Tư Vấn Nhập Khẩu

Tìm hiểu thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi

Căn cứ pháp lý về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi
Danh Mục Bài Viết

    Quá trình nhập khẩu nhôm thỏi trong sản xuất là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng nhập khẩu được nhôm thỏi, các đơn vị doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết. Vậy thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi bao gồm những loại giấy tờ nào? Hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục hải quan nhôm thỏi?

    Nhôm thỏi là gì?

    Nhôm được biết đến là kim loại có màu trắng bạc, có tính dẫn điện dẫn nhiệt và độ bền cao. Nhôm không động và chống mài mòn hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhôm, nổi bật nhất là nhôm thỏi. Vậy nhôm thỏi là gì?

    Nhôm thỏi là sản phẩm thuộc nhóm 7601, được gọi với tên tiếng anh là “ingot”. Nhôm thỏi được tạo nên từ quá trình điện phân hoặc công đoạn nấu chảy những phế liệu nhôm hay nhôm chưa gia công. Nhôm thỏi thường được đúc thành các thỏi đặc. Điều này vừa đảm bảo cho quá trình sắp xếp và di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn.

    Nhôm thỏi thường được sử dụng để làm nguyên liệu cho các hoạt động như cán, kéo, dập hay chế tạo sản phẩm nhôm định dạng. Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhôm thỏi đang không ngừng tăng cao. Chúng trở thành vật liệu quan trọng cho các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất ô tô, nhà máy, kim hoàn, sản xuất đồ gia dụng, nội thất trong gia đình,…

    Chính vì vậy, việc chuẩn bị đầy đủ các thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đơn vị doanh nghiệp.

    Khái quát thông tin về nhôm thỏi

    Khái quát thông tin về nhôm thỏi

    Ưu và nhược điểm của nhôm thỏi

    Nhôm thỏi là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất hiện nay. Loại nguyên liệu này được đánh giá rất cao về chất lượng, tính kinh tế trong quá trình sử dụng. Vậy nhôm thỏi có những ưu và nhược điểm nào?

    Các ưu điểm của nhôm thỏi

    Như đã đề cập ở trên, nhôm thỏi là nguyên liệu nhôm được đúc thành các thỏi nhờ vào quá trình điện phân hoặc nấu chảy nhôm vụn hay phế liệu. Nhôm thỏi thường được tạo thành từng khối. Dòng kim loại này sở hữu cho mình những ưu điểm vượt trội như:

    Độ bền cao

    Một trong những ưu điểm vượt trội không thể không nhắc đến của nhôm chính là độ bền vượt trội. Nhôm sở hữu cho mình khả năng chống mòn, chống han gỉ, chịu lực và chịu nhiệt rất tốt.

    Khả năng chống mài mòn hiệu quả nhờ vào lớp oxit được bao phủ trên bề mặt. Lớp oxit này sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của khí, hóa chất hay nước thấm vào nhôm. Từ đó nâng cao chất lượng của nhôm thỏi.

    Nhôm thỏi có độ bền vượt trội. Sử dụng nhôm thỏi trong sản xuất vừa giúp nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng mà nhôm mang lại khi sử dụng.

    Đồng thời, khi sử dụng nhôm thỏi trong chế tạo máy móc, thiết bị sẽ nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bề mặt nhôm không bị trầy xước và có độ sáng bóng tốt. Đảm bảo mang lại hiệu quả rất lớn trong việc sản xuất nội thất, vật trang trí trong nhà.

    Nhôm thỏi có độ bền cao

    Nhôm thỏi có độ bền cao

    Trọng lượng nhẹ

    Khối lượng nhẹ hơn các dòng kim loại khác. Đây là một trong những đặc tính được đánh giá cao từ người dùng. Với trọng lượng nhẹ hơn của mình, dù được đúc thành thỏi nhưng nhôm vẫn tạo nên thuận lợi trong việc di chuyển. Chúng trở thành vật liệu sản xuất phù hợp cho các loại vỏ như máy bay, tàu biển hay máy móc sản xuất,…

    Ưu điểm khác

    Nhôm thỏi không có từ tính. Bởi vậy, đối với các ứng dụng có liên quan đến từ tính thì nhôm sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, nhôm thỏi khi tái chế sẽ vẫn giữ nguyên được trọng lượng. Điều này sẽ giúp cho nhôm thỏi giữ nguyên được 100% mà không hề bị giảm bớt hay ảnh hưởng đến chất lượng.

    Các nhược điểm của nhôm thỏi

    Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì nhôm thỏi vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù hạn chế này không quá lớn nhưng mọi người cũng nên nắm rõ để cân nhắc khi sử dụng.

    • Sở hữu cho mình những ưu điểm về chất lượng thì đi cùng với đó chính là mức giá thành sản phẩm khá cao. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc cạnh tranh sản phẩm trong quá trình kinh doanh.
    • Quá trình nhập khẩu nhôm thỏi cần có thời gian và thủ tục chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ cần sai sót nhỏ là quá trình nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng, mất rất nhiều thời gian để có thể xử lý hoàn thiện.

    Căn cứ pháp lý và chính sách (nhập/xuất) nhôm thỏi

    Thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi là một trong những vấn đề quan trọng để có thể hoàn thành việc nhập khẩu nguyên liệu này. Các căn cứ pháp lý là điều mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua để có thể hoàn thiện được thủ tục nhập khẩu một cách đầy đủ, chính xác nhất.

    Dẫn chứng pháp lý

    • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định một số vấn đề của Luật Quản lý ngoại thương tại Phụ lục I và Phụ lục III đã chỉ ra rằng nhôm thỏi không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay cấm nhập khẩu.
    • Thông tư số 14/2015/TT-BTC được ban hành vào ngày 30/01/2015 của Bộ tài chính về hướng dẫn phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng hàng hóa.
    • Nghị định số 122/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 01/09/2016 của Chính Phủ về việc Biểu mẫu Thuế xuất nhập khẩu ưu đãi.
    • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với các hàng hóa xuất, nhập khẩu.

    Đây là những thông tư và nghị định mà các doanh nghiệp cần nắm rõ khi tiến hành chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi phục vụ mục đích sản xuất.

    Căn cứ pháp lý về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi

    Căn cứ pháp lý về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi

    Các thông tư văn bản nhập khẩu nhôm thỏi

    Để hiểu rõ hơn về quy định nhập khẩu nhôm thỏi, mọi người có thể tham khảo các thông tin phân tích chi tiết những thông tư văn bản đã được đề cập ở trên. Cụ thể:

    • Tại Điều 5, thuộc nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ ban hành đã công bố đầy đủ danh sách các mặt hàng bị cấm nhập và xuất khẩu. Danh sách này có phụ lục I kèm theo. Theo như tìm hiểu, nhôm thỏi hoàn toàn không nằm trong danh mục bị cấm. Các đơn vị doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu nhôm thỏi về nước phục vụ nhu cầu sản xuất.
    • Tại Mục 3, Điều 10 thuộc Thông tư số 14/2015/TT-BTC được ban hành vào ngày 30/01/2015 của Bộ tài chính đã chỉ rõ sản phẩm cần được tiến hành lấy mẫu để phân tích để đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm.
    Chi tiết các căn cứ pháp lý nhập khẩu nhôm thỏi

    Chi tiết các căn cứ pháp lý nhập khẩu nhôm thỏi

    Quy định về thuế nhập khẩu nhôm thỏi và HS code

    Các mặt hàng khi được xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều sẽ phải chịu thuế và nhôm thỏi cũng không phải ngoại lệ. Điều này đã được quy định đầy đủ tại Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13. Nhưng mỗi sản phẩm hàng hóa sẽ cần phải đóng mức thuế khác nhau. Hiện tại, nhà nước đã đưa ra công văn miễn giảm thuế cho một vài loại nhôm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy định về thuế nhập khẩu nhôm thỏi và HS code ngay sau đây.

    Quy định về thuế nhập khẩu nhôm thỏi

    Để có thể xác định được mức thuế nhập khẩu và xuất khẩu của bất cứ các mặt hàng nào cũng đều cần phải có HS code tương ứng của sản phẩm đó. Đối với nhôm thỏi cũng không phải là ngoại lệ. Nhôm thỏi là các sản phẩm không thuộc vào danh mục cấm xuất và nhập khẩu. Bởi vậy, sản phẩm khi nhập khẩu vào nước ta đều cần đóng thuế.

    Căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu được ban hành kèm Nghị định số 122/2016/NĐ-CP thì nhôm thỏi có mã HS code là 7601. Nhôm thỏi là sản phẩm không thuộc vào các nhóm hàng hóa quản lý chuyên ngành hay cần phải xin giấy phép kinh doanh. Bởi vậy, các đơn vị cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành lập thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi như bình thường.

    Quy định về thuế nhập xuất nhôm thỏi

    Quy định về thuế nhập xuất nhôm thỏi

    Mã HS code ( % thuế nhập khẩu nhôm thỏi)

    Mã HS của mỗi một sản phẩm khi muốn xác định được HS cần đến rất nhiều thông tin. Mọi người có thể căn cứ vào các tính chất, thành phần cấu tạo, đặc điểm,… của sản phẩm để tìm kiếm mã HS code phù hợp nhất.

    Căn cứ vào biểu mẫu thuế xuất khẩu ban hành cùng Nghị định số 122/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 1/9/2016, mặt hàng nhôm thỏi sẽ thuộc thuộc nhóm 7601. Tuy nhiên, các loại nhôm trong nhóm này cũng khá đa dạng. Mọi người cần tìm hiểu thật kỹ để chọn đúng mã HS code.

    Với các thông tin trên, chúng ta có thể thấy nhôm thỏi là mặt hàng có mã code HS thuộc nhóm 7601 với  mức thuế nhập khẩu là 3% và thuế giá trị gia tăng là 10%. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc nhập khẩu nhôm thỏi tại một số nước sẽ được nhận ưu đãi về thuế.

    Nhôm thỏi nhập khẩu từ Trung Quốc  nếu có C/O FORM E Sẽ có mức thuế ưu đãi là 0%. Nhôm thỏi nhập khẩu từ Thái Lan nếu có FORM D sẽ nhận mức thuế ưu đãi đặc biệt 0%. Nhôm thỏi được nhập từ Úc và Niudilân nếu có FORM AANZ thì sẽ nhận mức thuế đặc biệt 0%.

    Mã HS code của nhôm thỏi

    Mã HS code của nhôm thỏi

    Các lưu ý khi nhập khẩu nhôm thỏi (nếu có)

    Nhôm thỏi là một trong những nguyên vật liệu quan trọng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như lắp ráp ô tô, cửa kính,… Để có thể hoàn thiện thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi, mọi người cần xác định được những vấn đề quan trọng như mã HS code.

    Trong trường hợp, đơn vị không thể xác định được chính xác mã HS code của sản phẩm, công ty có thể tiến hành đề nghị được cấp mã HS code. Việc xác định mã HS code đã được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC vào ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính.

    Cục Hải quan sẽ tiến hành căn cứ vào sản phẩm thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu tại thời điểm hiện tại để xác định chính xác mã HS code của sản phẩm. Nếu có phát sinh bất kỳ vướng mắc nào, công ty có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải Quan để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu nhôm thỏi

    Thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi là điều quan trọng mà bất cứ đơn vị nào cũng cần phải nắm rõ. Việc chuẩn bị thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi không quá khó khăn. Tuy nhiên, cần đảm bảo thủ tục hồ hải quan đầy đủ để đảm bảo việc nhập khẩu không xảy ra sai sót và vướng mắc.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Để tất cả các hàng hóa có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì việc chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ là điều không thể thiếu. Đối với nhôm thỏi cũng không phải là ngoại lệ. Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc nhập khẩu nhôm thỏi sẽ bao gồm:

    • Hóa đơn thương mại
    • Hợp đồng thương mại
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Giấy chứng nhận xuất xứ
    • Vận đơn nhôm thỏi

    Đây chính là những giấy tờ, hợp đồng cần thiết cho việc nhập khẩu nhôm thỏi. Các đơn vị doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những loại giấy tờ thiết yếu này để có thể tiến hành nhập khẩu nhôm thỏi thuận lợi hợp pháp.

    Nơi đăng ký hồ sơ ban ngành

    Hiện nay, nhôm thỏi trở thành vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động sản xuất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu này tăng cao đã thúc đẩy việc nhập khẩu phát triển. Để có thể tiến hành nhập khẩu sản phẩm hợp pháp, thì việc đăng ký hồ sơ là điều không thể bỏ qua.

    Các đơn vị doanh nghiệp sau khi đã hoàn thiện các hồ sơ kiểm định chất lượng sản phẩm, sẽ tiến hành nộp lên chi cục hải quan tỉnh. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước như kiểm tra hồ sơ, hàng hóa theo các bước hướng dẫn của Chi cục Hải quan.

    Như vậy, trên đây là các thông tin tham khảo về thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp cho các cá nhân, đơn vị hay doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề nhập khẩu nhôm thỏi. Nếu bạn đang có nhu cầu hoàn thiện thủ tục trong việc nhập khẩu nhôm thỏi, hãy liên hệ với Zship Logistics để được hỗ trợ chi tiết.

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới