Thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài như thế nào?
Cát Silic là nguồn tài nguyên khoáng sản quý của đất nước. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với loại tài nguyên này, Bộ Xây dựng đã có những quy định về việc xuất khẩu cát silic. Vậy thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài như thế nào? Doanh nghiệp xuất khẩu cát Silic cần chuẩn bị hồ sơ gì? Bài viết dưới đây, Zship Logistics sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầy đủ và nhanh nhất.
Cát Silic là gì?
Cát silic là một loại khoáng sản rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng tập trung nhiều ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương và các bãi biển thuộc miền Trung. Đây là một chất phi kim loại được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Công thức hóa học của chất này là SiO2. Trong tự nhiên chúng ta thường thấy chúng tồn tại ở dạng bột thạch anh hoặc cát thạch anh. Cát silic cũng là thành phần chính để làm nên thủy tinh, kính và bê tông.
Ưu nhược điểm của cát silic
Cát silic là loại khoáng sản được khai thác nhiều và được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Đó là vì khoáng sản này có rất nhiều ưu điểm. Chúng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và trong sản xuất.
Ưu điểm của cát silic
Nhắc đến ưu điểm của cát silic là chúng ta nhắc đến ứng dụng của chúng. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của cát silic.
Sử dụng trong hệ thống lọc nước
Ưu điểm của cát silic là có hàm lượng oxit cao. Chính vì thế chúng được sử dụng rất nhiều trong hệ thống lọc nước gia đình, lọc nước công nghiệp, lọc nước giếng khoan, xử lý nước thải,….Cát silic giúp lọc các thành phần lơ lửng, không kết tủa trong nước với kích thước vô cùng nhỏ. Cát silic khi kết hợp với than hoạt tính, sỏi lọc, cát mangan,…. sẽ giúp khử mùi, nâng cao hiệu quả lọc và đảm bảo chất lượng cho nguồn nước.
Sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp
Cát silic được sử dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp. Chúng ta có thể thấy chất này được dùng nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Cát silic được dùng phổ biến trong ngành xây dựng như lát tường, trang trí bồn hoa,…
- Cát silic còn được sử dụng để làm sơn sàn, sơn epoxy, cát chống thấm và chống cháy.
- Sử dụng cho khuôn đúc
- Là vật liệu sản xuất thủy tinh, kính, cát porter, luyện kim
Nhược điểm của cát Silic
Cát silic có nhiều ứng dụng trong cuộc sống tuy nhiên khoáng sản này cũng có một số nhược điểm nhất định.
- Cát silic có độ giãn nở cao. Do đó chúng có thể gây sai lệch kích thước phôi đúc.
- Khả năng chịu nhiệt của cát silic thấp, chỉ khoảng 1654C / 3010F.
- Cát silic thải bụi ra môi trường sẽ gây nên các bệnh về đường hô hấp trong quá trình tiếp xúc, nhất là bệnh phổi silic.
- Cát silic có nhiều góc cạnh. Vì thế chúng gây nên hiện tượng bào mòn làm hư hỏng thiết bị, đồng thời làm cho kích thước khuôn đúc bị sai lệch.
Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu cát silic ra nước ngoài
Hầu hết các loại khoáng sản đều có sự quản lý của nhà nước để tránh khai thác bừa bãi, làm thất thoát tài nguyên của đất nước. Cát silic cũng là loại khoáng sản đang được cơ quan nhà nước mà cụ thể là Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường quản lý chặt chẽ. Chính vì thế không phải mọi loại cát đều được xuất khẩu. Và cũng không phải đơn vị nào cũng được phép xuất khẩu cát silic. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với loại khoáng sản này, cát silic khi xuất khẩu cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài cần phải dựa trên những văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.
Dẫn chứng pháp lý
Xung quanh việc xuất khẩu cát silic ra nước ngoài, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để tăng cường quản lý giám sát loại khoáng sản này.
- Thông tư 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 về xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Thông tư 05/2019/TT-BXD ban hành ngày 10/10/2019 bổ sung và sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BXD
- Công văn số 1598/BXD-VLXD được ban hành bởi Bộ Xây dựng ngày 3/7/2018 hướng dẫn chi tiết thông tư 05/2018/TT-BXD về việc xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng làm khuôn đúc.
- Công văn số: 2367/TCHQ-GSQL ngày 14/4/2020 của Tổng cục Hải quan về điều kiện xuất khẩu cát trắng Silic, cát vàng làm khuôn đúc.
Đây là những dẫn chứng pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp được phép xuất khẩu cát silic có cơ sở làm thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài.
Các thông tư văn bản về xuất khẩu cát silic
Theo Bộ Xây Dựng, cát trắng silic và cát vàng đã qua chế biến làm thủy tinh, kính xây dựng, khuôn đúc,… Đây là những mặt hàng có giá trị cao hơn cát chưa chế biến và có giá bán cao ở thị trường quốc tế. Chính vì thế các thông tư văn bản về xuất khẩu cát silic hiện nay có hướng dừng xuất khẩu sản phẩm cát dạng thô chưa qua chế biến. Chỉ cho xuất khẩu cát đã qua chế biến sâu làm vật vật liệu xây dựng, làm khuôn đúc với giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, cát xuất khẩu cần phải đảm bảo các điều kiện về giấy phép khai thác còn hạn sử dụng và về nguồn gốc xuất xứ khoáng sản.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài, bạn cần nắm được các văn bản dưới đây:
- Khoản 1, điều 3, Thông tư 05/2018/TT-BXD nêu danh mục các khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu. Kèm theo đó là quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật của mặt hàng được phép xuất khẩu. Danh mục các sản phẩm được kèm trong phụ lục I của thông 05/2018/TT-BXD. Sau đó được bổ sung và sửa đổi trong phụ lục I của Thông tư 05/2019/TT-BXD ban hành ngày 10/10/2019 .
- Khoản 2, điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BXD quy định cát làm vật liệu xây dựng xuất khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp.
- Mục 1, Công văn số 1598/BXD-VLXD ngày 3/7/2018 nêu rõ không xuất khẩu khoáng sản thô trong đó có cát. Chỉ xuất khẩu cát đã chế biến sâu, mang lại giá trị lớn.
- Mục 1, Công văn số: 2367/TCHQ-GSQL ngày 14/4/2020 của Tổng cục Hải quan đã có những hướng dẫn cụ thể về thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài. Theo đó, cát silic, cát vàng làm khuôn đúc chỉ được xuất khẩu khi đảm bảo các điều kiện: Thứ nhất là có hợp HĐ xuất khẩu đã ký với đối tác trước ngày 15/9/2017 theo hướng dẫn trong công văn số 1598/BXD-VLXD ngày 3/7/2018 được Bộ Xây dựng xác nhận. Thứ hai là mặt hàng cát phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn theo Thông tư số 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019.
Nói tóm lại, thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài cần đáp ứng một số yêu cầu. Đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật theo thông tư 05/2019/TT-BXD, có hợp đồng đã ký kết được Bộ Xây dựng xác nhận trong công văn 1598 và có hồ sơ xuất khẩu khoáng sản hợp lệ.
Quy định về thuế xuất khẩu và mã HS code
Nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm khoáng sản cát silic, Bộ Xây dựng đã có những chính sách để tăng cường sự quản lý đối với loại khoáng sản này. Ngoài việc hạn chế xuất khẩu bằng nhiều quy định khắt khe như đã nói ở trên thì quy định về thuế cũng góp phần hạn chế việc xuất khẩu.
Quy định về thuế xuất khẩu
Để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, Bộ Tài chính đã đưa ra những quy định về thuế xuất khẩu khá cao đối với các mặt hàng này. Theo đó thuế xuất khẩu cho các mặt hàng cát vàng làm khuôn đúc, cát trắng silic, thạch anh mịn (các sản phẩm đã qua chế biến) là 30%. Mức thuế này giúp hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên khoáng sản có giá trị ra nước ngoài. Điều đó giúp cơ quan nhà nước quản lý khoáng sản một cách hiệu quả hơn. Đồng thời mang lại ngân sách lớn cho quốc gia.
Mã HS code
Theo Thông tư số 05/2019/TT-BXD ban hành ngày 10/10/2019 thì cát vàng khuôn đúc và cát trắng silic được chia làm 4 loại với mã HS code khác nhau. Do đó các doanh nghiệp được phép xuất khẩu cát cần lưu ý nắm được mã HS code này khi làm thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài. Dưới đây là bảng mã HS code cho từng mặt hàng cụ thể:
Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu cát silic
Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu cát silic ra nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật khoáng sản thì cần phải có hồ sơ xuất khẩu khoáng sản hợp lệ theo quy định. Đồng thời phải có hồ sơ hải quan. Như vậy mới có thể thông quan.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Nếu doanh nghiệp của bạn được Bộ Xây dựng cho phép xuất khẩu cát silic ra nước ngoài thì cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ, chứng từ sau:
Hồ sơ cấp phép xuất khẩu khoáng sản
Căn cứ điều 4, Thông tư 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 thì thủ tục xuất khẩu cát Silic ra nước ngoài cần có hồ sơ khoáng sản theo quy định.
Phụ lục 1 Thông tư số 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019 và công văn Số: 2367/TCHQ-GSQL ngày 14/4/2020 cũng quy đã nêu rõ mặt hàng cát silic, cát vàng phải đáp ứng quy cách và các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Chính vì thế cát silic nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu theo điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Do đó, trước tiên doanh nghiệp cần làm hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu khoáng sản theo hướng dẫn trong điều 9, Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP về Luật quản lý ngoại thương.
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu bao gồm:
- 1 bản chính đơn đề nghị cấp phép của doanh nghiệp xuất khẩu.
- 1 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
- Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật
Hồ sơ hải quan
Với hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục theo hướng dẫn của khoản 1, điều 5, thông tư số: 39/2018/TT-BTC. Theo đó, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại hoặc giấy tờ khác có ý nghĩa tương đương.
- Giấy phép xuất khẩu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp chỉ xuất khẩu 1 lần thì nộp 1 bản chính. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu cát silic nhiều lần chỉ cần nộp bản chính trong lần đầu tiên.
- Chứng từ xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cát silic ra nước ngoài theo công văn số: 1598/BXD-VLXD ngày 3/7/2018.
- Hợp đồng ủy thác nếu có sự ủy thác xuất khẩu cát silic. Người nhận ủy thác phải có chứng từ xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu cát silic của người giao ủy thác.
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Các loại hồ sơ trong thủ tục xuất khẩu các silic ra nước ngoài bao gồm hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu khoáng sản và hồ sơ hải quan.
Hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu khoáng sản sẽ được nộp đến cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công Thương trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện, hoặc có thể gửi hồ sơ trực tuyến nếu cơ quan đó có áp dụng. Nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, trong vòng 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đúng và đủ thì trong vòng 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Nơi đăng ký hồ sơ hải quan thì chính là chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa được lưu giữ để xuất khẩu ra nước ngoài. Hoặc doanh nghiệp có thể đăng ký ở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể mở tờ khai hải quan qua cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc có thể làm tờ khai hải quan trực tiếp. Khi mọi hồ sơ hải quan và hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu đầy đủ thì mặt hàng cát silic sẽ được thông quan.
Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cụ thể
Bạn đã biết có 2 loại hồ sơ quan trọng khi làm thủ tục xuất khẩu cát silic ra nước ngoài. Đó là hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu và hồ sơ hải quan. Mỗi hồ sơ đều đòi hỏi những chứng từ nhất định. Doanh nghiệp xuất khẩu nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ thừa hơn thiếu để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu. Theo đó các loại chứng từ cụ thể cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy phép xuất khẩu mặt hàng cát silic
- Giấy tờ xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Hợp đồng ủy thác nếu có
- Vận đơn
Có thể thấy việc xuất khẩu cát silic có rất nhiều quy định chặt chẽ. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu khoáng sản và không phải mọi lọi cát đều được phép xuất khẩu. Chính vì thế thủ tục xuất khẩu cát silic ra nước ngoài không hề đơn giản. Doanh nghiệp có thể nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của dịch vụ Hải Quan để thuận lợi hơn khi xuất khẩu mặt hàng này.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới