Khi làm thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam, doanh nghiệp cần đối chiếu các quy định có trong thông tư Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT. Vì đây thuộc nhóm mặt hàng nằm trong danh mục kiểm định thực phẩm nên doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến quy trình thủ tục. Hàng trước khi nhập vào thị trường Việt Nam cần phải được kiểm định an toàn chất lượng.
Hoa quả nhập khẩu là gì?
Hoa quả nhập khẩu là những loại hoa quả không có xuất xứ tại Việt Nam. Hoa quả nhập về nước ta hiện nay chủ yếu là những loại trái cây ôn đới, khó trồng tại Việt Nam. Chẳng hạn như kiwi, lê, cherry, táo,.. Các loại hoa quả này chủ yếu trồng ở quốc gia có khí hậu ôn đới.
Bên trái cây ôn đới, một số loại trái cây nhiệt đới cũng có thể thể nhập về nước ta. Đây thường là những loại trái cây chất lượng cao, vượt trội so với loại trong nước (na Thái, cam không hạt,..).
Trái cây nhập khẩu về Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ nhiều quốc gia. Ví dụ như Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, các nước châu Âu. Trong đó, hoa quả nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ, rất đa dạng về chủng loại. Tuy vậy thời gian gần đây hàm lượng hóa chất trong hoa quả xuất xứ Trung Quốc lại khiến không ít khách hàng e dè.
Còn với hoa quả nhập từ Mỹ, Úc, New Zealand,.. Mặc dù có giá thành cao nhưng lại không tồn dư hóa chất độc hại. Đây là những loại trái cây cao cấp rất được yêu thích trên thị trường hiện tại.
Ưu và nhược điểm của hoa quả nhập khẩu
Trước khi giới thiệu chi tiết thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam, ZSHIP.VN xin phân tích một vài ưu và nhược điểm của nhóm mặt hàng này.
Ưu điểm
Bên cạnh hoa quả trong nước, hoa quả nhập khẩu vẫn có được chỗ đứng riêng. Chất lượng luôn đảm bảo, chủng loại đa dạng, giá trị dinh dưỡng cao là ưu điểm vượt trội của hoa quả nhập khẩu.
Chất lượng luôn đảm bảo
Bên cạnh hoa quả giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, phần lớn hoa quả cao cấp nhập về nước ta đều có nguồn gốc từ New Zealand, Mỹ, Úc,.. Nền nông nghiệp của những quốc gia này cực kỳ phát triển, quy trình trồng trọt diễn ra theo hướng chuyên môn hóa. Phương thức canh tác được nông dân áp dụng đề cao tính an toàn, thân thiện với cả môi trường và con người.
Hoa quả trước khi xuất sang Việt Nam hay nhiều quốc gia khác đều phải trải qua quy trình kiểm định khắt khe. Chất lượng an toàn vệ sinh luôn đảm bảo đã tạo lòng tin cho khách hàng với trái cây nhập khẩu.
Không chỉ an toàn với sức khỏe người sử dụng mà các loại hoa quả nhập khẩu còn rất tươi ngon, hình thức bắt mắt. Chỉ cần ăn một vài lần, khách hàng dễ dàng cảm nhận rõ sự khác biệt với những loại trái cây giá rẻ khác.
Chủng loại đa dạng
Hiện nay, có đến hơn 200 loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam. Giờ đây, khi thèm ăn một loại quả nào đó, khách hàng hoàn toàn không cần chờ đến mùa vì hoa quả luôn được nhập về quanh năm.
Nhiều loại hoa quả khó trồng tại Việt Nam nhưng lại phát mạnh tại vùng ôn đới. Mặt hàng hoa quả ôn đới nhập khẩu về nước hoa được nhiều khách hàng lựa chọn. Chính sự phong phú về chủng loại khách sạn có tiêu chọn lựa. Các loại hoa quả từ New Zealand, Úc, Hàn Quốc hay Mỹ chính là món quà biếu vừa sang trọng lịch sự và rất thực tế.
Giá trị dinh dưỡng cao
Bổ sung trái cây khi nhập khẩu hàng ngày sẽ giúp bạn bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng. Bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển tên của cơ thể.
Chẳng hạn như cam hay táo nhập chứa một lượng vitamin A, C và E cực kỳ dồi dào. Bên cạnh đó là nguồn khoáng chất đa dạng hỗ trợ củng cố đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa, tốt cho hệ tim mạch. Đặc biệt, chị em phụ nữ ăn hoa quả nhập khẩu hàng ngày sẽ giúp làn da thêm căng mịn tự nhiên.
Mẫu mã đẹp mắt
Mẫu mã của hoa quả nhập khẩu vô cùng bắt mắt. Đối với mặt hàng hoa quả cao cấp, màu sắc là hoàn tự nhiên không pha trộn hóa chất. Ngoài ra, kích thước của chúng còn rất đồng đều phù làm giỏ quà biếu.
Nhược điểm
Tuy rằng ngày càng được ưa chuộng nhưng không phải khách hàng nào cũng có điều kiện sử dụng hoa quả nhập khẩu thường xuyên. Ngoại trừ giá rẻ nhập từ Trung Quốc thì phần lớn trái cây nhập khẩu đều có giá bán khá cao.
Hầu hết hoa quả nhập từ New Zealand, Úc hay Mỹ đều có giá vài trăm ngàn, thậm chí tiền triệu cũng có. Nói chung, mặt khác này vẫn chỉ phù hợp với khách hàng có thu nhập cao.
Hơn nữa, quy trình thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam phải trải qua nhiều khâu. Chi phí vận chuyển cộng với tiền thuế khiến giá hoa quả ngoại nhập lại càng tăng cao. Thậm chí có những loại trái cây nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế lên tới 40%.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu hoa quả
Thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam cần theo căn cứ pháp lý cụ thể. Doanh nghiệp cần dựa vào các thông tư văn bản nhập khẩu để tiến hành đăng ký làm thủ tục.
Căn cứ pháp lý
Theo quy định khổ trong Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT, hoa quả tươi thuộc nhóm mặt hàng kiểm dịch thực vật. Có nghĩa trước khi nhập khẩu về Việt Nam chúng phải trải qua kiểm định. Quy định này nhằm đề phòng trường hợp mặt hàng hoa quả nhập về nước ta từ quốc gia chưa cấp phép kiểm định.
Sau khi trải qua kiểm định chất lượng của cơ quan hải quan, mặt hàng hoa quả có thể nhập về Việt Nam như bình thường. Tất nhiên trước đó phía doanh nghiệp cần đều thủ tục đăng ký và nộp thuế đầy đủ.
Thông tư văn bản nhập khẩu
Đối với mặt hàng hoa quả được phép nhập khẩu về nước ta từ nước ta xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định mặt hàng đó có lần trong danh sách phải xin kiểm dịch hay không.
Để cập nhật danh sách mặt hàng phải kiểm định thực vật, doanh nghiệp hãy tham khảo trong Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT. Trong thông tư này đã quy định rõ từng mã mặt hàng cần xin phép kiểm định thực vật trước khi chính thức nhập khẩu về Việt Nam.
Hồ sơ giấy phép xin kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp cần nộp cho Cục Bảo vệ thực vật. Địa chỉ của Cục Bảo vệ thực vật hiện tại nằm ở số 149 Hồ Đắc Di, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS Code
Quy định về thuế suất và mã HS Code của từng loại trái cây cần gặp là thông tin quan trọng doanh nghiệp cần cập nhật.
Quy định về thuế nhập hoa quả
Hầu hết hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam đều phải chịu thuế nhập khẩu và thuế VAT. Hoa quả cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tại phía doanh nghiệp nhập mặt hàng này về nước ta phải chịu hai loại thuế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Trong đó thuế VAT được tính cố định, còn thuế nhập khẩu sẽ tùy vào từng chủng loại hoa quả.
- Thuế VAT: 5%
- Thuế nhập khẩu: 7% đến 40% tùy từng loại hoa quả
Nếu như hoa quả tươi nhập khẩu khẩu vị về nước ta từ quốc gia có Hiệp định Thương mại tự do, doanh nghiệp sẽ được ưu đãi hơn về thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung này khi bị tăng ký thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam.
Theo như thông tin ZSHIP.VN cập nhật, Việt Nam hiện đã ký kết FTA với hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Do đó khả năng doanh nghiệp được hưởng mức thuế ưu đãi là khá lớn.
Mã HS Code của các sản phẩm hoa quả (tham khảo)
Hoa quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại. Trong đó mỗi loại lại ứng với mã HS Code riêng. Dưới đây ZSHIP.VN sẽ cập nhật HS Code của các loại hoa quả nhập khẩu phổ biến nhất tại nước ta hiện nay.
Số thứ tự | HS Code | Chủng loại hoa quả |
1 | 08129010 | Dâu tây |
2 | 08121000 | Anh đào (cherry) |
3 | 08112000 | Mâm xôi |
4 | 08104000 | Việt quất |
5 | 08105000 | Quả kiwi |
6 | 08083000 | Quả lê |
7 | 08081000 | Quả táo |
8 | 08051010 | Quả cam |
9 | 08044000 | Quả bơ |
10 | 08042000 | Quả sung (hay quả vả) |
11 | 08045030 | Măng cụt |
12 | 08071100 | Dưa hấu |
13 | 08072000 | Đu đủ ngủ |
14 | 08093000 | Quả đào |
15 | 08109010 | Nhãn Mata Kucing (SEN) |
16 | 08109093 | Hồng xiêm |
17 | 08109094 | Quả lựu |
18 | 08132000 | Mận đỏ |
19 | 08140000 | Các loại quả thuộc nhóm cam quýt |
Bảng HS Code một số loại trái cây nhập khẩu phổ biến Việt Nam
Lưu ý, bảng tổng hợp trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Nếu muốn cập nhật đầy đủ HS Code hoa quả được phép nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp nên tra cứu tại các web của Tổng cục Hải quan. Mỗi HS Code lại tương ứng với một mã hàng hóa, kèm theo đó là mức thuế phí cụ thể.
Các lưu ý khi nhập khẩu
Trong quá trình nhập khẩu hoa quả về Việt Nam, doanh nghiệp cần làm thủ tục đầy đủ, kê khai trực tiếp với cơ quan hải quan. Mặt hàng hoa quả trả trước khi chính thức xâm nhập vào thị trường phải trải qua kiểm dịch thực vật. Phần hồ sơ chi tiết, ZSHIP.VN sẽ hướng dẫn cho mục tiếp theo.
Bên cạnh đó, phía cách nhiệt cần hoàn thành nghĩa vụ thuế tương ứng với mặt hàng nhập khẩu. Mọi lô hàng chuyển về Việt Nam phải trải qua kiểm tra đầy đủ (nhập lô nào kiểm tra lô đó).
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu hoa quả
Thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam yêu cầu một số loại hồ sơ cơ bản. Trong mỗi bộ hồ sơ, phía doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật và Cục Hải quan.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam bao gồm 2 loại hồ sơ có bản. Bao gồm hồ sơ xin phép kiểm dịch thực vật và hồ sơ đăng ký nhập khẩu.
Hồ sơ xin phép kiểm dịch thực phẩm
Đây là loại hồ sơ cần nộp cho Cục Bảo vệ thực vật để xin phép kiểm định thực vật. Một số giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ này bao gồm:
- Đơn đề nghị xin phép kiểm dịch thực vật theo form mẫu
- Một hợp đồng thương mại (một bản sao)
- Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thời gian từ khi đăng ký đến khi phê duyệt có khả năng mất khoảng từ 15 đến 18 ngày. Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp cần chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu. Vậy nên nếu muốn chủ động về mặt thời gian, kịp thời bổ sung, doanh nghiệp cần tiến hành chính xác càng sớm càng tốt. Giấy phép xin kiểm dịch thực vật này có thời hạn sử dụng trong vòng một năm.
Hồ sơ thủ tục hải quan
Bên cạnh hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp còn phải chuẩn bị cả hồ sơ để làm thủ tục hải quan Một số giấy tờ quan trọng nhất cần chuẩn bị bao gồm:
- Invoice
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận đăng ký kiểm dịch
- C/O (nếu có)
- Packing List
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Đối với hồ sơ yêu cầu kiểm dịch, doanh nghiệp cần nộp cho Cục Bảo vệ thực vật. Còn với hồ sơ đăng ký nhập khẩu, doanh nghiệp cần nộp cho Cơ quan Hải quan. Bên cạnh hình thức nộp trực tiếp, đại diện doanh nghiệp có thể đăng ký nộp trực tuyến tại trang chủ của Tổng cục Hải Quan https://tongcuc.customs.gov.vn/.
Chuẩn bị hồ sơ (bổ sung nếu có)
Nếu hồ sơ đăng ký nhập khẩu chưa đầy giấy tờ, phía cơ quan hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung. Chẳng hạn như các loại giấy tờ sau:
- Hóa đơn kê khai giá trị
- Hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu theo hình thức ủy thác)
Các quy định / hồ sơ riêng nếu có
Quy trình đăng ký thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam thường diễn ra trong 5 bước cơ bản.
- Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra danh mục nhập khẩu
- Bước 2: Đăng ký yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Bước 3: Đăng ký làm kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu
- Bước 4: Bắt đầu mẫu kiểm dịch, sau khoảng 1 ngày cơ quan kiểm dịch sẽ trả kết quả
- Bước 5: Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục thông quan
ZSHIP.VN vừa cập nhật quy trình thủ tục nhập khẩu hoa quả về Việt Nam. Bên cạnh hồ sơ đăng ký nhập khẩu, doanh nghiệp còn phải làm đơn yêu cầu kiểm dịch thực vật. Rất hy vọng chia sẻ trên đây đã cung cấp đến quý khách hàng cập nhật bổ ích!
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới