sức lao động thủ công của con người.
Máy sản xuất khẩu trang có thể sản xuất ra các loại khẩu trang khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như khẩu trang y tế hình chữ C, khẩu trang y tế vải không dệt hay khẩu trang y tế hình cốc.
Ưu nhược điểm của máy sản xuất khẩu trang
Thực tế hiện nay máy sản xuất khẩu trang thường được hoạt động theo dây chuyền bán tự động hoặc tự động. Mỗi dây chuyền sẽ bao gồm nhiều loại máy khác nhau như máy làm thân khẩu trang, máy hàn quai, máy dập quai, máy đóng gói,…..Nếu là dây chuyền sản xuất khẩu trang bán tự động thì cần có sự hỗ trợ của bàn tay con người ở một số công đoạn. Với dây chuyền sản xuất tự động thì sản phẩm được tạo ra hoàn thiện và không cần đến người đến sự tác động của con người. Mỗi máy, dây chuyền sản xuất khẩu trang sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau:
Ưu nhược điểm của máy, dây chuyền sản xuất khẩu trang bán tự động
Máy, dây chuyền sản xuất khẩu trang bán tự động là sự lựa chọn hàng đầu của những cơ sở sản xuất khẩu trang với quy mô nhỏ. Loại máy này có những ưu nhược điểm khác nhau:
Ưu điểm
- Máy, dây chuyền sản xuất khẩu trang bán tự động có thể thay thế hoạt động của con người ở một số công đoạn sản xuất. Do đó tăng năng suất sản phẩm.
- Sản phẩm làm ra vẫn đảm bảo độ bền, chất lượng theo yêu cầu.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp.
- Máy được thiết kế với kích thước nhỏ gọn. Việc lắp đặt và di chuyển dễ dàng.
Nhược điểm
- Máy bán tự động cần có sự hỗ trợ của nhân công ở một số công đoạn như công nhận đứng đóng gói, công nhân chạy máy sản xuất phần thân khẩu trang.
- Năng suất sản lượng không cao do một số công đoạn được làm thủ công từ con người.
Ưu nhược của máy, dây chuyền khẩu trang tự động
Đây là loại máy, dây chuyền sản xuất khẩu trang được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cực kỳ ưa chuộng. Ưu điểm
- Phần khung máy được làm từ những chất liệu cao cấp. Các chi tiết máy được gia công cơ khí với đội chính xác cao.
- Các bề mặt của máy tiếp xúc với khẩu trang sử dụng vật liệu inox giúp đảm bảo vệ sinh.
- Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy dễ dàng.
- Năng suất cao và ổn định. Các loại máy mới, hiện đại có thể đạt sản lượng 100 chiếc/ phút.
- Máy chạy với công suất ổn định, độ bền cao.
- Máy sử dụng công nghệ mới, điều khiển hoàn toàn tự động, tạo ra sản phẩm đồng bộ.
- Chất lượng khẩu trang được cải thiện, phần dây đeo chắc chắn, bền bỉ.
Nhược điểm
- Máy, dây chuyền khẩu trang tự động có giá thành cao, phù hợp với những doanh nghiệp có điều kiện và quy mô kinh doanh lớn.
- Kích thước máy lớn, khó vận chuyển.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang
Hiện nay do tình hình dịch bệnh virus Corona căng thẳng nên nhu cầu sản xuất khẩu trang cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang có điều kiện gì đặc biệt không là điều các doanh nghiệp rất quan tâm. Để giải đáp những băn khoăn này chúng ta cùng tìm hiểu một số quy định của pháp luật.
Dẫn chứng pháp lý
Theo quy định của nhà nước thì máy sản xuất khẩu trang muốn nhập khẩu vào Việt Nam phục vụ sản xuất công nghiệp thì mặt hàng này phải mới 100%. Nếu nhập khẩu máy móc cũ phải tuân theo những quy định riêng. Dưới đây là các văn bản, nghị định có liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu:
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP về quản lý các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép.
- Quyết định 155/QĐ-BTC ban hành danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ nhu cầu chống dịch virus Corona.
- Thông tư 30/2015/TT-BYT quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế, căn cứ tính thuế.
- Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang y tế
Để hiểu rõ thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang dựa trên những căn cứ nào chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể các điều khoản trong các thông tư, nghị định này.
- Điều 5 và điều 6 Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013 đã quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu. Cùng với đó là danh sách các mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép của mỗi cơ quan Bộ ngành riêng. Trong số các mặt hàng này không có máy sản xuất khẩu trang. Do đó thiết bị này có thể nhập khẩu vào Việt Nam một cách bình thường mà không cần xin giấy phép. Mặt hàng này cũng không thuộc diện quản lý chuyên ngành, không cần kiểm tra chất lượng.
- Điều 1, Quyết định 155/QĐ-BTC quy định danh mục các mặt hàng được miễn phí nhập khẩu để phục vụ công tác phòng chống dịch. Trong đó có các vật thư, thiết bị có liên quan. Chính vì thế thuế nhập khẩu của mặt hàng máy sản xuất khẩu trang là 0%.
- Điều 1, Thông tư 30/2015/TT-BYT quy định danh mục các trang thiết bị y tế nhập khẩu phải có giấy phép. Tuy nhiên mặt hàng máy sản xuất khẩu trang không có trong danh mục này. Vì thế nhập khẩu mặt hàng này không cần có giấy phép nhập khẩu.
- Điều 6, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định tiêu chí nhập khẩu các thiết bị máy móc cũ đã qua sử dụng. Theo đó máy cũ nhập khẩu phải đảm bảo tuổi đời dưới 10 năm. Máy móc phải được sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Với những căn cứ như trên có thể kết luận: Thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang y tế nếu mới 100% sẽ được phép nhập khẩu bình thường vào Việt Nam mà không cần xin giấy phép nhập khẩu. Mặt hàng này không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên nếu là máy móc cũ đã qua sử dụng thì doanh nghiệp cần phải đăng ký thẩm định, phải có chứng thư thẩm định của cơ quan chức năng.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code
Giống như các mặt hàng khác, ngoài quan tâm đến thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang thì doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các quy định về thuế và mã HS code của mặt hàng này.
Quy định về thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu mặt hàng máy sản xuất khẩu trang y tế là bao nhiêu bạn biết chưa? Mới đây, dịch bệnh virus Corona hoành hành khắp thế giới. Do đó sản xuất khẩu trang là nhu cầu bức thiết để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Chính vì thế, Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định 155/QĐ-BTC về chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, trang thiết bị vật tư y tế. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang dễ dàng hơn. Từ đó phục vụ số lượng lớn khẩu trang hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Như vậy, mặt hàng máy sản xuất khẩu trang y tế có thế nhập khẩu ưu đãi là 0%, thuế giá trị gia tăng là 10%. Do đó khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp không cần phải xuất trình C/O để được giảm thuế.
Mã HS Code
Mã HS code của máy sản xuất khẩu trang là vấn đề doanh nghiệp cần phải quan tâm khi nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xác định mã HS code phù hợp. Vì thế dẫn đến những rắc rối trong làm thủ tục thông quan. Vậy trước tiên người nhập khẩu cần biết mã HS code là gì?
Mã HS code là mã dùng để phân loại từng mặt hàng xuất nhập khẩu. Mỗi mặt hàng sẽ tương ứng với một mã khác nhau. Mã HS code nằm trong hệ thống phân loại hàng hóa được sáng lập bởi tổ chức hải quan thế giới. Mã HS sẽ được áp dụng chung trên toàn thế giới. Cơ quan hải quan sẽ dùng mã này để áp thuế xuất nhập khẩu và các chính sách riêng cho từng mặt hàng.
Để phân loại hàng hóa có mã HS nào, doanh nghiệp có thể dựa vào thông tư 103/2015/TT-BTC. Thông tư này giới thiệu 6 quy tắc để phân loại hàng hóa vào mã HS code phù hợp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chưa hiểu rõ 6 quy tắc phân loại này thì có thể nhờ đến Cục kiểm định hải quan để xác định mã HS code cho mặt hàng máy sản xuất khẩu trang.
Bên cạnh đó, người nhập khẩu có thể dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu để xác định mã HS code của mặt hàng này. Theo đó, mã HS code của máy sản xuất khẩu trang doanh nghiệp có thể tham khảo mã 84490019. Với mã HS code này thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%, thuế VAT là 10%.
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang
Thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang có sự khác nhau giữa loại máy cũ và loại máy với. Với máy mới 100%, không là mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, không cần xin giấy phép nhập khẩu nên thủ tục đơn giản, dễ dàng hơn. Với loại máy cũ, doanh nghiệp cần đăng ký thẩm định sản phẩm về tuổi đời, model, số seri, hiệu suất làm việc, chất lượng sản phẩm.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang sẽ tuân theo quy định của Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, hồ sơ hải quan bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa
- Vận đơn đường biển
- Hợp đồng thương mại
- Catalogue, tài liệu kỹ thuật của mặt hàng máy sản xuất khẩu trang.
Tuy nhiên có một vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang. Đó là máy sản xuất khẩu trang có kích thước lớn và cồng kềnh. Do đó khi vận chuyển chúng thường được tháo rời ra thành từng bộ phận để dễ dàng đóng gói, vận chuyển. Doanh nghiệp cần phải chú ý đến vấn đề khai báo hàng hóa.
Nếu doanh nghiệp khai báo là máy móc thì cần khai báo máy móc ở dạng tháo rời. Đồng thời lập bảng kê các bộ phận một các chi tiết để nhân viên hải quan kiểm tra.
Nếu doanh nghiệp khai báo mặt hàng nhập khẩu là dây chuyền thì cần thực hiện kiểm tra tính đồng bộ của mặt hàng. Mục đích của việc này là cơ quan hải quan muốn chắc chắn các linh kiện này sử dụng cho 1 loại máy. Đồng thời để tránh trường hợp người nhập khẩu khai gian hoặc nhập lậu linh kiện. Như vậy, trong trường hợp khai báo là dây chuyền, hải quan sẽ chỉ định doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra tính đồng bộ. Sau khi có chứng nhận xác nhận đồng bộ nộp cho hải quan, thì thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang mới được hoàn tất và hàng hóa mới được thông quan.
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Có thể thấy thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang không quá rườm rà. Nếu là máy mới 100%, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan thông thường. Hồ sơ này sẽ được nộp tại Chi cục hải quan, nơi mặt hàng máy sản xuất khẩu trang được vận chuyển về cảng.
Như vậy bạn đã biết chi tiết thủ tục nhập khẩu máy sản xuất khẩu trang. Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quy trình nhập khẩu. Mọi băn khoăn, thắc mắc của doanh nghiệp có thể gửi về Zship Logistics để được hỗ trợ nhanh nhất.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới