Thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp
Robot công nghiệp là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng được thiết kế để thay thế sức lao động của con người tại một số vị trí, giúp nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hầu hết robot công nghiệp đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp như thế nào?
Robot công nghiệp là gì?
Khoa học kỹ thuật phát triển là điều kiện cho các sản phẩm thiết bị máy móc tiên tiến ra đời. Các sản phẩm này hỗ trợ rất lớn cho con người trong các hoạt động sản xuất. Một trong những sản phẩm nhận được đánh giá cao phải kể đến robot công nghiệp. Vậy robot công nghiệp là gì?
Robot công nghiệp là những sản phẩm thiết bị được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp. Chúng có tên gọi tiếng anh là Industrial Robotics. Các sản phẩm robot công nghiệp này được thiết kế với đầy đủ các bộ phận cần thiết và tính năng hỗ trợ trong công việc như di chuyển, các trục liên kết để có thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể hiểu robot công nghiệp theo một số định nghĩa tiêu chuẩn. Cụ thể như:
- Theo tiêu chuẩn RIA của Mỹ, robot công nghiệp được hiểu là một hay 2 cánh tay vạn năng. Thiết bị này được lập trình nhằm mục đích thay thế con người thực hiện một hay nhiều công việc khác nhau.
- Theo tiêu chuẩn của AFNOR nước Pháp, robot công nghiệp là sản phẩm có cơ cấu chuyển động được lập trình sẵn. Chúng được sử dụng để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại. Robot công nghiệp hoạt động dựa trên hệ trục tọa độ.
Mặc dù có định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung robot công nghiệp đều được lập trình để phục vụ hoạt động sản xuất thay thế sức lao động của con người. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại robot công nghiệp và chúng không ngừng được cải tiến tốt hơn.
Ưu và nhược điểm robot công nghiệp
Robot công nghiệp hầu hết đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Thủ tập nhập khẩu robot công nghiệp khá phức tạp. Tuy nhiên, vì những lợi ích thiết thực mà sản phẩm này mang lại, các doanh nghiệp đều cố gắng nhập khẩu sản phẩm mình cần về nước. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của dòng thiết bị này hiện nay?
Các ưu điểm của robot công nghiệp
Robot công nghiệp không phải ngẫu nhiên được ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất. Các thiết bị này sở hữu cho mình rất nhiều ưu điểm nổi bật về chất lượng, tính năng, nâng cao hiệu suất công việc,… Lựa chọn sử dụng robot công nghiệp sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Tăng năng suất lao động
Một trong những ưu điểm đầu tiên của robot chính là giúp tăng năng suất lao động hiệu quả. Robot công nghiệp có thể hoạt động xuyên suốt 24/24 giờ mỗi ngày. Đồng thời, chúng có thể thao tác nhanh chóng. Đảm bảo nâng cao hiệu suất lao động hơn hẳn so với việc sử dụng người lao động.
Đặc biệt, với những công việc khó, robot công nghiệp cũng có thể xử lý một cách nhanh chóng. Bởi chúng đã được lập trình sẵn việc xử lý các công việc. Đảm bảo hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra.
Nâng cao mức độ an toàn về sức khỏe cho người lao động
Robot công nghiệp còn là thiết bị giúp thay thế con người làm việc tại các môi trường độc hại, nguy hiểm cao. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe người lao động. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về bảo hiểm cho người lao động tại môi trường nguy hiểm,…
Tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả
Với robot công nghiệp, các đơn vị kinh doanh sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí về nhân công, chi phí vận hành. Đồng thời, năng suất lao động lại tăng lên. Các sản phẩm được tạo ra ít gặp phải sai sót không đáng có.
Robot công nghiệp có khả năng linh hoạt
Khi tuyển chọn công nhân vào bất cứ vị trí làm việc nào, đơn vị luôn cần tiến hành đào tạo kỹ năng. Thời gian hướng dẫn, đào tạo có thể mất đến 2 hoặc 4 tuần tùy từng công việc.
Tuy nhiên, với robot công nghiệp đã được lập trình sẵn các công việc cần thực hiện. Đơn vị doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian hướng dẫn, quy trình hoạt động sản xuất được đáp ứng tốt nhất.
Các nhược điểm của robot công nghiệp
Robot công nghiệp dù có hiện đại đến đâu thì vẫn là máy móc. Chính vì vậy, chúng không thể hoàn hảo một cách tuyệt đối. Bên cạnh những ưu điểm thì robot công nghiệp vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Robot công nghiệp được điều khiển bằng máy tính. Vậy nên, trong quá trình hoạt động có thể bị tấn công, nhiễm virus,… Từ đó gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho dây chuyền sản xuất.
- Chi phí tốn kém: Robot công nghiệp có mức chi phí vận hành, bảo dưỡng và đầu vào rất cao. Các đơn vị doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư rất lớn để có thể trang bị đầy đủ những thiết bị này. Đi cùng với đó là doanh nghiệp cũng cần đến đội ngũ kỹ sư có thể thành thạo việc điều khiển robot công nghiệp.
Dù là thiết bị hiện đại bao nhiêu thì cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trước khi nhập khẩu robot công nghiệp, các đơn vị cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Căn cứ pháp lý và chính sách (nhập/xuất) robot công nghiệp
Mỗi một sản phẩm muốn được xuất hoặc nhập khẩu đều cần tiến hành thủ tục hải quan. Đối với robot công nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp sẽ được căn cứ vào các văn bản, nghị định được nhà nước ban hành theo từng giai đoạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mọi người có thể theo dõi những chia sẻ chi tiết của chúng tôi sau đây.
Dẫn chứng pháp lý
Để có thể hoàn thành đầy đủ các thủ tục xuất/nhập khẩu robot công nghiệp, các đơn vị cần nắm rõ những dẫn chứng pháp lý. Đây được xem là tiền đề giúp cho các đơn vị doanh nghiệp không gặp phải các thiếu sót trong việc hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo việc tiến hành thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp thuận lợi.
- Luật thuế xuất nhập khẩu số 1072016/QH13 do Quốc hội ban hành vào ngày 06/04/2016.
- Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 17/06/2020.
- Theo luật đầu tư số 61/2020/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành vào ngày 17/6/2020
- Nghị định số 09/2018/NĐ-CP được Chính phủ chính thức ban hành vào ngày 15/1/2018. Nghị định này được ban hành đã đưa ra quy định chi tiết về Luật thương mại và Luật quản lý thương mại trong hoạt động mua bán hàng hóa của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, hàng hóa cụ thể ở đây là robot công nghiệp.
- Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 19/4/2019 về việc quy định nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành vào ngày 30/1/2015 về phân loại hàng hóa, phân tích phân loại hàng hóa.
Các thông tư văn bản về (nhập/xuất) robot công nghiệp
Mỗi một hàng hóa khi được xuất/ nhập khẩu đều cần tiến hành chuẩn bị thủ tục hải quan riêng. Chỉ khi đáp ứng được đầy đủ tất cả các loại chứng tờ cần thiết thì sản phẩm mới được thông quan thuận lợi. Để hiểu hơn về các căn cứ pháp lý khi tiến hành thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp, mọi hãy hãy cùng tham khảo chia sẻ chi tiết dưới đây.
- Điều 7 tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP được Chính phủ chính thức ban hành vào ngày 15/1/2018 đã chỉ rõ việc thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
- Điều 6 , tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 19/4/2019 đã chỉ rõ các tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
- Điều 8, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ ban hành vào ngày 19/4/2019 đã nêu rõ các hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
- Khoản 2, Điều 8 tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành vào ngày 30/1/2015 về vấn đề phân loại máy móc, thiết bị ở dạng lắp ráp hoặc tháo rời. Người khai hải quan phải tiến hành đăng ký danh mục các chi tiết rời của robot công nghiệp. Nếu sản phẩm đã được đăng ký, thì cần tiến hành sửa đổi bổ sung thêm các chi tiết hoặc linh kiện rời của robot công nghiệp.
Quy định về thuế xuất/thuế nhập và HS code
Khi muốn xuất/ nhập khẩu bất cứ một loại hàng hóa nào qua hải quan, các đơn vị đều cần phải đóng thuế. Mức thuế của từng sản phẩm sẽ được quyết định dựa vào Danh mục mã HS code đã được công bố. Robot công nghiệp là mặt hàng không bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc chuẩn bị thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp vẫn tiến hành như thông thường.
Quy định về thuế nhập/xuất
Robot công nghiệp là thiết bị được sử dụng trong các hoạt động sản xuất mang đến rất nhiều lợi ích về nâng cao hiệu suất công việc, bảo vệ an toàn cho người lao động, hạn chế những sai sót nhỏ,… Robot công nghiệp là sản phẩm không thuộc mặt hàng bị cấm nhập khẩu của nước ta. Chính vì vậy, sản phẩm này có thể được nhập khẩu và phải chịu thuế tương tự như các dòng thiết bị khác.
Căn cứ pháp lý vào Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg được Thủ tướng thông qua ngày 16/11/2017, robot công nghiệp có mức thuế nhập khẩu thông thường là 5%. Mức thuế giá trị gia tăng phải chịu là 10% dựa vào Thông tư 83/2014 /TT/BTC được ban hành vào ngày 8/10/2014.
Bên cạnh đó, robot công nghiệp còn được nhận mức thuế ưu đãi khi được nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc Form E, Nhật Bản Form VJ, Hàn Quốc AK, Ấn Độ Form AI,… Các đơn vị doanh nghiệp cần dựa vào những điều này để có thể nắm được mức % thuế mà mình cần đóng khi tiến hành nhập khẩu robot công nghiệp.
Mã HS code (có show % thuế nhập/xuất)
Bất cứ một sản phẩm nào cần tiến hành xuất, nhập khẩu đều sẽ được cung cấp mã HS code riêng. Mã HS code này được sử dụng để xác định tính chất, tác dụng, cũng như hỗ trợ việc phân loại sản phẩm được thuận tiện hơn. Mã HS code này được sử dụng chung cho toàn thế giới, không riêng gì ở nước ta.
Dựa vào các đặc tính, tên gọi, chức năng và đặc điểm của robot công nghiệp, chúng ta có thể thấy sản phẩm này thuộc nhóm 8479. Mã HS code của robot công nghiệp là 84795000. Dựa theo mức thuế nhập khẩu được quy định vào năm 2018, robot công nghiệp sẽ chịu mức thuế giá trị gia tăng là 5% và thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
Robot công nghiệp sẽ được tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như thông thường. Tuy nhiên, nếu robot công nghiệp là linh kiện tháo rời, đơn vị doanh nghiệp có thể phải làm giám định đồng bộ trước khi được phép thông quan.
Hướng dẫn thủ tục hải quan (nhập/xuất) robot công nghiệp
Thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp là yếu tố quan trọng để sản phẩm có thể thuận lợi thông quan một cách hợp pháp. Tuy nhiên, việc tiến hành chuẩn bị thủ tục nhập khẩu này sẽ gây khó khăn và mất thời gian cho các đơn vị mới lần đầu thực hiện. Để tránh tình trạng sai sót, đơn vị doanh nghiệp có thể tham khảo một số hướng dẫn làm thủ tục hải quan robot công nghiệp ngay dưới đây.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Dựa vào khoản 5, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và luật sửa đổi điều 16 thuộc Thông tư 38/2015/TT-BTC, các loại hồ sơ cần chuẩn bị để nhập khẩu robot công nghiệp sẽ bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ của robot công nghiệp
- Các chứng từ hồ sơ kỹ thuật khác.
Bên cạnh đó, nếu robot công nghiệp quá lớn và được tháo rời các linh kiện trong trường hợp cần giám định đồng bộ, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận sản phẩm đồng bộ kèm theo.
Nơi đăng ký hồ sơ/ ban ngành
Robot công nghiệp là thiết bị hiện đại mang đến sự hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Các sản phẩm này vừa nâng cao hiệu quả công việc, vừa đảm bảo được an toàn cho sức khỏe người lao động. Bởi chúng có thể thay thế con người làm việc tại các môi trường độc hại trong thời gian dài.
Điều này đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu robot công nghiệp. Tuy nhiên, nơi đăng ký hồ sơ nhập khẩu robot công nghiệp ở đâu? Thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp sẽ được tiến hành nộp tại chi Cục hải quan tại đơn tỉnh. Tức tờ khai hải quan được mở tại đâu thì mọi người sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại đó.
Như vậy, các thông tin về thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp đã được chia sẻ một cách đầy đủ trong bài. Hy vọng rằng qua đây các đơn vị doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu robot công nghiệp sẽ hiểu hơn về các bước làm thủ tục. Để nhận hỗ trợ chi tiết nhất, hãy liên hệ với Zship Logistics.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới