Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn
Hiện nay máy tính bảng, máy tính để bàn đang là mặt hàng được nhập khẩu nhiều tại Việt Nam. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,…chính là những nhà xuất khẩu được ưa chuộng trong các mặt hàng này. Tuy nhiên để tránh những sai phạm xảy ra việc thấu hiểu thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn là điều cần thiết.
Máy tính bảng, máy tính để bàn là gì
Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn cụ thể như thế nào? Trước khi đi sâu vào vấn đề này bạn hãy cùng khái quát khái niệm máy tính bảng, máy tính để bàn.
Khái niệm mô tả chung về máy tính bảng, máy tính để bàn
Máy tính bảng, máy tính để bàn là thiết bị điện tử thông minh được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong đó:
Máy tính bảng là phiên bản nâng cấp tương tự như một chiếc điện thoại di động. Sản phẩm có tên tiếng Anh là Tablet Computer với các tính năng độc đáo kết hợp giữa điện thoại và laptop. Tablet sở hữu kích thước lớn hơn 7 inch có thể cảm ứng và điều khiển bằng tay hoặc bằng bút.
Còn riêng máy tính để bàn hay còn được biết đến là Desktop. Sản phẩm được lắp đặt tại một vị trí đã được cố định sẵn. Bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như cây máy tính, màn hình, bàn phím, chuột,…Chính vì thế cơ bản máy tính để bàn thường có kích thước khá lớn.
Ưu và nhược điểm của máy tính bảng, máy tính để bàn
Máy tính bảng, máy tính để bàn hiện nay là thiết bị công nghệ vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mọi người. Bởi lẽ sản phẩm sở hữu trong mình những giá trị sử dụng ấn tượng mà người dùng hiện đại đang thực sự rất cần. Vậy thực tế máy tính bảng, máy tính để bàn liệu có những ưu và nhược điểm gì? Chi tiết bạn hãy cùng khám phá sau đây.
Các ưu điểm của máy tính bảng, máy tính để bàn
Không thể phủ nhận được những ưu điểm của thiết bị thông minh máy tính bảng, máy tính để bàn một khi sử dụng. Đây cũng chính là mấu chốt giúp sản phẩm nhanh chóng tạo nên độ phủ sóng mạnh mẽ giữa thị trường. Trong đó các ưu điểm nổi bật như sau:
- Đối với máy tính để bàn:
o Thiết kế màn hình rộng
o Phím chuột rời thao tác nhanh
o Độ ổn định cao
o Hiệu suất làm việc tốt
o Cầu hình mạnh
o Chất lượng sử dụng cao
o Tuổi thọ sử dụng cao
o Ít bị hỏng trọn bộ, ít thiệt hại về những sự cố
o Dễ dàng nâng cấp để có cấu hình mạnh hơn
- Đối với máy tính bảng:
o Nghe gọi thoải mái, mọi lúc mọi nơi
o Thiết kế thời thượng, độc đáo và cực “ngầu”
o Sản phẩm mang tính giải trí cao cho phép người dùng lướt web, xem phim, nghe nhạc, chơi game,..
o Có thể nhắn tin, chát chít thoải mái
o Màn hình rộng giúp giao diện bàn phím dễ thao tác
o Tuổi thọ pin lâu bền
o Sản phẩm mỏng và nhẹ giúp tiện lợi khi di chuyen
o ….
Các nhược điểm của máy tính bảng, máy tính để bàn
Bên cạnh những ưu điểm ấn tượng thì sản phẩm máy tính bảng, máy tính để bàn cũng ẩn chứa các nhược điểm. Điều này không thể nào phủ nhận được. Bởi vì cái gì cũng sẽ có 2 mặt tác động. Và chi tiết các nhược điểm ấy không đâu khác chính là:
- Đối với máy tính để bàn:
o Máy tính cố định nên không thể di chuyển đến vị trí cần sử dụng
o Nhiều bộ phận kết hợp nên khá rối rắm
o Chiếm diện tích
o Trọng lượng nặng
o Thẩm mỹ không cao
- Đối với máy tính bảng:
o Kích thước lớn nên khó khăn nếu mang theo trong túi áo, túi quần
o Mức tiêu thụ điện năng nhiều hơn hẳn nên phải đầu tư thêm sạc dự phòng
o Bất tiện khi cầm trên tay để nghe, gọi. Người dùng phải cố gắng dang rộng tay ra hết cỡ mới có thể nắm chắc.
o Giá thành cao
Căn cứ pháp lý và chính sách (nhập/xuất) máy tính bảng, máy tính để bàn
Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn được tiến hành phải đáp ứng chuẩn yêu cầu pháp lý. Do đó bạn tuyệt đối không được bỏ qua thông tin căn cứ pháp lý. Chi tiết các quy định cần đảm bảo như sau:
Dẫn chứng pháp lý
Nhìn chung các căn cứ pháp lý quy định về vấn đề nhập khẩu hàng hóa khá nhiều. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có những căn cứ pháp lý là:
- Luật quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Số 05/2007/QH12
- Nghị định 123/2008/NĐ-CP. Sửa đổi bởi Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một ố điều luật thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT. Thông tư quy định dạng danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của bộ thông tin và truyền thông.
- Công văn 2765/BTTTT-CTV. Công văn của Bộ thông tin và truyền thông về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công văn áp dụng ngày 21/08/2018.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC. Sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC. Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 30/2011/TT-BTTTT. Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin về truyền thông.
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTG. Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
- Phụ lục 4. Ban hành kèm theo Quyết định 1325A/QĐ-BTC. Áp dụng ngày 20/05/2019.
- Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017. Quyết định về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học và công nghệ. Áp dụng cho hàng hóa máy tính để bàn.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn
Theo như quy định nêu rõ trong Thông tư 04/2018 thì mặt hàng máy tính bảng, máy tính để bàn thuộc vào danh mục hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy khi tiến hành nhập khẩu.
Cụ thể theo như quy định thì thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn phải làm thủ tục công bố quy hợp theo tiêu chuẩn TCVN 7189:2009. Chi tiết trích xuất nhỏ trong Phụ Lục II danh mục hàng hóa ngành CNTT và TT bắt buộc cần công bố hợp quy như sau. Bạn hãy tham khảo ngay cho mình.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nhập khẩu về để sử dụng thì không cần công bố hợp quy. Áp dụng theo quy định ở Khoản 2 Điều 8 thuộc Thông tư 30/2011/TT-BTTTT.
Ngoài ra theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTG từ ngày 01/01/2020 máy tính xách tay cần dán thêm nhãn năng lượng. Đây là điều kiện bắt buộc. Vậy nên khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này về nước doanh nghiệp cần cần bổ sung thêm nhãn năng lượng. Đồng thời tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng đúng theo quy định TCVN ban hành.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code máy tính bảng, máy tính để bàn
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào cũng cần phải xác định rõ mã số HS và thuế cần đóng nộp của mặt hàng đó. Và đối với Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn cũng thế. Và đối với mặt hàng công nghệ thông tin này thì chi tiết quy định về thuế và HS Code được cập nhật như sau:
Quy định về thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là điều bắt buộc khi thực hiện thủ tục nhập khẩu. Trong đó theo quy định về vấn đề thuế má khi nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn như sau:
Đối tượng nộp thuế
Về cơ bản đối tượng chịu trách nhiệm nộp thuế đã được quy định gồm có 6 đối tượng cụ thể. Chi tiết tại Luật thuế xuất, nhập khẩu 2016. Căn cứ tại Điều 3 của bộ luật gồm các đối tượng gồm:
- Chủ hàng hóa nhập khẩu
- Tổ chức nhận ủy thác
- Người nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa
- Người được ủy quyền, bảo lãnh nộp thuế thay cho người có trách nhiệm phải nô[j
- Người thu mua hàng hóa được miễn thuế cư dân biên giới nhưng không dùng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán.
- Trường hợp khác
Chi phí thuế cần đóng nộp
Ngoài đối tượng chịu thuế thì còn có quy định về thuế cần đóng khi nhập khẩu hàng hóa. Nhìn chung để xác định được một con số cụ thể cho chi phí thuế cần nộp nếu nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn là không thể. Bởi vì tùy vào từng trường hợp khác nhau mà chi phí cần nộp sẽ có sự thay đổi.
Tuy nhiên Luật thuế xuất nhập khẩu đã nêu rõ cách tính toán số thuế cần đóng khi nhập khẩu hàng hóa. Trong đó số tiền thuế sẽ được xác định và căn cứ thông qua giá tính thuế và thuế suất. Mức tính dựa vào tỷ lệ phần trăm từng mặt hàng của thời điểm tính thuế. Trong đó thuế suất hàng hóa nhập khẩu gồm:
- Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Thuế suất thông thường
Đặc biệt căn cứ tính thuế sẽ được áp dụng theo phương pháp tính thuế tuyệt đối. Hàng hóa nhập khẩu sẽ được căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế và mức thuế tuyệt đối quy định dựa trên 1 đơn vị hàng hóa tính vào thời điểm hiện tại.
Mã HS Code
Về mã HS Code của mỗi mặt hàng công nghệ thông tin đều sở hữu mã khác nhau. Vậy nên đối với máy tính bảng và máy tính để bàn cũng vậy. Trong đó mã HS Code máy tính bảng là 84713020. Sản phẩm khi nhập khẩu sẽ chịu thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%, chịu thuế VAT đạt 10%.
Đối với máy tính để bàn mã HS Code của sản phẩm thay đổi. Theo đó mã HS Code là 857141. Riêng thuế nhập khẩu mặt hàng này tương ứng với máy tính bảng. Tức là thuế nhập ưu đãi đạt 0% còn thuế VAT đạt 10%.
Lưu ý: Việc xác định mã HS của mặt hàng cần dựa vào các căn cứ cụ thể khi nhập khẩu. Ví dụ như tính chất, thành phần, cấu tạo,…Theo quy định hiện hành căn cứ áp dụng mã HS cần dựa vào hàng hóa lúc nhập khẩu ở thời điểm nhập khẩu, cơ sở Catalogue,…Do đó mã HS Code đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn
Một khi nắm rõ các vấn đề thiết yêu trên bây giờ bạn có thể khám phá ngay Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn. Nhìn chung thủ tục thực hiện hầu như không quá khó khăn và phức tạp. Chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ lưỡng một chút là có thể áp dụng thành công. Và để bạn không phải mất thời gian ngay sau đây là hướng dẫn cụ thể.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn, máy tính bảng thì việc chuẩn bị hồ sơ là điều cần thiết. Đây được xem là yếu tố then chốt cho cả một quá trình thực hiện. Nếu hồ sơ chuẩn bị không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến việc nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó việc chuẩn bị hồ sơ cần đáp ứng tiêu chuẩn đề ra.
Cụ thể hồ sơ hải quan nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Chi tiết tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư. Trong đó doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ thiết yếu như sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại
- Bill of Lading
- C/O nếu có
- Một số chứng từ khác. Nếu có.
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Một khi chuẩn bị hồ sơ xong xuôi bạn nộp lên cho cơ quan ban ngành đăng ký hồ sơ nhập khẩu. Vậy bạn có thể đơn vị trực tiếp xét duyệt và thẩm định hồ sơ là ai hay không? Thông thường Cục Viễn Thông sẽ là đơn vị xác định giá trị, chất lượng của sản phẩm. Sau 1 ngày đăng ký Cục Viễn Thông sẽ gửi mẫu xác thực giá trị sản phẩm. Sau đó doanh nghiệp đem mẫu xác thực này tới nộp cho cơ quan Hải Quân để thông qua.
Chuẩn bị hồ sơ
Ngoài những hồ sơ cơ bản trên khi làm Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn còn cần thêm một số giấy tờ hồ sơ khác. Đây là phân khúc bổ mà doanh nghiệp nên chuẩn bị để nâng cao khả năng xét duyệt từ cơ quan ban ngành. Chi tiết dưới đây là hồ sơ tham khảo cho hàng hóa thuộc nhóm 2 bộ TTTT. Trong đó các hồ sơ cần thiết là:
- Hồ sơ kiểm tra chất lượng máy tính
o Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng. Chuẩn bị 2 bản
o Hợp đồng bản sao. Chuẩn bị 1 bản
o Invoice bản sao. Chuẩn bị 1 bản
o Packing List bản sao. Chuẩn bị 1 bản
o Vận đơn bản sao. Chuẩn bị bản sao.
- Hồ sơ bổ sung:
o Giấy chứng nhận chất lượng
o Giấy chứng nhận CFS
o Ảnh hoặc bản mô tả
o Mẫu nhãn nhập khẩu. Hoặc mẫu nhãn phụ (Áp dụng khi nhãn chính chưa đáp ứng đủ nội dung theo quy định)
- Hồ sơ tự đánh giá:
o Kết quả tự đánh giá phù hợp
o Tài liệu kỹ thuật sản phẩm
o Kết quả đo kiểm
o Nhãn hàng hóa. Chưa bắt buộc cần có.
Các quy định / hồ sơ riêng nếu có
Trong một số trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu máy tính bàn, máy tính bảng còn cần bổ sung thêm một số giấy tờ khác. Vậy giấy tờ ấy cụ thể như thế nào? Trên thực tế những giấy tờ này không thể xác định chính xác. Tùy vào từng trường hợp mà các giấy tờ hồ sơ sẽ có sự thay đổi. Chi tiết các giấy tờ cần bổ sung, cần có sẽ được Cơ quan ban ngành yêu cầu cụ thể. Do đó bạn không cần phải lo lắng gì quá nhiều.
Vừa rồi là những giải đáp xoay quanh thủ tục nhập khẩu máy tính bảng, máy tính để bàn theo quy định hiện hành. Hy vọng dựa vào đó bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích và kinh nghiệm thiết yếu nhất. Ngoài ra nếu bạn vẫn còn thắc mắc điều gì và cần được giải đáp chi tiết hãy liên hệ ngay với https://zship.vn/. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi vấn đề trong thời gian sớm nhất, đúng chuẩn nhất.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới