Tư Vấn Xuất Khẩu

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ lâm sản

chuẩn bị hồ sơ lâm sản

Hồ sơ lâm sản là gì

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2019.

Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển. Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT có 04 mẫu bảng kê lâm sản, dùng để kê cho các loại lâm sản khác nhau (Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 chỉ có 01 mẫu bảng kê lâm sản chung cho các loại lâm sản); trong đó, quy định chi tiết các nội dung thông tin về nguồn gốc lâm sản, tên gỗ, kích thước; số hiệu, nhãn đánh dấu (nếu có), để thuận tiện trong việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

04 mẫu bảng kê lâm sản được ban hành

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Các biểu mẫu

Nội dung

Mẫu số 01 Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ)
Mẫu số 02 Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với sản phẩm gỗ)
Mẫu số 03 Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với thực vật rừng ngoài gỗ, dẫn xuất của chúng)
Mẫu số 04 Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng)
Mẫu số 05 Biên bản kiểm tra lâm sản
Mẫu số 06 Sổ theo dõi xác nhận bảng kê lâm sản
Mẫu số 07 Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác
Mẫu số 08 Phương án khai thác, tận dụng/tận thu
Mẫu số 09 Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
Mẫu số 10 Biên bản thẩm định khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
Mẫu số 11 Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản
Mẫu số 12 Sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật
Mẫu số 13 Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản

hồ sơ lâm sản

Chuẩn bị hồ sơ lâm sản trước khi xuất khẩu

Đối tượng phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định chỉ xác nhận bảng kê lâm sản đối với 03 đối tượng, được nêu cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 6 và trường hợp các đối tượng này khi vận chuyển nội bộ ra ngoài tỉnh. Ngoài các đối tượng và trường hợp nêu trên, cơ quan Kiểm lâm sở tại, không thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản.

1. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.

2. Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến.

3. Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hoặc gây nuôi trong nước; động vật rừng, sản phẩm của động vật rừng nhập khẩu thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

4. Trường hợp lâm sản quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này khi vận chuyển nội bộ trong tỉnh, bảng kê lâm sản không cần xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

So với văn bản cũ (Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015), Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT không quy định thẩm quyền xác nhận bảng kê lâm sản của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ và UBND cấp xã.

Trình tự, thủ tục khai thác rừng

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT chỉ quy định trình tự, thủ tục khai thác gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và động vật rừng thông thường. Không quy định khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, bỏ quy định khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ. Các quy định về đối tượng, điều kiện, phương thức khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, được quy định cụ thể tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Khai thác tận dụng gỗ, tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên

Trước khi khai thác tận dụng gỗ, tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên, chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, lập hồ sơ khai thác theo quy định và gửi đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh nơi khai thác đối với chủ rừng là tổ chức hoặc đến cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với chủ rừng là cá nhân để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập và trình cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản.

Khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân

Đối với khai thác gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả gỗ được trồng theo các chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước; thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng. Chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản. Không quy định xác nhận bảng kê lâm sản đối với gỗ rừng trồng loài thông thường.

Vì sao cần cung cấp hồ sơ lâm sản cho mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu – việc này sẽ mất rất nhiều thời gian chờ thông quan hàng hóa và tồn tại rất nhiều bất cập trong triển khai thực tế vì phần lớn nguyên liệu mua vào là từ hộ dân gia đình.

Hồ sơ lâm sản được hiểu thế nào là đúng

Hồ sơ lâm sản được hiểu là giấy tờ đáp ứng quy định theo khoản 1 Điều 9khoản 1 hoặc 4 Điều 17 Mục II Chương II Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ NNPTNT và khoản 5 Điều 1 của Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 hướng dẫn bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT

DN sẽ cung cấp hồ sơ lâm sản một trong hai trường hợp sau

Hồ sơ lâm sản chưa qua chế biến (DN mua gỗ tròn)

Điều 12. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước
1. Hồ sơ lâm sản của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ lâm sản của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Điều 13. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán
1. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của Bộ Tài chính và bảng kê lâm sản.
2. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản”.

Hồ sơ lâm sản sau chế biến (DN mua dăm gỗ của DN khác để xuất khẩu)

Điều 17. Lâm sản sau chế biến
1. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
4. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán.
a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.
b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản.

Tư vấn thủ tục chuẩn bị hồ sơ lâm sản

Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan và vận chuyển nhanh gọn

Dưới góc nhìn của một người sử dụng, zship.vn có thể được hiểu là một blog chia sẻ kiến thức về lĩnh vực logistics. Trên trang web này, bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến vận tải và logistics, bao gồm cả các bài viết về hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều chủ đề khác.

Zship.vn cũng cung cấp các thông tin hữu ích về các thay đổi và quy định mới trong lĩnh vực logistics, giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất về ngành này. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, zship.vn còn đưa ra những lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm để giúp người đọc nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực logistics.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin đáng tin cậy về logistics, zship.vn là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu hành trình tìm hiểu về lĩnh vực này.

- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
- Group Zalo chia sẻ kiến thức: Warehouse Distribution Vietnam

Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Vận chuyển bao thuế và dịch vụ order mua hộ hàng hóa từ các nước (dịch vụ chính)
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (cả xuất và nhập siêu nhanh trong vòng 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới
Back to list