Hiện nay nhu cầu nhập khẩu bột giấy tái chế của nhiều nước trên thế giới ngày càng tăng cao. Vì thế nhiều doanh nghiệp trong nước có mong muốn xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Tuy nhiên thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy bài viết dưới đây, Zship.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục này.
Bột giấy tái chế từ phế liệu là gì?
Để tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu, trước tiên bạn cần nắm rõ thực chất đây là mặt hàng gì. Mặt hàng này có những ưu và nhược điểm gì.
Vậy bột giấy tái chế từ phế liệu là gì? Đây là một sản phẩm của quá trình tái chế giấy vụn. Để tạo ra bột giấy, các công ty tái chế phải thực hiện một quy trình bao gồm các bước như sau:
- Chọn lọc giấy phế liệu: Giấy phế liệu khi đưa vào sản xuất cần đảm bảo sạch sẽ, không lẫn nhựa, kim loại và tạp chất.
- Thu gom và vận chuyển về nhà máy: Giấy phế liệu sẽ được thu gom, lựa chọn sau đó ép lại thành khuôn lớn và chở về nhà máy để tái chế lại.
- Tạo bột giấy và khử mục: Tại nhà máy tái chế, giấy phế liệu sẽ được sẽ được đưa vào bể có thể tích rất lớn. Bể này có chứa nước và hóa chất chuyên dụng để đánh giấy thành bột. Giấy phế liệu sẽ được cắt vụn ra và đánh tơi. Sau quá trình này chúng ta sẽ có một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp này sẽ được đưa đi sàng lọc để loại bỏ các tạp chất lẫn trong đó. Bước tiếp theo là dùng hóa chất để tẩy sạch mực.
- Nghiền giấy và làm trắng giấy: Bước này sẽ giúp cho xơ sợi bông lên. Nếu trong bột có nhiều xơ sợi thì chúng sẽ được phân tách cho nhỏ hơn. Hóa chất cũng sẽ loại bỏ màu trong giấy. Đây là chính là bước đệm cho quá trình xeo giấy.
- Xeo giấy: Bước này sẽ đem bột trộn với nước và tiến hành lọc bột giấy. Bột giấy sẽ được vắt hết nước sau đó đem phơi.
Đây là quy trình tạo ra bột giấy từ phế liệu để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu.
Ưu nhược điểm của bột giấy tái chế từ phế liệu
Bột giấy tái chế là nguyên liệu rất quan trọng đối với ngành in ấn hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới siết chặt việc kiểm soát môi trường. Chính vì thế nhu cầu nhập khẩu bột giấy tái chế của các quốc gia ngày càng tăng cao do thiếu nguyên liệu sản xuất.
Ưu điểm của bột giấy tái chế từ phế liệu
Bột giấy tái chế có nhiều ưu điểm khiến chúng trở thành mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng.
- Bột giấy tái chế là giải pháp tuyệt vời để tiết kiệm chi phí. Đây chính là điểm cộng lớn nhất của mặt hàng này. Sử dụng bột giấy tái chế sẽ tiết kiệm chi phi phí hơn rất nhiều so với các loại bột từ gỗ, tre,….
- Bảo tồn rừng tự nhiên: Việc sử dụng bột giấy tái chế sẽ giúp hạn chế việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để làm giấy. Nhờ đó giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng và giảm lượng khí thải CO2.
- Giảm lượng chất thải rắn: Bột giấy tái chế sau khi được sản xuất thành giấy tái chế thì chúng có thể tiếp tục được tái chế vài lần nữa mà không cần chôn lấp. Khi không thể tái chế tiếp được nữa thì việc phân hủy trong môi trường của loại giấy này cũng nhanh hơn.
- Giảm lượng nước thải: Sản xuất bột giấy tái chế sẽ tốn lượng nước ít hơn so với việc sản xuất bột giấy nguyên chất. Bởi lẽ bột giấy nguyên chất chứa nhiều độc tốt hơn và cần lượng nước nhiều hơn để xử lý.
- Với những ưu điểm như trên, sản phẩm bột giấy tái chế từ phế liệu là rất cần thiết để đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghệ in. Cũng vì thế nhu cầu xuất nhập khẩu mặt hàng này cũng ngày càng tăng cao.
Nhược điểm của bột giấy tái chế từ phế liệu
Nói về chất lượng thì bột giấy tái chế từ phế liệu không thể tốt bằng loại bột giấy nguyên chất. Bởi vậy bột giấy tái chế thường có giá rẻ hơn bột nguyên chất. Sản phẩm này được sử dụng chủ yếu để sản xuất bao bì.
Bên cạnh đó, quy trình sản xuất bột giấy tái chế cũng để lại những tác hại về môi trường. Trong khi bột sạch được mang đi xuất khẩu thì rác thải rắn tạo ra từ quá trình tái chế này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu bột giấy từ tái chế phế liệu
Mặc dù hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sự hòa mình mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Bằng chứng là Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do. Chính vì thế việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước ra khỏi biên giới, cửa khẩu và ngược lại cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mỗi mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ có những quy định rất khác nhau. Có những mặt hàng đòi hỏi nhiều quy định khắt khe trong thủ tục xuất nhập khẩu. Vậy thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu có những quy định gì? Những quy định này dựa trên những căn cứ pháp lý nào?
Dẫn chứng pháp lý
Nhìn chung, bột giấy tái chế không phải là mặt hàng đặc biệt. Bởi vậy thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu không có những quy định quá khắt khe. Việc xuất khẩu bột giấy tái chế được thực hiện bình thường giống như rất nhiều mặt hàng khác. Thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế dựa trên một số căn cứ pháp lý như:
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều trong Luật Ngoại thương về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Nghị định này giúp các doanh nghiệp xác định được mặt hàng của mình có được phép xuất nhập khẩu hay không.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC được sửa đổi từ thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục Hải quan. Thông tư này sẽ có những hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể chuẩn bị đủ và đúng các thủ tục khi xuất khẩu bột giấy tái chế.
- Luật thuế xuất nhập khẩu của Quốc Hội – Luật số: 107/2016/QH13: Luật quy định các đối tượng phải đóng thuế, người phải nộp thuế, căn cứ để tính thuế,…
Các thông tư văn bản về xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu
Bột giấy tái chế từ phế liệu không có những thông tư văn bản dành riêng cho loại mặt hàng này. Bởi lẽ đây không phải là mặt hàng có tính chất đặc biệt hay nguy hiểm đến an toàn, sức khỏe người dùng. Các thông tư văn bản đều là những văn bản chung cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Theo đó khi làm thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu, doanh nghiệp có thể dựa vào các thông tư văn bản dưới đây:
- Điều 5, Nghị định 69/2018/NĐ-CP cho thấy nhà nước đã có những quy định đối với các mặt hàng cấm nhập khẩu và cấm xuất khẩu. Đi kèm theo nghị định này là phụ lục I, cụ thể hóa các mặt hàng bị cấm xuất khẩu. Đây đều là những mặt hàng quý hiếm, có liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên mặt hàng bột giấy tái chế từ phế liệu không nằm trong các mặt hàng bị cấm này. Do đó mặt hàng này được xuất khẩu bình thường.
- Khoản 5, điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng bột giấy tái chế từ phế liệu nên tham khảo hướng dẫn này để chuẩn bị đầy đủ thủ tục giấy tờ theo quy định. Như vậy sẽ giúp việc thông quan hàng hóa được thuận tiện hơn.
- Luật số: 107/2016/QH13 – Luật thuế xuất nhập khẩu do Quốc Hội ban hành năm 2016 là những hướng dẫn chi tiết về thuế xuất nhập khẩu. Hầu hết các mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam đều cần phải đóng thuế để tăng sức cạnh tranh cho hàng trong nước. Tuy nhiên các sản phẩm xuất khẩu thường không phải đóng thuế để đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt hàng bột giấy tái chế từ phế liệu không nằm trong danh sách đóng thuế xuất khẩu, thuế VAT là 10%.
Quy định về thuế xuất khẩu và HS Code
Bột giấy tái chế từ phế liệu có mã HS là bao nhiêu? Quy định về thuế xuất như thế nào? Thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu ra sao? Đó là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp muốn biết khi có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này.
Quy định về thuế xuất khẩu
Nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trách nhiệm của hầu hết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu. Trừ một số trường hợp đặc biệt như hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa quá cảnh,…
Căn cứ để tính thuế xuất khẩu dựa vào giá trị tính thuế và thuế suất theo tỉ lệ % của mỗi mặt hàng tại thời điểm đó. Với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất được quy định cụ thể cho từng mặt hàng. Trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam và có thỏa thuận ưu đãi về thuế thì thuế suất sẽ được tính dựa trên các thỏa thuận này. Thời điểm tính thuế xuất khẩu dựa vào thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Trị giá tính thuế theo quy định của Luật hải quan.
Với những quy định về thuế xuất khẩu như trên thì mặt hàng bột giấy tái chế từ phế liệu phải đóng mức thuế là bao nhiêu? Tin vui cho các doanh nghiệp là mặt hàng này không phải đóng thuế. Như vậy thuế xuất khẩu là 0%. Thuế VAT là 10%.
Mã HS code
Mã HS code là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn tham gia các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa thì sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với thuật ngữ này. Làm thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu bạn cũng cần nắm được mã HS code của mặt hàng này. Vậy mã HS code là gì?
Mã HS code là mã số được sử dụng để định danh cho các loại hàng hóa khác nhau. Mã này do tổ chức Hải Quan đưa ra và được sử dụng để phân loại hàng hóa trên toàn thế giới. Nhờ mã HS code mà chúng ta phân biệt được hàng hóa của mình thuộc loại nào.
Cũng nhờ vào hệ thống mã hàng hóa phân loại mà các đơn vị tính được mức thuế cho mặt hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay hầu hết các loại hàng hóa thương mại quốc tế đã được phân mã. Hệ thống mã hàng hóa sẽ đưa ra mã chung, thống nhất về tên gọi, mô tả, thuật ngữ. Từ đó tạo sự thuận lợi trong việc đàm phán và giao thương hàng hóa.
Mã HS cũng góp phần giúp cơ quan chức năng dễ dàng thống kê hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Với hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới sử dụng mã này sẽ giúp thúc đẩy giao thương kinh tế toàn cầu phát triển. Mỗi hàng hóa sẽ có biểu thuế xuất nhập khẩu nhất định. Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu này, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được mã HS code.
Tham khảo biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ thấy mặt hàng bột giấy tái chế từ phế liệu nằm trong nhóm 4706. Mã HS code của mặt hàng này là 47062000. Thuế xuất khẩu cho mặt hàng này là 0%, VAT là 10%.
Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu
Thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu bao gồm những loại giấy tờ nào? Đăng ký nộp hồ sơ ở đâu bạn đã biết chưa? Zship.vn sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây:
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ là không thể thiếu trong làm thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu. Mặt hàng này không cần phải có giấy phép xuất khẩu. Do đó, việc làm thủ tục xuất khẩu không có gì phức tạp. Dựa vào khoản 5, điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các loại giấy tờ như:
- Các loại giấy tờ đầu vào hàng hóa: bảng kê thu mua, hóa đơn
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
- Packing List
- Commercial Invoice
Nơi đăng ký hồ sơ
Để đăng ký và nộp hồ sơ xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Hải Quan tại tỉnh, thành phố nơi sẽ thực hiện thông quan hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo hình thức online theo trên cổng thông tin điện tử của cục Hải Quan tỉnh.
Chuẩn bị các chứng từ cụ thể
Tùy thuộc vào yêu cầu của đối tác nhập khẩu bột giấy tái chế và điều kiện của nước nhập khẩu, doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị các loại chứng từ sau:
- Bill of Lading/Air waybill
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
- Giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu bột giấy tái chế từ phế liệu không có nhiều rắc rối. Tuy nhiên với những tổ chức, cá nhân mới lần đầu chuẩn bị thủ tục sẽ có những bỡ ngỡ. Trong trường hợp đó, bạn cần có thể liên hệ với Zship.vn để được tư vấn và hỗ trợ. Điều đó sẽ giúp cho việc thông quan hàng qua cửa khẩu dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới