Những thông tin về các thủ tục xuất khẩu cà phê mà bạn nên biết
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta. Đồng thời, cà phê Việt Nam đang dần chiếm được ưu thế trên thị trường thế giới. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Các thủ tục xuất khẩu cà phê tại Việt Nam khá đơn giản và được tạo điều kiện khá tốt. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ thông tin hơn về chủ đề này hãy theo dõi bài viết sau đây.
Cà phê là gì?
Để dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thủ tục xuất khẩu cà phê, đầu tiên chúng ta phải biết chính xác được “cà phê là gì?”. Cà phê có nguồn gốc từ chữ Café trong tiếng Pháp. Đây một loại thức uống có màu đen, được ủ từ những hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Loại thức uống này có chứa caffein và được sử dụng rộng rãi ở mọi quốc gia.
Giới thiệu chung về cà phê
Cà phê nguyên chất sẽ có vị đắng không gắt, rất tự nhiên, vị nhẹ, nhấm nháp lâu sẽ thấy hơi ngọt. Nhưng vị đắng không đọng lại lâu trong miệng, chỉ cần uống nước vào sẽ mất vị. Nhờ đó, cà phê trở thành thức uống được nhiều người yêu thích và dễ gây “nghiện”. Một ly cà phê vào mỗi buổi sáng có thể giúp chúng ta tràn đầy năng lượng, sảng khoái, vui vẻ hơn cho một ngày làm việc tích cực.
Tuy nhiên, có một số tác hại dễ thấy nếu người dùng quá lạm dụng cà phê. Ví dụ như: tim đập nhanh, buồn nôn, bồn chồn, run rẩy, khó ngủ,… Đối với những ai bị nhạy cảm với cafein nên tránh sử dụng cà phê hòa tan. Một tác dụng phụ khác của cà phê mang tới là thức uống này có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, chúng ta không nên quá lạm dụng cà phê bởi chúng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Ưu và nhược điểm của cà phê
Khi tìm hiểu về các thủ tục xuất khẩu cà phê, chúng ta cần nắm được ưu và nhược điểm của chúng. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại cà phê được sử dụng phổ biến. Mỗi loại đều mang một vẻ đặc trưng về hương thơm và mùi vị. Tại Việt Nam, có 2 loại cà phê được trồng chủ yếu là Robusta và Arabica.
Cà phê Robusta có hạt khá nhỏ, chúng được sấy trực tiếp không cần phải lên men. Loại cà phê này rất phù hợp với những ai yêu thích hương thơm nồng nàn và vị đắng đậm đà. Còn cà phê Arabica sau khi được thu hoạch phải được lên men, làm sạch rồi sau đó mới sấy. Chúng có vị chua nhẹ khi uống và vị đắng cũng dịu hơn so với Robusta.
Cà phê mang lại nhiều tác dụng đến cho con người. Bên cạnh đó, nếu sử dụng không đúng cách và lạm dụng cà phê, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mỗi người.
Ưu điểm
- Uống cà phê giúp tăng cường hiệu suất trong cơ thể
- Cung cấp năng lượng và cải thiện khả năng tư duy
- Cà phê có thể hỗ trợ đốt cháy chất béo giúp giảm cân
- Sử dụng cà phê hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
- Giúp cải thiện sự tỉnh táo và tập trung tinh thần
- Caffeine có trong cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
- Hạn chế khả năng gây bệnh Parkinson
- Cà phê chứa một số dinh dưỡng thiết yếu như: 11% vitamin B2, 6% vitamin B5, 3% Mangan và Kali, 2% Magie và vitamin B3.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II
- Phòng ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ
- Bảo vệ gan
- Chống trầm cảm và cải thiện tâm trạng
- Làm chậm quá trình lão hóa, nâng cao tuổi thọ
Nhược điểm
- Uống cà phê kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Có thể gây ra các chứng đau đầu, cảm giác tồi tệ và một số bệnh khác.
- Lạm dụng cà phê có tác động xấu tới sức khỏe
- Gây ra chứng mất ngủ, lo lắng, bồn chồn
- Nếu uống nhiều cà phê trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu dai dẳng
- Dễ bị đau dạ dày nếu uống cà phê khi chưa ăn sáng
- Làm chậm quá trình trao đổi chất và nguy cơ tăng lượng đường trong máu
- Có nguy cơ loãng xương
Mặc dù cà phê mang tới nhiều lợi ích cho con người, nhưng nó cũng sẽ mang tới những tác hại không lường trước được nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy hãy sử dụng cà phê một cách điều độ và hiệu quả nhé!
Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu cà phê
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên. Do đó, việc xuất khẩu cà phê cũng được đẩy mạnh hơn. Đồng thời, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tư văn bản theo quy định pháp luật. Việc này sẽ giúp cho quá trình xuất khẩu sản phẩm này diễn ra một cách thuận tiện hơn.
Dẫn chứng pháp lý
- Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương công bố cà phê không thuộc danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Đồng thời sản phẩm này cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Do đó, cà phê được xuất khẩu một cách thuận tiện không vướng phải khó khăn nào.
- Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất nông sản.
- Về bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê đã được quy định cụ thể tại điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC
- Về các giấy tờ, chứng từ, hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê sẽ được quy định theo khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Trên đây là một số thông tư văn bản làm cơ sở cho việc được phép xuất khẩu cà phê đi tiêu thụ tại các quốc gia khác.
Các thông tư văn bản về xuất khẩu cà phê
- Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương công bố danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Và danh mục các sản phẩm, hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng không nằm trong các danh sách đó. Vì vậy, cà phê được phép xuất khẩu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
- Tại Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT đã ban hành các quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất cà phê.
- Tại điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC đã quy định bộ hồ sơ đầy đủ cho thủ tục xuất khẩu cà phê ra quốc tế.
- Tại khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC đã quy định các giấy tờ, chứng từ liên quan tới hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê ra nước ngoài tiêu thụ.
Hồ sơ, chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng cà phê theo quy định pháp luật, bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Hợp đồng thương mại
- Giấy kiểm dịch thực phẩm
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt nam
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho mặt hàng cà phê
- Chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng
- Vận đơn đường biển
- Bảo hiểm (nếu có)
- Hun trùng riêng cho mặt hàng cà phê
Quy định về thuế xuất nhập khẩu và HS code
Quy định về thuế là một vấn đề quan trọng trong thủ tục xuất khẩu cà phê. Bởi mức thuế xuất khẩu sẽ được nhà nước quy định riêng cho từng nhóm mặt hàng khác nhau. Điều đó được xác định chính xác dựa trên mã HS code của mỗi sản phẩm. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này ngày sau đây nhé.
Quy định về thuế xuất khẩu cà phê
Thực tế cho thấy cà phê không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Vì thế doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm này theo quy định hải quan thông thường. Ngoài ra, đây cũng là một trong những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu ở Việt Nam nên bạn không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào khi xuất khẩu cà phê ra thị trường ngoài nước.
Mã HS Code
Nông sản cà phê nằm trong nhóm hàng hoá thuộc chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị. Có thể nhận thấy các mặt hàng thuộc nhóm này hơi khá đa dạng và không dễ để nhận diện từng loại. Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất cấu tạo, cách chế biến cũng như thực tế mẫu hàng để áp dụng mã HS code phù hợp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê.
Dựa vào biểu thuế xuất khẩu, bạn có thể tham khảo mã HS code của cà phê theo 2 loại như sau:
- Cà phê hoà tan có mã HS 210111110
- Cà phê hạt có mã HS 0901
Theo đó, thuế xuất khẩu cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu cà phê luôn chiếm tỉ trọng lớn trong biểu đồ phát triển ngoại thương của nước ta.
Các lưu ý khi xuất khẩu cà phê
Một lưu ý hết sức quan trọng trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê chính là xác định với đối tác nhập khẩu có cần yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không. Điều này giúp công ty xuất khẩu tránh được rủi ro hàng bị trả về vì không đủ điều kiện nhập khẩu ở nước ngoài.
Tổng cục Hải Quan có trách nhiệm cập nhật danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch cho hàng hoá. Từ đó họ ứng dụng vào phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào quốc gia có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải Quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch đúng quy định của pháp luật.
Như đã biết, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Đồng thời nước ta cũng đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật với một số nước khác như: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chile, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan. Chính vì vậy, các lô hàng cà phê xuất khẩu đến những quốc gia này phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia kèm theo mỗi lô hàng.
Hướng dẫn thủ tục hải quan (nhập/xuất) cà phê
Như bao mặt hàng khác, thủ tục xuất khẩu cà phê thực hiện theo đúng quy định của luật pháp hiện hành. Việc chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ sẽ giúp quá trình xuất cảng lô hàng diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Cà phê thuộc loại mặt hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành. Vì thế hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm này phải tuân theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Cụ thể các loại hồ sơ bạn cần chuẩn bị khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê như:
- Tờ khai hải quan điện tử
- Hoá đơn thương mại
- Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản)
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật
- Phiếu đóng gói
- Giấy tờ đầu vào hàng hoá (hoá đơn, bảng kê thu mua)
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Căn cứ vào thông tin trên bộ hồ sơ thủ tục xuất khẩu cà phê, doanh nghiệp sẽ khai báo hải quan trên hệ thống theo quy định. Việc kê khai và truyền dữ liệu này được thực hiện qua mạng internet bằng phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS.
Sau đó, người xuất khẩu nên nhớ in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để nộp tới Chi cục Hải Quan. Tiếp theo doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và tiến hành quy trình xuất khẩu hàng theo hướng dẫn của cơ quan Hải Quan.
Chuẩn bị hồ sơ (các chứng từ cụ thể – thừa hơn thiếu)
Thực tế cho thấy, việc chuẩn bị tốt hồ sơ xuất khẩu để hàng hoá được thông quan qua cửa khẩu ra biển là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị thêm đầy đủ các chứng từ khác theo yêu cầu của nơi nhập khẩu. sau đây:
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận tải đơn hãng tàu (Bill of Lading )
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin – nếu có)
- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá riêng cho mặt hàng cà phê (C/O form ICO)
- Chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng của lô hàng xuất khẩu
- Hun trùng riêng cho mặt hàng cà phê (Fumigation)
- Bảo hiểm (nếu có)
Các chứng từ này chính là điều kiện để lô hàng hoá được nhập cảng tại cửa khẩu nước khác. Do đó, bạn hãy hoàn thiện chúng một cách đầy đủ nhất trước khi xuất cảng nhé.
Các quy định / hồ sơ riêng nếu có
Ai cũng biết xuất khẩu cà phê đang là thế mạnh trong giao dịch ngoại thương của Việt Nam. Chính vì thế trong thủ tục xuất khẩu cà phê có quy định riêng về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Giấy chứng nhận này sử dụng riêng cho mặt hàng cà phê có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Loại giấy tờ này được gọi tắt với cái tên: C/O ICO hay C/O form ICO
Chứng nhận C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO). Tuỳ theo từng phân loại hàng cà phê như: cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hoà tan, …sẽ có bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho mỗi loại.
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu nhiều loại cà phê thì bạn nên xin cơ quan chức năng cấp nhiều bản chứng nhận C/O ICO cho từng loại cà phê.Việc làm này nhằm chứng minh cho cơ quan hai nước về xuất xứ rõ ràng, hợp pháp của lô hàng hoá trong quá trình xuất nhập khẩu.
Qua đây, bạn đã nắm được một số thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị các hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với Zship Logistics nơi dự kiến làm thủ tục xuất khẩu. Bạn sẽ nhận được những hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới