Tư Vấn Nhập Khẩu

Cập nhật thủ tục nhập khẩu mực in mới chi tiết nhất

Ảnh 1: Mực in định nghĩa như một hệ thống phân tán
Danh Mục Bài Viết

    Mực in thuộc nhóm mặt hàng tương đối đặc biệt, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu mực in cần tuân thủ theo quy định đề cập trong Khoản 5 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trước khi thông quan, phía đơn vị doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ thuế, tuân thủ quy định kiểm tra từ phía cơ quan hải quan.

    Mực in là gì?

    Trước khi tiến hành theo thủ tục nhập khẩu mực in, phí đơn vị nhập khẩu cần hiểu rõ về mặt hàng. Đơn cử như khái niệm, thành phần cấu tạo, tính chất.

    Khái niệm mực in

    Mực in được định nghĩa như một hệ thống phân tán, cấu thành từ chất phân tán / Pigment có khả năng tạo màu sắc. Bên cạnh đó là một số chất dầu liên kết có khả năng tạo môi trường phân tán, duy trì tính chất cơ bản cùng với chức năng in.

    Ảnh 1: Mực in định nghĩa như một hệ thống phân tán

    Ảnh 1: Mực in định nghĩa như một hệ thống phân tán

    Mực in được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn, sản xuất bao bì. Đây có thể xem như một nhóm hóa chất thiết yếu của ngành công nghiệp in ấn.

    Thành phần cơ bản có trong mực in

    Mực in tương tự như một dạng hỗn hợp huyền phù. Chúng cấu thành nhiều thành phần. Chẳng hạn như chất liên kết, hóa chất dung môi, chất tạo màu sắc, các loại phụ gia,.. Thành phần tham gia và tỷ lệ phối trộn ảnh hưởng trực tiếp đến đến chất lượng thành phẩm in ấn.

    Ảnh 2: Mực in luôn được cấu thành từ nhiều thành phần hóa chất

    Ảnh 2: Mực in luôn được cấu thành từ nhiều thành phần hóa chất

    Nguyên liệu sản xuất ra mực in thường bao gồm bột màu, nhựa liên kết, chất dung môi, dầu liên kết, một số chất phụ gia.

    • Bột màu: Nhóm hợp chất với khả năng tạo màu. Bột màu dùng trong mực in có thể là loại bột hữu cơ hoặc vô cơ. Trong đó bột màu vô cơ có nguồn gốc từ khoáng chất tự nhiên in, còn buồn màu hữu cơ lại có nguồn gốc từ nhiều chất hóa học nhân tạo. Kích thước của mỗi hạt bột màu dao động từ 0.01 – 0.05µm. Từ hạt bột siêu nhỏ này liên kết phân tử khối bột. Khi sản xuất mực in, những khối bột lại tiếp tục phân tán, hình thành phân tử màu nhỏ hơn.
    • Nhựa liên kết: Có tác dụng liên kết một số thành phần số thành mực in, cho phép mực dính chặt lên bề mặt chất liệu in.
    • Dung môi: Thuộc loại hợp chất một hỗn hợp, có thể khuếch tán phân tử hoặc ion của chất khác hỗ trợ hình thành dung dịch.
    • Dầu liên kết: Là loại dung dịch hóa chất cấu thành từ các loại nhựa có khả năng hòa tan trong dầu hợp tương tác với dung môi hữu cơ. Nhóm hợp chất hỗ trợ pha loãng dung dịch, tính tất yếu và khả năng kết dính. Ngoài ra, mực in có thể tạo ra một lớp mỏng, bút mực in bám chặt vào bề mặt chất liệu
    • Một số chất phụ gia: Giữ vai trò cải, củng cố tính chất về màu sắc và khả năng bám dính của mực in. Mỗi loại mực in lại có tỉ lệ nghệ pha trộn chất phụ gia riêng.

    Tính chất của mực in

    Ảnh 3: Mực in sau khi khô phải đảm bảo tính bền màu

    Ảnh 3: Mực in sau khi khô phải đảm bảo tính bền màu

    Mực in nói chung có tính chất hóa học riêng. Chẳng hạn như tính chất quang học, tính chất in, tính chất kết dính, độ bền màu.

    • Tính chất quang học: Quyết định đến tính ứng dụng trong hệ thống mực màu tuân theo tiêu chuẩn CMYK và kỹ thuật in. Tính chất quang học thể hiện qua độ sáng, độ bão hòa, độ trong suốt, đội bóng,.. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản in.
    • Tính chất in: Quyết định đến độ kết dính bên ngoài và bên trong, độ ổn định của màu sắc, khả năng hợp tác dụng với bề mặt chất liệu in.
    • Tính chất kết dính: Mực in cần đảm bảo khả năng kết dính với bề mặt chất liệu. Quá trình kết dính dựa theo nguyên lý tạo màng.
    • Độ bền màu: Mực in trong khi khô ráo phải đảm bảo bền màu trước tác động của lực ma sát, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… Và nhiều tác nhân từ bên ngoài khác.

    Ưu và nhược điểm của mực in nhập khẩu

    Phần lớn sản phẩm mực in trên thị trường hiện giờ vẫn chủ yếu là hàng nhập khẩu. Hàng sản xuất trong nước vẫn có nhưng thị phần còn thấp, lép vế hơn so với hàng nhập ngoại.

    Ảnh 4: Giá thành mực in nhập khẩu chính hãng vẫn còn tương đối cao

    Ảnh 4: Giá thành mực in nhập khẩu chính hãng vẫn còn tương đối cao

    Ưu điểm

    Mực in nhập khẩu chất lượng cao đảm bảo chất lượng bản in rõ nét, bền màu theo thời gian. Mặt khác chúng còn giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, chi phí bảo trì thiết bị in, không bị rò rỉ ra ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

    Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng luôn được khuyến khích sử dụng. Bởi tính tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm in ấn, tiết giảm lượng lượng khí thải gây hại môi trường.

    Bên cạnh đó, mặt hàng mực in nhập ngoại vô cùng đa dạng chủng loại giúp người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn. Mỗi loại mực in lại sở hữu điểm riêng, thích hợp với nhiều chủng loại máy móc.

    Nhược điểm

    Mực in nhập khẩu chính hãng thường có giá bán cao hơn so với hàng không nhãn mác. Bên cạnh giá gốc nhập khẩu cũng đã khá cao, quá trình vận chuyển về Việt Nam còn khiến giá bị đội lên khá nhiều.

    Mỗi lô hàng mực in nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam đều phải nộp đầy đủ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Đây là một phần giải thích nguyên nhân vì sao giá bán mực in nhập ngoại chính hãng lại cao hơn sản phẩm bị bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu mực in

    Thủ tục nhập khẩu mực in được xây dựng theo căn cứ pháp lý và chính sách cụ thể ban hành bởi cơ quan nhà nước. Trong quá trình làm thủ tục, phía đại diện doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ thông tin quy định cụ thể.

    Căn cứ pháp lý

    Mực in nhập khẩu về Việt Nam cần dựa theo căn cứ pháp lý là Điều 5 Khoản trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Một số quy định nhập khẩu trong thông tư này được sửa đổi bổ sung từ Thông tư 38/2015/TT-BTC.

    Ảnh 5: Mực in không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

    Ảnh 5: Mực in không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

    Sản phẩm mực in không nằm trong lục hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu về Việt Nam. Vì thế, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu như bình thường giống như hầu hết hàng hóa khác.

    Các loại mực in có nguồn gốc từ nước ngoài lưu hành tại Việt Nam hiện nay thường nhập về theo hình thức chính. Bao gồm nhập khẩu theo hình thức trực tiếp và nhập khẩu theo hình thức ủy thác.

    • Nhập khẩu theo hình thức trực tiếp: Đây là hình thức nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay, phù hợp doanh nghiệp có kinh nghiệm giao dịch hàng hóa quốc tế. Theo đó bên mua và bên bán tiến hành làm việc trực tiếp với nhau. Cả hai bên đều có quyền thương lượng giá cả, chủng loại hàng hóa, cách thức vận chuyển và thanh toán đơn hàng hàng. Tuy nhiên khi nhập khẩu trực tiếp, bên đặt hàng phải bỏ vốn thanh toán một phần hoặc toàn bộ đơn hàng. Vậy nên, trong trường hợp đơn hàng xảy ra trục trặc thì bên đặt hàng thường phải chịu rủi ro lớn.
    • Nhập khẩu theo hình thức ủy thác: Bên có nhu cầu đặt hàng từ nước ngoài sẽ thêm một đơn vị trung gian đứng ra làm việc. Đây chính là đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu, làm việc với bên cung cấp hàng hóa từ nước ngoài. Sau đó, tiến hành vận chuyển về Việt Nam và giao cho khách hàng nhập khẩu. Hình thức nhập khẩu trang đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp vừa nhỏ, có nhu cầu hàng với số lượng vừa phải, chưa có kinh nghiệm giao dịch quốc tế.

    Thông tư văn bản quy định nhập khẩu mực in

    Bên cạnh Điều 5 Khoản trong Thông tư số 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp nhập khẩu nên tham khảo một số thông tư, văn bản khác. Cụ thể như như:

    • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN: Quy định chi tiết chính sách nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
    • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: Đề cập một số quy định trong Luật Ngoại Thương 
    • Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục và thuế suất nhập / xuất khẩu với từng nhóm mặt hàng
    • Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT: Đề cập chi tiết nhóm mặt hàng nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn

    Quy định về thuế nhập khẩu và HS Code

    Hầu hết hàng hóa nhập khẩu vì nước ta đều phải chịu thuế nhập khẩu. Mỗi lô hàng chỉ có thể được thông quan khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế. Với mỗi loại mặt hàng, tổ chức hải quân quốc tế lại gắn cho một mã nhận diện riêng HS Code.

    Quy định về thuế nhập khẩu mực in

    Ảnh 6: thuế xuất nhập khẩu dành cho mực in là từ 5 đến 7%

    Ảnh 6: thuế xuất nhập khẩu dành cho mực in là từ 5 đến 7%

    Mỗi mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam thường phải chịu một mức thuế suất nhất định. Cụ thể là thuế suất nhập khẩu ưu đãi và thuế giá trị gia tăng VAT.

    • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: Từ 5% đến 7%
    • Thuế giá trị gia tăng VAT: 10%

    Nhìn chung nếu so sánh với hầu hết các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho mực in là khá thấp. Còn thuế giá trị gia tăng VAT đã cố định với mọi mặt hàng. Để tính tiền thuế thuế cần nộp cho một lô hàng, bạn hãy sử dụng công thức dưới đây.

    Tiền thuế nhập khẩu = tổng giá trị lô hàng x thuế suất (%)

    Tiền thuế VAT = (tiền thuế nhập khẩu + tổng giá trị lô hàng) x 10%

    Mã HS Code của mực in

    Sau khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu mực in, doanh nghiệp cần xác định rõ HS Code rửa mặt hàng sẽ nhập. Với từng chủng loại hàng hóa, phía tổ chức hải quan sẽ áp dụng máy định dạng hàng hóa riêng.

    Dựa vào HS Code cụ thể, doanh nghiệp có thể xác định chính xác thời điểm xuất, quy trình thủ tục áp dụng cho lô hàng cần nhập. Đối với mặt hàng mực in, mã HS Code chung sẽ là 3215. Tuy nhiên với từng chủng loại mực, doanh nghiệp nên đối chiếu với bảng tra cứu mã hàng hóa sau đây.

    Số thứ tựChủng loại mực in HS Code
    1Mực in màu đen321511
    2Mực in làm khô bởi tia cực tím32151110
    3Một số loại mực in khác32151190
    4Một số loại mực in khác32151900
    5Mực in dùng trong sản xuất giấy32159010
    6Mực in sử dụng để vẽ hoặc viết32159060
    7Mực in dùng trong máy in32159070
    8Một số loại mực in khác32159090

    Bảng cập nhật mã HS Code của một số loại mực in nhập khẩu

    Các lưu ý khi nhập khẩu mực in

    Giống như hầu hết các loại mặt hàng khác, mực in khi nhập khẩu về Việt Nam phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế. Nếu chưa đóng thuế đầy đủ, hàng hóa sẽ không thể thông quan.

    Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thủ tục nhập khẩu mực in theo quy định. Mỗi lô hàng trước khi thông quan đều phải trải qua kiểm tra.

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu mực in

    Thủ tục nhập khẩu mực in tương tự như hết những loại hàng hóa khác. Doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ chứng từ, nộp đúng cơ quan ban ngành.

    Ảnh 7: Làm thủ tục nhập khẩu mực in

    Ảnh 7: Làm thủ tục nhập khẩu mực in

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Mực in không nằm trong danh mục hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu. Chính bởi vậy, phía doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông quan tương tự như phần lớn mặt hàng khác.

    Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị đã được đề cập rõ trong Khoản 1 Điều 5 của thông tư số 39/2018/TT-BTC. Chứng từ cần thiết nhất cần có trong bộ hồ sơ này bao gồm:

    • Chứng từ kê khai thông tin đơn hàng với cơ quan hải quan nhập khẩu
    • Đơn vận cho biết cách thức vận chuyển đơn hàng
    • Hóa đơn thương mại
    • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng C / O nếu được yêu xuất trình

    Trong khi làm thủ tục nhập khẩu mực in, doanh nghiệp cần lưu ý cung cấp đầy đủ thông tin lô hàng. Mỗi lô hàng phải có đầy đủ nhãn mác theo các quy định hiện hành.

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu mực in cần nộp tại cơ quan hải quan tại một số địa phương. Ngoài ra doanh nghiệp còn được tạo điều kiện đăng ký nộp hồ sơ tại website của Tổng cục Hải quan Việt Nam https://tongcuc.customs.gov.vn/.

    Chuẩn bị hồ sơ (bổ sung nếu có)

    Trường hợp cần bổ sung giấy tờ, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số chứng từ quan trọng dưới đây.

    • Chứng từ chứng nhận nhập khẩu
    • Chứng nhận kiểm tra chất lượng chuyên ngành
    • Giấy tờ chứng minh tổ chức hoặc cá nhân
    • Hóa đơn cho biết giá trị đơn hàng
    • Hợp đồng ủy thác (nếu doanh nghiệp nhập khẩu theo hình thức ủy thác)

    Các quy định / hồ sơ riêng nếu có

    Không phải lô hàng nhập khẩu nào cũng cần chuẩn bị hồ sơ riêng. Để cập nhật chính xác, doanh nghiệp hãy liên hệ với cơ quan hải quan nơi đã nhập hồ sơ nhập khẩu.

    Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp nên quy tắc nhập khẩu cho những đơn vị uy tín như ZSHIP.VN.

    Trên đây ZSHIP.VN vừa cập nhật thủ tục nhập khẩu mực in mới nhất. Rất hy vọng góc chia sẻ này đã mang đến cho quý doanh nghiệp thông tin hữu ích!

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới