Tư Vấn Xuất Khẩu

Thủ tục xuất khẩu bột gỗ làm từ keo và bạch đàn

Thủ tục xuất khẩu bột gỗ
Danh Mục Bài Viết

    Bột gỗ và ứng dụng trong cuộc sống

    Về cơ bản, ta có thể hiểu bột gỗ là một chế phẩm từ gỗ, là những miếng gỗ được cắt thành miếng nhỏ và nghiền nát thành bột.

    Phân loại bột gỗ như thế nào

    – Lõi cây: Phần thịt gỗ phía trong, thường có kết cấu đặc, mịn. Phần này sẽ được sử dụng để làm bột gỗ.

    – Vỏ cây: Phần vỏ cây sẽ được bóc ra khỏi phần lõi khi sản xuất bột gỗ. Do tính chất khác nhau nên vỏ cây không thích hợp để nghiền thành bột gỗ, thay vào đó nó thường được sử dụng để làm chất đốt cung cấp nhiệt lượng cho quy trình sản xuất bột gỗ.

    Như vậy, ta sẽ có một số yếu tố để phân biệt bột gỗ và mùn cưa như sau:
    Bột gỗMùn cưa
    Về kích thước:
    • Bột gỗ có kích thước nhỏ, yêu cầu các phương pháp xử lý kỹ càng hơn.
    Về thành phần:
    • Bột gỗ chỉ được làm bằng phần lõi của thân cây gỗ
    Về loại gỗ:
    • Tùy theo ứng dụng và cách sử dụng mà bột gỗ có thể được nghiền từ nhiều loại gỗ khác nhau.
    Về kích thước:
    • Mùn cưa là cây gỗ nghiền nhỏ, tuy có kích thước nhỏ nhưng vẫn lớn hơn bột gỗ
    Về thành phần:
    • Có thể được nghiền bởi cả cây gỗ, không cần bóc vỏ gỗ trước khi xử lý.
    Về loại gỗ:
    • Mùn cưa cũng được sản xuất từ nhiều loại gỗ nhưng chủ yếu là một số loại gỗ có giá thành rẻ, dễ cháy như gỗ keo,…
    Có thể thấy, bột gỗ là một loại nguyên liệu sạch, có thể tái tạo và có khả năng phân hủy tốt. Đặc biệt, so với nhiều loại nguyên liệu khác thì chi phí để sản xuất bột gỗ thường khá rẻ.
    Thủ tục xuất khẩu bột gỗ

    Thủ tục xuất khẩu bột gỗ

    Các ứng dụng của bột gỗ

    Làm giấy là một trong những ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất của bột gỗ
    – Với tác dụng thêm kết cấu, làm dày, ổn định và an toàn với con người, bột gỗ được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thức ăn nhanh của ngành thực phẩm.
    – Ứng dụng làm nhang của bột gỗ được thực hiện với một số loại gỗ có mùi thơm đặc trưng như quế, trầm, đàn hương,…
    – Bột gỗ được thêm vào các chế phẩm sơn móng tay để giúp sơn móng tay nhanh khô và bền màu hơn.
    – Bột gỗ cũng được ứng dụng trong sản xuất tấm trần và tấm ốp tường với mục đích giúp tấm ốp nhẹ hơn, gia tăng độ bền, độ bám dính và tạo cho bề mặt sản phẩm độ phẳng, bóng bẩy.
    – Giống như giấy, sản xuất vải cũng là một trong những ứng dụng khá ấn tượng đến từ bột giấy. Các loại vải sản xuất từ bột giấy thường có ưu điểm thoáng mát, thấm mồ hôi, độ bền cao và đặc biệt thân thiện với môi trường.

    Quy định và chính sách xuất khẩu bột gỗ làm từ bạch đàn

    Căn cứ pháp lý và quy định về xuất khẩu bột gỗ

    Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
    Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
    Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
    Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Bột gỗ làm từ cây keo và cây bạch đàn được phép xuất khẩu

    Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT thay thế thông tư số 24/2016/TT-BNNPTNT thì sẽ có danh mục HS hàng hóa là gỗ tự nhiên, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên bị cấm Xuất khẩu.

    Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ:

    Điều 7. Cấm xuất khẩu
    Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

    Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép
    Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

    Xuất khẩu bột gỗ làm từ cây keo, cây bạch đàn các thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

    Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.

    Ngoài danh mục này, gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như bột gỗ được làm từ cây keo, cây bạch đàn được phép xuất khẩu.

    Quy định về thuế suất xuất khẩu và HS code của bột gỗ

    HS code bột gỗ keo (acacia), gỗ bạch đàn (eucalyptus) và gỗ thông (pine) là 4405.0020.

    Mặt hàng bột gỗ có thuế xuất khẩu 0%, cho nên doanh nghiệp không phải nộp thuế khi xuất khẩu.

    Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu gỗ xẻ thanh

    Doanh nghiệp có phải chuẩn bị hồ sơ lâm sản khi xuất ?

    Theo Công văn số: 2601/GSQL-GQ1 ngày 25/10/2017 về việc hồ sơ lâm sản xuất khẩu. Được trích dẫn nguyên văn như sau :
    Thời gian qua, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) nhận được báo cáo vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương về việc nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi thực hiện thủ tục xuất khẩu đối với các lô hàng sản phẩm là đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, sản phẩm gỗ sau chế biến.

    Trên cơ sở ý kiến của Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

    Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và ý kiến của Cục Kiểm lâm tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 để thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu đối với các lô hàng gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ theo quy định pháp luật.

    Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan có ý kiến để các đơn vị được biết và thực hiện./.

    (Gửi kèm công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 của Cục Kiểm lâm) – Ký bởi : Phó Cục Trưởng Ngô Minh Hải.

    Nguồn : Công văn về hồ sơ lâm sản xuất khẩu – thư viện pháp luật

    Trong đó, công văn này được sử dụng để phúc đáp và làm rõ nội dung chính của văn bản số 2355/GSQL-GQ1 ngày 04/10/2017 của Cục GSQL về Hải quan như sau :

    Phúc đáp văn bản số 2355/GSQL-GQ1 ngày 04/10/2017 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ xuất khẩu; Cục Kiểm lâm có ý kiến như sau:

    Ngày 04/01/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Theo đó việc xác nhận lâm sản hợp pháp thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 01/2012/TT;

    Hồ sơ lâm sản sau chế biến thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Ngày 12/02/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

    Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT- BNNPTNT quy định: “Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT không quy định việc doanh nghiệp phải nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu.

    Cục Kiểm lâm phúc đáp để Cục Giám sát quản lý về Hải quan biết./.

    Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu bột gỗ

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

    – Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch)
    – Hợp đồng, Bill of Lading, Invoice, Packing List
    – Giấy ủy quyền của chủ hàng nếu bạn là Đại Lý làm hộ
    – Mẫu của lô hàng kiểm dịch

    Nếu có thể đem mẫu lên: thì bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ cùng với mẫu nếu hợp lệ sẽ được ký xác nhận và gửi số tiếp nhận.

    Nếu không thế đem mẫu lên hoặc đem mẫu lên nhưng có nghi ngờ : bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho đội giám sát đến tận kho hoặc cảng kiểm tra thực tế hàng hóa sau đó ký xác nhận và gửi số tiếp nhận.

    Tiến hành khai báo thông tin lô hàng thông qua trang web của Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng II. Trong vòng 24 giờ cơ quan sẽ gửi lại bản nháp chứng thư cho người đăng ký – thủ tục xuất khẩu bột gỗ.

    Sau đó sẽ có bản nháp kiểm dịch thực vật, gửi nhà nhập khẩu cùng kiểm tra nếu các thông tin đã chính xác và đạt yêu cầu thì đến chi cục kiểm dịch thực vật đóng tiền lấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

    Xem thêm : Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ lâm sản

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hun trùng

    Thông thường việc này thường được thực hiện tại cảng và thời gian hun trùng là 24h trước khi tàu chạy, do đó doanh nghiệp cần phải tính toán được thời gian Cut Off của hãng tàu để không bị rớt tàu.

    – Commercial Invoice
    – Packing list
    – Bill of Lading

    Thủ tục xuất khẩu bột gỗ

    Bột gỗ được ứng dụng trong nhiều ngành nghề

    Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu bột gỗ

    Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu bột gỗ, đề nghị doanh nghiệp đọc khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015

    Trong thực tế khi khai báo đính kèm chứng từ điện tử V5 và nếu cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ để kiểm tra, các doanh nghiệp có thể đính kèm các chứng từ sau:

    – Sales Contract (nếu có)
    – Bảng kê lâm sản dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt , Chi cục..
    – Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
    – Commercial Invoice
    – Packing List
    – Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
    – Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán mùn cưa (trong trường hợp bạn là doanh nghiệp Trading thương mại xuất khẩu).
    – Giấy kiểm dịch thực vật
    – Giấy hun trùng
    – Bill of Lading

    Lưu ý : việc hun trùng hay kiểm dịch thực vật hoàn toàn do yêu cầu của bên nhập khẩu. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu bột gỗ, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp làm hun trùng hay kiểm dịch.

    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì các bạn nên làm thừa còn hơn thiếu. Tránh việc bị buộc phải tái xuất khi đến POD (cảng đến). Và chi phí thực hiện kiểm dịch và hun trùng không phải quá cao để các bạn phải đắn đo có nên làm hay không.

    Tư vấn và báo giá cước vận chuyển bột gỗ ra nước ngoài

    Tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: Zalo Phone
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới