Tư Vấn Nhập Khẩu

Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính

Máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính tạo ra những sản phẩm tinh xảo, hoàn hảo
Danh Mục Bài Viết

    Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính ngày càng tăng. Vậy thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính như thế nào? Mặt hàng này có chính sách gì đặc biệt không? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Quy trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam như thế nào? Tất cả những thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

    Máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính là gì?

    Ngày nay những chiếc máy cắt CNC, máy cắt kính là thiết bị không thể thiếu trong các xưởng gia công cơ khí. Những chiếc máy này ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong ngành gia công cơ khí chính xác. Trước đây, các loại máy cắt truyền thống có rất nhiều hạn chế về độ chính xác, độ tinh xảo và thẩm mỹ. Tuy nhiên sự ra đời của máy cắt CNC và máy cắt kính đã khắc phục phục mọi nhược điểm này.

    Cắt CNC là phương pháp gia công cắt kim loại bằng công nghệ hiện đại. Với phương pháp này, máy có thể cắt gọt theo bất kỳ bản vẽ, họa tiết, đường cong phức tạp nào. Máy cắt CNC có thể hoạt động được trong không gian 2D, 3D, không gian 3 chiều. Tất cả đã được lập trình và điều khiển bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính.

    Máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính tạo ra những sản phẩm tinh xảo, hoàn hảo

    Máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính tạo ra những sản phẩm tinh xảo, hoàn hảo

    Máy cắt CNC có thể tạo ra những sản phẩm có độ chính xác gần như tuyệt đối. Chúng có thể tạo ra các đồ vật, đồ dùng có độ tinh xảo và tính thẩm mỹ cao với đường cắt rất mịn. Chính vì thế loại máy này ngày càng được sử dụng phổ biến. Chúng đóng vai trò quan trọng trong ngành gia công cơ khí. Dưới đây là một số ứng dụng của máy cắt CNC, máy cắt kính:

    • Khắc cắt lên thủy tinh, kính, pha lê.
    • Khắc, cắt các vật liệu bằng gỗ và kim loại
    • Khắc các hình ảnh hoa văn, hình ảnh 3D, ứng dụng để khắc cắt biển hiệu quảng cáo.
    • Khắc cắt các mô hình, lên gỗ hoặc lên các tấm có chất liệu bằng mica.

    Ưu nhược điểm của máy cắt kim loại, máy cắt kính CNC

    Phát minh của máy cắt CNC thực sự là bước đột phá trong lĩnh vực gia công các vật liệu kim loại, kính, gỗ. Các thiết bị này thực sự quá tuyệt vời khi mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo nhất.

    Ưu điểm của máy cắt kim loại, máy cắt kính CNC

    Không phải ngẫu nhiên mà máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính lại được ưa chuộng đến vậy. Chúng có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Đây cũng là lý do loại máy này ngày càng được nhập khẩu nhiều về Việt Nam.

    • Máy có thể gia công trên mọi vật liệu. Từ kim loại, kính, gỗ, giấy đến các chất liệu như phi kim,…
    • Máy có thể làm việc với vật liệu có từ tính và không có từ tính.
    • So với các loại máy cắt thông thường thì máy cắt CNC giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều.
    • Máy có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau như môi trường chân không, chất rắn, chất lỏng,…Điều này không phải công nghệ máy móc nào cũng có thể thực hiện được.
    • Đặc biệt, máy cắt kim loại, máy cắt kính CNC mang đến những sản phẩm hoàn hảo, chính xác, đảm bảo độ thẩm mỹ. Do đó nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí gia công lại sản phẩm.
    • Công nghệ này giúp hạn chế sự nhiễm bẩn của phôi kim loại.
    • Công nghệ cắt CNC có thể thực hiện với những chi tiết nhỏ, phức tạp mà vẫn mang đến những sản phẩm có độ chính xác và đường cắt tinh tế.
    • Với máy cắt kim loại, máy cắt kính CNC vật liệu không bị cong vênh hay biến dạng trong quá trình thực hiện.
    • Máy CNC có thể cắt vật liệu theo đường thẳng hay bất kỳ đường cong nào. Cắt được bề mặt có độ dày mỏng khác nhau, những chi tiết từ đơn giản đến phức tạp.
    • Máy không gây ồn trong quá trình làm việc, giảm được lượng khói bụi đáng kể so với các công nghệ khác. Nhờ đó tạo nên môi trường làm việc chất lượng và chuyên nghiệp.
    Máy cắt CNC có rất nhiều ưu điểm vượt trội

    Máy cắt CNC có rất nhiều ưu điểm vượt trội

    Nhược điểm của máy cắt kim loại, máy cắt kính CNC

    Mặc dù có vô số những ưu điểm vượt trội nhưng mắt cắt CNC cũng có những nhược điểm nhất định:

    • Chi phí đầu tư để mua máy cắt CNC khá cao. Do đó không phải công ty nào cũng có điều kiện mua được thiết bị này. Thường chỉ những công ty cơ khí và những doanh nghiệp sản xuất hàng loại mới có khả năng đầu tư máy CNC.
    • Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy khá cao.
    • Máy CNC được điều khiển bằng phần mềm chuyên dụng. Vì thế người vận hành máy phải biết kiến thức cơ bản về lập trình. Như vậy mới có thể điều khiển được máy theo ý muốn và tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu.
    • Máy chiếm khá nhiều diện tích trong không gian do cần đặt ở những nơi rộng rãi để có thể hoạt động dễ dàng.

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính

    Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính ngày càng gia tăng. Điều khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm khi làm thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính là dựa trên những căn cứ pháp lý nào. Vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

    Dẫn chứng pháp lý

    Chính sách nhập khẩu mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính là khác nhau đối với mặt hàng còn mới 100% và mặt hàng đã qua sử dụng.

    • Nghị định 187/2013/NĐ-CP đưa ra danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Tuy nhiên mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính mới 100% không nằm trong danh sách này.
    • Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định mặt hàng máy móc đã qua sử dụng khi nhập về Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Điều 6 của thông tư này. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến các mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính còn mới 100%.
    • Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan. Đồng thời hướng dẫn kiểm tra giám sát hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính
    • Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Biểu thuế này giúp doanh nghiệp nhanh chóng tra cứu mã HS code, thuế VAT và các loại thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng chịu thuế.

    Với những dẫn chứng pháp lý như trên có thể thấy mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính hoàn toàn mới không thuộc hàng hóa nhà nước cấm xuất nhập khẩu. Do đó các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này một cách bình thường.

    Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính

    Nắm rõ các căn cứ pháp lý, các thông tư văn bản liên quan đến mặt hàng cần nhập khẩu rất quan trọng. Điều đó giúp doanh nghiệp chủ động chuẩn bị những hồ sơ chứng từ phù hợp với quy định của nhà nước. Tuy nhiên mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính dường như “dễ thở” hơn. Thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính không quá phức tạp. Đó là vì, các mặt hàng này không thuộc diện cấm nhập khẩu. Chúng cũng không thuộc diện quản lý của các Bộ ngành. Không phải xin giấy phép nhập khẩu.

    Điều 5, Nghị định 187/2013/NĐ-CP kèm theo đó là phụ lục I danh sách các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính không có trong phụ lục I. Do đó có thể nhập khẩu về Việt Nam bình thường.

    Điều 6, Nghị định 187/2013/NĐ-CP kèm theo là phụ lục II, quy định các mặt hàng nằm trong danh mục quản lý chuyên ngành theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Sản phẩm máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính cũng không có tên trong phụ lục II. Vì thế không cần kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.

    Thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính được thực hiện bình thường

    Thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính được thực hiện bình thường

    Theo đó, quy trình nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính sẽ bao gồm các bước sau:

    • Bước 1: Khai báo hải quan. Người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, CO.
    • Bước 2: Người nhập khẩu cần kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng nhập.
    • Bước 3: Xác định mã hàng, tính thuế
    • Bước 4: Nộp thuế và các lệ phí hải quan
    • Bước 5: Hoàn tất các thủ tục hải quan thông thường, thực hiện kiểm tra giám sát hải quan. Giải phóng hàng và thông quan hàng hóa.

    Quy định về thuế nhập khẩu và HS code

    Xác định mã hàng, nộp thuế, lệ phí hải quan là việc làm bắt buộc khi nhập khẩu hàng hóa. Đối với mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính cũng vậy. Bạn cần nộp thuế đầy đủ mới có thể đưa hàng về kho. Do đó, trước tiên doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về thuế nhập khẩu mặt hàng này.

    Quy định về thuế nhập khẩu

    Để xác định được thuế nhập khẩu của mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính trước tiên doanh nghiệp phải xác định được mã HS code sản phẩm. Căn cứ để xác định mã HS code chính là hàng hóa thực tế tại thời điểm nhập khẩu. Đồng thời dựa vào hình ảnh và các tài liệu kỹ thuật của mặt hàng nhập khẩu. Thậm chí nếu khó khăn trong việc xác định mã hàng hóa thì cần phải nhờ đến Cục kiểm định hải quan.

    Việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu có thể căn cứ vào điều 7, thông tư 14/2015/TT-BTC. Thông tư này hướng dẫn về phân loại hàng hóa để xác định chính xác nhất mã HS.

    Quy định về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính căn cứ vào Nghị định 122/2016/NĐ-CP. Theo đó, mục a, khoản 1, điều 6 Nghị định 122 quy định: Các mặt hàng gia công cơ khí nằm trong nhóm  84.54 đến 84.63 nếu trong nước chưa sản xuất được thì được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Các mặt hàng còn lại sẽ chịu mức thuế suất nhập khẩu như biểu thuế quy định tại mục I, Phụ lục II của nghị định này.

    Theo đó đa số các loại máy cắt CNC áp dụng thuế suất nhập khẩu là 0%. Một vài mã hàng áp dụng thuế suất nhập khẩu từ 2% hoặc 5%.

    Thuế VAT cho mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính vẫn là 10%.

    Mã HS code

    Hiện nay các mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính rất đa dạng. Chúng gồm nhiều loại như máy máy tiện, máy khắc, máy bào,…. Do đó việc xác định mã HS khá phức tạp. Để xác định đúng mã hàng hóa cần phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động của máy.

    Ngoài ra công văn 4100/TCHQ_TXNK của Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn phân loại mặt hàng này như sau vào nhóm 84.61 phân nhóm 8461.50;  nhóm 84.62 phân nhóm 8462.31 hoặc phân nhóm 8462.39

    Mã HS code cho máy cắt kính, doanh nghiệp có thể tham khảo trong nhóm 8464.

    Dưới đây là bảng mã HS code của một số mặt hàng máy cắt kim loại CNC:

    Bảng mã HS code và thuế suất nhập khẩu của một số loại máy cắt kim loại CNC

    Bảng mã HS code và thuế suất nhập khẩu của một số loại máy cắt kim loại CNC

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính

    Làm thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính thì việc quan trọng không kém là chuẩn bị hồ sơ. Mặt hàng này không thuộc diện quản lý chuyên ngành nên thủ tục nhập khẩu cũng đơn giản hơn nhiều.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 5, điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, hồ sơ bao gồm:

    • Tờ khai hải quan nhập khẩu
    • Vận đơn bằng đường biển hoặc phương thức vận tải khác.
    • Hóa đơn thương mại
    • Chứng nhận nguồn gốc sản phẩm.
    • Hợp đồng mua bán
    • Catalogue và các tài liệu kỹ thuật có liên quan để giúp xác định mã HS

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, chứng từ, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục mở tờ khai hải quan tại Chi cục mặt hàng máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính được vận chuyển đến.

    Với những tin bài viết đã cung cấp, chắc hẳn doanh nghiệp đã nắm được thủ tục nhập khẩu máy cắt kim loại CNC, máy cắt kính như thế nào rồi. Phức tạp nhất trong quy trình này có lẽ là xác định mã HS code của mặt hàng. Xác định không đúng sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và công sức trong quá trình thông quan.

    Vì thế lời khuyên của chúng tôi là hãy sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói. Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thông quan mặt hàng máy móc, thiết bị, Zship Logistics  luôn là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng. Hãy liên hệ với Zship Logistics để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới