Những thông tin về thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm bạn nên biết
Thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm là các sản phẩm cần thiết có vai trò duy trì sự sống con người. Do đó, chúng có sức ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng này cần phải làm thủ tục công bố rõ ràng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.
Thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm là gì?
Trước khi tìm hiểu các thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm thì chúng ta cần phân biệt được 2 sản phẩm này. Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu về thực phẩm cũng ngày một tăng lên. Nhìn chung, 2 mặt hàng đều là những sản phẩm cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Khái niệm chung về thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Thực phẩm là gì? Thực tế không có một khái niệm nhất định nào để trả lời cho câu hỏi này. Bởi ở các quốc gia với các nền văn hóa khác nhau sẽ có những nhận định khác nhau về thực phẩm. Nhưng theo khoa học, thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn, uống để nuôi dưỡng cho cơ thể. Có 3 nhóm thực phẩm chính: Cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất béo), protein (chất đạm).
Nguồn gốc chủ yếu của các loại thực phẩm là động vật, thực vật hay các vi sinh vật. Ngoài ra, thực phẩm còn là các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia,…
Nguyên liệu thực phẩm là gì? Hiểu một cách đơn giản, nguyên liệu thực phẩm là các nông sản thực phẩm tự nhiên có thể ở dạng thô, đơn lẻ hoặc đã qua chế biến. Ví dụ như bột mì, bột ngọt, muối, nước mắm,… Các sản phẩm này khi đưa ra thị trường tiêu thụ, phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Hiện nay, có rất nhiều loại nguyên liệu thực phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi người. Và mỗi loại sản phẩm này đều chứa những chất dinh dưỡng đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của cơ thể con người.
Ưu, nhược điểm của thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm là gì? Trước khi lý giải điều này, chúng ta cần nắm rõ ưu, nhược điểm của chúng. Các loại thực phẩm có vai trò duy trì sự sống con người. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách, có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Ưu và nhược điểm của thực phẩm tươi sống
Ưu điểm:
- Thực phẩm tươi sống luôn giữ được độ tươi ngon, và chất dinh dưỡng vốn có
- Loại thực phẩm này có chứa các enzym giúp phân hủy thức ăn trong đường tiêu hóa, tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết
Nhược điểm:
- Một số sản phẩm tươi sống có chứa vi khuẩn và vi sinh vật nguy hiểm cho sức khỏe con người và phải loại bỏ chúng bằng cách nấu chín.
- Thịt, cá, trứng sống thường chứa vi khuẩn gây bệnh
- Không phải loại thực phẩm nào và nguồn cung cấp nào cũng mang lại sản phẩm tươi sống tốt cho sức khỏe.
Ưu và nhược điểm của thực phẩm đông lạnh
Ưu điểm:
- Không chất bảo quản mà vẫn sử dụng được trong thời gian lâu hơn
- Quy trình đông lạnh làm giảm lượng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
- Dễ bảo quản, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí
Nhược điểm
- Giảm tỷ lệ dinh dưỡng
- Dễ bị thay đổi mùi vị
- Thời gian rã đông lâu
- Thực phẩm đông lạnh chỉ thực sự an toàn khi bảo quản đúng cách và tuân thủ hướng dẫn rã đông
Ưu và nhược điểm của thực phẩm đóng hộp
Ưu điểm:
- Đa dạng nhiều loại thực phẩm
- Không mất công bảo quản
- Tiết kiệm tối đa thời gian chế biến
- Giá cả phải chăng, thuận tiện và bảo quản được lâu
Nhược điểm
- Chứa một hàm lượng BPA – hóa chất thường có trong bao bì, lon, hộp
- Một số sản phẩm có chứa nhiều muối, đường và chất bảo quản không tốt cho người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,…
Ưu và nhược điểm của các loại nguyên liệu thực phẩm
Ưu điểm:
- Làm tăng hương vị thực phẩm và tăng tính thẩm mỹ
- Một số loại phụ gia giúp tăng tuổi thọ
- Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây ngộ độc
- Đôi khi các loại sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho món ăn
Nhược điểm
- Một số nguyên liệu thực phẩm gây phản ứng dị ứng cho cơ thể
- Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây ngộ độc
- Một số loại gây ảnh hưởng chất lượng thực phẩm
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm phải đặc biệt lưu ý tới các thông tư văn bản liên quan tới chúng. Bởi những sản phẩm này đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này cần nắm rõ những điều này để có thể nhập khẩu một cách thuận lợi.
Dẫn chứng pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định các mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm cấm, không được phép nhập khẩu. Kèm theo sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP công bố các thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm phải được đăng ký kiểm tra thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương của Tổ chức kiểm tra chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận.
- Về việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu các mặt hàng này cũng dựa trên các quy định thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm được nhập khẩu không được nằm trong danh sách bị cấm. Đồng thời đáp ứng các điều kiện chung về việc đảm bảo an toàn các loại thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.
- Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm được nhập khẩu phải đáp ứng quy định kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam. Mỗi lô hàng đều phải có giấy chứng nhận đáp ứng quy định an toàn thực phẩm do cơ quan thẩm quyền cấp.
- Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành các cơ quan nhà nước kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
- Về việc chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ đối với thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm dựa trên Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code
Quy định về thuế nhập khẩu
Trong thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, doanh nghiệp phải nắm được các quy định về nhập khẩu. Để có thể xác định được mức thuế cho từng mặt hàng phải dựa trên cơ sở ma HS phù hợp với hàng hóa. Từ đó mới có thể tham khảo biểu thuế nhập khẩu. Sau đó mới xác định được thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Mã HS code
Để có thể tính được mức thuế của từng mặt hàng, chúng ta cần xác định được mã HS của hàng hóa. Việc xác định mã HS một cách chính xác cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tài liệu kỹ thuật, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng,… của các loại sản phẩm.
Bên cạnh đó, để có thể biết chính xác mã HS của hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm. Bạn có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để xin xác định trước mã số hàng hóa. Bộ hồ sơ này bao gồm: 01 bản chính đơn đề nghị theo mẫu, 01 bản chính mô tả hàng hóa dự kiến nhập khẩu.
Lưu ý về nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm sẽ bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Công bố thực phẩm. Doanh nghiệp có thể công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định An toàn thực phẩm
- Bước 2: Xin cấp phép giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bước 3: Thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, chứng từ cần thiết.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu)
- Hóa đơn thương mại (01 bản chụp)
- Vận tải đơn hoặc các loại chứng từ vận tải khác có giá trị tương tự (01 bản chụp)
- Giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng có giấy phép nhập khẩu (01 bản chính)
- Tờ khai trị giá (theo mẫu)
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (01 bản chụp)
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (01 bản chính)
Nơi đăng ký hồ sơ/ ban ngành
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm sẽ được nộp tại Chi cục Hải quan. Sau đó doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước dưới sự hướng dẫn của cơ quan Hải Quan thì lô hàng sẽ được thông qua.
Tuy nhiên, trước khi hàng cập cảng, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan Y tế có thẩm quyền thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp bạn đã công bố sản phẩm thì có thể được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký, sau đó gửi hình ảnh thực tế của sản phẩm.
Khi đó bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà không cần phải trực tiếp kiểm tra. Thời hạn cấp là trong vòng 1 tháng kể từ ngày có giấy đăng ký.
Chuẩn bị hồ sơ (Các chứng từ cụ thể)
Trước khi thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần công bố sản phẩm sẽ nhập khẩu. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết:
Đối với thủ tục tự công bố sản phẩm
- Bản tự công bố theo mẫu 01 Phụ lục I thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP do người tự công bố sản phẩm soạn
- Sản phẩm đem đi kiểm định đã được công nhận phù hợp ISO 17025 cấp phiếu an toàn thực phẩm.
Các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan này sẽ đăng tải sản phẩm và tên doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của mình.
Đối với thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
- Bản tự công bố theo mẫu 02 Phụ lục I thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP do người tự công bố sản phẩm soạn
- Người tự công bố mang sản phẩm đến cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ. Sau đó được cơ quan này cấp phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế
- Khi tiến hành nhập khẩu vào, doanh nghiệp cần chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩm bằng phương pháp khoa học.
- Bản sao của giấy chứng nhận/ xác nhận về cơ sở đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt. Hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Bộ Y tế nếu sản phẩm có các công dụng mới. Hoặc loại phụ gia không thuộc danh sách đã được Bộ trưởng Bộ Y tế công bố cho phép sử dụng.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Uỷ ban Nhân dân cấp Tỉnh nếu là thực phẩm chức năng thiên về dinh dưỡng y học. Hay các dạng thực phẩm dành cho trẻ nhỏ có độ tuổi từ 1 – 36 tháng tuổi.
Doanh nghiệp nhập khẩu 1 loại thực phẩm từ 2 cơ sở sản xuất trở lên phải chọn nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Đồng thời, khi đã xác nhận làm thủ tục đăng ký tại cơ quan đó thì các lần đăng ký tiếp theo cũng phải được thực hiện tại cơ quan này.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải đưa biên nhận cho người nộp rồi mới thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì trong vòng 7 ngày, cơ quan tiếp nhận phải có công văn trả lời. Doanh nghiệp có sản phẩm nhập khẩu đã được cơ quan Nhà nước chấp nhận thì có thể công bố sản phẩm của mình lên các website thuộc quyền sở hữu.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ được các bước trong thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm. Việc nhập khẩu các mặt hàng này cần trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt. Do đó, việc nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa một cách thuận tiện hơn rất nhiều. Nếu gặp phải các thắc mắc khác liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ đến Zship Logistics để nhận được tư vấn tốt nhất.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới