Tư Vấn Nhập Khẩu

Thủ tục nhập khẩu máy giặt – những thông tin cần biết

Với công nghệ hiện đại máy giặt giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả
Danh Mục Bài Viết

    Máy giặt là thiết bị không thể thiếu trong mọi gia đình hiện nay. Chúng giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian. Với hiệp định thương mại tự do như hiện nay, liệu thủ tục nhập khẩu máy giặt có dễ dàng hơn không? Thuế nhập khẩu máy giặt có được ưu đãi không? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây Zship Logistics sẽ làm rõ những vấn đề này.

    Máy giặt là gì?

    Ngày nay những chiếc máy giặt đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Đây là thiết bị hiện đại giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng hơn. Máy được cài đặt sẵn phần mềm để thực hiện các thao tác giặt giũ thay con người như cho nước, ngâm, giặt, xả, vắt khô. Những dòng máy giặt cao cấp còn có khả năng sấy khô và là quần áo. Máy giặt hiện nay có 2 loại. Đó là máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang.

    Máy giặt được cài đặt sẵn phần mềm để thực hiện các thao tác giặt giũ thay con người

    Máy giặt được cài đặt sẵn phần mềm để thực hiện các thao tác giặt giũ thay con người

    Ưu nhược điểm của máy giặt

    Với rất nhiều tính năng, máy giặt tiết kiệm rất nhiều công sức, thời gian cho người sử dụng. Mỗi loại máy giặt đều có những ưu nhược điểm vượt trội.

    Ưu nhược điểm của máy giặt lồng đứng

    Ưu điểm

    • Máy giặt lồng đứng có phần nắp ở trên. Chúng được thiết kế nhỏ gọn phù hợp lắp đặt trong những không gian nhỏ,
    • Lắp máy phía trên mở rộng, dễ dàng cho thêm quần áo vào.
    • Bảng điều khiển thân thiện với người dùng, dễ hiểu, dễ sử dụng.
    • Tiêu thụ ít điện năng.
    • Giá máy giặt lồng đứng rất hợp lý, phù hợp với nhiều gia đình.

    Nhược điểm

    • Máy giặt lồng đứng khiến quần áo hay bị xoắn vào nhau. Quần áo nhanh bị nhão, bị hỏng.
    • Máy không có nhiều chế độ khác nhau.
    • Máy dễ bị rung, ồn trong quá trình vận hành.
    • Quần áo sau khi vắt còn ẩm.
    • Tốn nhiều nước khi dùng.
    • Bột giặt có thể còn bị cặn lại sau khi giặt.

    Ưu nhược điểm máy giặt lồng ngang

    Ưu điểm

    • Máy giặt lồng ngang được nhiều người ưa chuộng nhờ thiết kế thẩm mỹ.
    • Hầu hết các dòng máy này đều được trang bị công nghệ Inverter. Vì thế máy hoạt động rất êm và bền bỉ.
    • Tiết kiệm nước gấp 3 lần so với loại máy giặt lồng đứng.
    • Quần áo được giặt sạch và giữ được độ bền lâu hơn.
    • Quần áo được vắt khô hơn. Do đó không phải phơi, sấy lâu.
    • Có nhiều chế độ giặt và hiệu suất giặt cũng cao hơn so với máy giặt lồng đứng.

    Nhược điểm

    • Cần diện tích không gian lớn hơn để lắp đặt máy
    • Giá thành đắt hơn, không thích hợp với những gia đình có ngân sách eo hẹp.
    • Tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với máy lồng đứng.
    Với công nghệ hiện đại máy giặt giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả

    Với công nghệ hiện đại máy giặt giúp việc giặt quần áo trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy giặt

    Theo Nghị định 187/2013 và nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng máy giặt không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó các cá nhân, doanh nghiệp được phép nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên nhập khẩu hàng hóa này vào Việt Nam cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Theo đó máy giặt nhập khẩu phải đạt quy chuẩn QCVN09:2012/KHCN và phải thực hiện dán nhãn năng lượng.

    Dẫn chứng pháp lý

    Quyết định 3810/QĐ-BKHCN quy định các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ. Các mặt hàng này khi nhập khẩu về nước phải được kiểm tra chất lượng. Trong đó có sản phẩm máy giặt.

    • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN: thông tư này quy định quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN. Mặt hàng máy giặt nhập khẩu cũng là một trong những sản phẩm được quản lý theo quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN.
    • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN quy định những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam mà có nguy cơ mất an toàn cần phải được kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
    • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg quy định các mặt hàng là thiết bị điện tử, điện gia dụng cần được dán nhãn năng lượng và thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu. Máy giặt cũng là một trong những mặt hàng cần thực hiện quy định này.
    • Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời hướng dẫn kiểm tra giám sát hải quan, những quy định về thuế xuất nhập khẩu.

    Với những thông tư, văn bản được quy định ở trên có thể thấy máy giặt là mặt hàng được phép nhập khẩu. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu máy giặt phải đáp ứng những điều kiện về kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật được quy định. Đó là QCVN 9:2012/BKHCN. Đồng thời máy giặt cần được đăng ký dán nhãn năng lượng.

    Các thông tư văn bản về thủ tục nhập khẩu máy giặt

    Với những dẫn chứng như trên, bạn đọc có thể thấy thủ tục nhập khẩu máy giặt khá giống với thủ tục nhập khẩu máy điều hòa không khí. Quy trình nhập khẩu phải trải qua những bước kiểm tra khá khắt khe để đảm bảo an toàn cho người dùng. Vì thế để tránh những rủi ro không mong muốn khi nhập khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp nên nghiên cứu cẩn thận tất cả các điều khoản của văn bản có liên quan.

    • Căn cứ, Điều 1 quyết định 3810/QĐ-BKHCN kèm theo đó là mục 6.6 phụ lục đi kèm, doanh nghiệp có thể thấy mặt hàng máy giặt được Bộ Khoa học công nghệ quản lý. Biện pháp quản lý là dựa trên quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN.
    • Điều 1, Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN quy định các thiết bị điện gia dụng trong đó có máy giặt được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN. Theo đó, mặt hàng máy giặt trước khi lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy, dán nhãn hàng hóa và dấu hợp quy CR. Đồng thời sản phẩm phải nằm trong giới hạn nhiễu điện từ thuộc mức cho phép.
    • Căn cứ Điều 5, Thông tư 07/2017/TT-BKHCN doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng máy giặt thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa. Theo đó hàng hóa khi được kiểm tra bởi cơ quan chuyên ngành phải đạt quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN mới được thông quan.
    • Căn cứ khoản 1, Điều 1, quyết định 04/2017/QĐ-TTG, người nhập khẩu bắt buộc thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng này. Như vậy sản phẩm mới được phép lưu thông trên thị trường.
    Người nhập khẩu cần nắm rõ căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy giặt

    Người nhập khẩu cần nắm rõ căn cứ pháp lý khi làm thủ tục nhập khẩu máy giặt

    Thủ tục nhập khẩu máy giặt – các bước thực hiện

    Để hình dung được quy trình nhập khẩu mặt hàng máy giặt, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:

    Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

     Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng máy giặt nhập khẩu tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cơ quan này sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa để nộp cho hải quan

    Bước 2: Mở tờ khai hải quan và tiến hành thông quan

     Ở bước này người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ hải quan như hướng dẫn của Thông tư 39/2018/TT-BTC. Kèm theo giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng ở bước 1.

    Nếu doanh nghiệp đã có giấy kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của máy giặt nộp kèm theo thì hàng hóa được thông quan luôn. Trường hợp chưa có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp xin đưa hàng về kho bảo quản. Vì thế để rút ngắn thời gian thông quan, người nhập nên làm thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng trước đó.

    Bước 3: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng và chứng nhận hợp quy

    Ở bước này, doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm do Bộ Khoa học công nghệ chỉ định để làm thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN (chứng nhận hợp quy).

    Bước 4: Công bố hợp quy cho mặt hàng máy giặt

    Doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy trên hệ thống 1 cửa quốc gia.

    Bước 5: Dán nhãn năng lượng

    Sau khi đã có kết quả xác nhận mặt hàng máy giặt phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN, doanh nghiệp lập hồ sơ xin dán nhãn năng lượng, các tem phụ khác. Hoàn tất bước này, hàng hóa sẽ được lưu thông ra thị trường.

    Quy định về thuế nhập khẩu và HS code

    Bên cạnh thủ tục máy giặt thì vấn đề khiến người nhập khẩu luôn băn khoăn đó là quy định về thuế nhập khẩu và mã HS của mặt hàng này.

    Quy định về thuế nhập khẩu

    Theo quy định thì người nhập khẩu máy giặt phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu cho nhà nước. Vậy đâu là căn cứ để tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng máy giặt?

    Theo Luật thuế thì căn cứ để tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng máy giặt là dựa vào số lượng hàng hóa khi nhập khẩu. Cùng với đó là dựa vào thuế suất vào giá trị tính thuế. Thuế suất nhập khẩu sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị của mặt hàng máy giặt.

    Cách nhanh nhất để xác định thuế nhập khẩu của mặt hàng máy giặt là dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Tuy nhiên, người nhập khẩu cần xác định chính xác mã hàng hóa (mã HS code) cho mặt hàng máy giặt của mình. Bởi lẽ mỗi mặt hàng ứng với mã HS code khác nhau sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau. Theo đó mặt hàng máy giặt nhập khẩu sẽ nằm trong nhóm 8450 (máy giặt gia đình, máy giặt trong hiệu giặt).

    Theo quy định thì thuế nhập khẩu ưu đãi cho mặt hàng máy giặt là 25%, thuế VAT là 10%.

    Ngoài ra, khi nhập khẩu mặt hàng máy giặt, doanh nghiệp có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Nếu CO có form E từ Trung Quốc, form AK (Asean – Korea), form VJ (Vietnam – Japan) thì mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 5%.

    Máy giặt nhập khẩu bắt buộc phải đóng thuế theo quy định

    Máy giặt nhập khẩu bắt buộc phải đóng thuế theo quy định

    Mã HS Code

    Xác định mã HS code của mặt hàng máy giặt cần dựa vào các yếu tố như hoạt động, chức năng, sức chứa của máy….Xác định đúng mã HS code, người nhập khẩu mới biết được mặt hàng nhập khẩu được hưởng những chính sách ưu đãi gì, mức thuế phải đóng là bao nhiêu.

    Theo đó biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020 thì mặt hàng máy giặt nhập khẩu nằm trong chương 84, thuộc nhóm 8450. Bảng dưới đây là mã HS code và thuế nhập khẩu của các loại máy giặt.

    Bảng mã HS code của máy giặt

    Bảng mã HS code của máy giặt

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy giặt

    Là mặt hàng thuộc quản lý của bộ Khoa học và công nghệ nên thủ tục nhập khẩu máy giặt khá nhiều bước với quy trình tương đối phức tạp. Do đó người nhập khẩu cũng cần chuẩn bị nhiều loại hồ sơ, giấy tờ khác nhau.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Hợp đồng mua bán
    • Vận tải đơn
    • Quy cách đóng gói hàng hóa
    • Hóa đơn thương mại
    • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

    Hồ sơ thông quan bao gồm:

    • Các chứng từ như các loại hàng hóa thông thường
    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm

    Hồ sơ xin đem hàng về kho bảo quản bao gồm:

    • Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định, người nhập khẩu bổ sung các giấy tờ như:
    • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
    • Văn bản đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (theo mẫu trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
    • Văn bản cam kết sẽ bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm. Đồng thời cam kết sẽ khắc phục hậu quả trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo quy định.

    Hồ sơ xin dán nhãn năng lượng cho sản phẩm máy giặt gồm:

    • Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng, chứng nhận sản phẩm hợp quy.
    • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho mặt hàng máy giặt.
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
    • Nhãn chính, nhãn phụ của sản phẩm
    • Tem hợp quy
    • Hình ảnh sản phẩm.

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ như trên, doanh nghiệp cần biết mỗi bộ hồ sơ cần nộp ở đâu, liên hệ với cơ quan nào. Theo đó:

    • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng máy giặt, người nhập khẩu cần nộp tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh, thành phố nơi mà mà doanh nghiệp sẽ mở tờ khai hải quan.
    • Hồ sơ mở tờ khai hải quan và mang hàng về kho bảo quản sẽ thực hiện tại Chi cục hải quan quản lý cảng hoặc sân bay nơi hàng về.
    • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho máy giặt sẽ được nộp tại Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững thuộc quản lý của Bộ Công Thương.

    Chuẩn bị hồ sơ

    Ngoài các loại hồ sơ như trên thì người nhập khẩu cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ hải quan, bao gồm các loại giấy tờ sau:

    • Tờ khai hải quan
    • Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng
    • Hợp đồng mua bán
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Vận đơn
    • Chứng nhận xuất xứ sản phẩm
    • Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

    Với bộ hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ như trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thông quan hàng hóa.

    Như vậy, quy trình và thủ tục nhập khẩu máy giặt phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa không cần kiểm tra chất lượng. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian, công sức. Vậy làm sao để thông quan mặt hàng này được nhanh chóng? Hãy liên hệ với Zship Logistics theo số điện thoại 094.66.555.38 để được tư vấn ngay nhé.

    Tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: Zalo Phone
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới