Cập nhật thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính
Màn hình máy tính và linh kiện điện tử tại Việt Nam hiện nay phần lớn nhập khẩu từ các nước. Thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính chắc hẳn là quan tâm của không ít doanh nghiệp kinh doanh trong mảng phụ kiện điện tử. Trong góc tổng hợp sau đây, ZSHIP.VN đã cập nhật chi tiết quy trình thủ tục, mức thuế áp dụng dành cho mặt hàng màn hình PC / laptop.
Màn hình máy tính là gì?
Trước khi đề cập chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính, ZSHIP.VN sẽ giới thiệu một cách tổng quát về mặt hàng này.
Khái niệm
Màn hình máy tính hay còn được biết với nhiều tên gọi khác như monitor, computer display. Đây đơn giản là một dạng thiết bị điện tử kết nối với máy tính để thực hiện chức năng hiển thị, hỗ trợ người dùng giao tiếp với máy tính.
Đối với PC (kiểu máy tính khối định để bàn), màn hình thường là một thành phần tách rời. Tuy nhiên đối với laptop (dòng máy tính xách tay), màn hình lại gắn liền với tổng thể thiết bị.
Phân loại
Màn hình máy tính trên thị trường hiện nay được phân loại thành nhiều loại. Trong đó mỗi loại màn hình lại có ưu và nhược điểm nhất định, thích hợp với từng mục đích sử dụng.
- Màn hình CRT: Ứng dụng màn hình huỳnh quang phục vụ quá trình hiển thị điểm ảnh ảnh. Thực chất, nó giống như một mạng lưới đèn điện tử chân không, tích hợp 1 hoặc 3 điện tử cùng với màn phosphor. Để có thể hiển thị hình ảnh, hệ thống súng điện tử phải bắn liên tiếp electron vào phần màn phosphor. Ưu điểm của màn hình CRT là giá thành rẻ, có khả năng hiển thị sống động, tuổi thọ cao. Tuy nhiên CRT tiêu tốn khá nhiều điện năng, độ phân giải không ta bằng nhiều loại màn hình khác.
- Màn hình LCD: Cấu thành từ vô số lớp xếp chồng, mạng lưới điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng chuyển đổi phân cực, điều chỉnh cường độ ánh sáng. Quá trình này thực hiện thông qua việc kết hợp với một số kính lọc phân cực. Màn hình LCD phù hợp với nhiều thiết bị, giá thành rẻ, hiển thị hình ảnh sống động, tiết kiệm điện năng. Chỉ có điều chất lượng hiển thị thường giảm đi sau một thời gian sử dụng, điểm ảnh bị giảm khi màn hình tiếp xúc với ánh sáng khác.
- Màn hình TN: Loại màn hình từng xuất hiện trên thị trường khá sớm. Ưu điểm vượt trội của màn hình TN là giá thành hợp lý, không tiêu tốn điện năng, hiển thị tốt hình ảnh ở tần số quét cao. Tuy vậy góc nhìn của màn hình còn hẹp, màu sắc có sử dụng nhạt đi nếu người dùng không của trực tiếp.
- Màn hình IPS: Loại màn hình phổ biến nhất trên thị trường hiện giờ, có khả năng hiển thị đa màu sắc. IPS đặc biệt phù hợp với dân thiết kế đồ họa, góc nhìn của màn hình rộng tới 178 độ theo phương ngang, cho phép người dùng quan sát tốt mà không cần phải ngồi đối diện. Nhược điểm duy nhất của IPS là tiêu tốn khá nhiều năng lượng.
- Màn hình VA: Sở hữu ưu việt của dạng màn hình IPS và TN. VA hiển thị màu sắc cực kỳ sắc nét, góc nhìn khá rộng, giá bán hợp lý. Thế nhưng tuổi thọ màn hình VA vẫn còn thấp, hình dễ bị mờ khi hiển thị nội dung chuyển động nhanh, chất lượng hiển thị thường giảm khi sử dụng một được một thời gian.
- Màn hình OLED/ AMOLED: Tích hợp chủ yếu trên dòng máy tính cao cấp. Trong mỗi màn hình OLED luôn bố trí một tấm pin cacbon có khả năng tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Màn hình OLED có góc nhìn cực rộng, tiêu tốn ít điện năng, hiển thị màu sắc trung thực. Nhược điểm lớn nhất của OLED nào giá thành khá cao.
- Màn hình Retina: Được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Apple với độ điểm ảnh cực cao (hơn 230 ppi). Màn hình Retina có khả năng hiển thị hình ảnh sinh động sắc nét, phù hợp với yêu cầu cao của người dùng. Tuy nhiên kích thước của loại màn hình máy tính này vẫn còn khá dày, tiêu tốn nhiều điện năng.
- Màn hình CCFL: Bao gồm nhựa bóng đèn neon thay cho đèn led. Loại màn hình này có giá thành rẻ nhưng tuổi thọ không cao, dễ bị nóng nếu như sử dụng lâu, tuổi thọ thấp. Chính vì những nhược điểm này mà hiện nay màn hình CCFL không còn được sản xuất.
Ưu và nhược điểm của màn hình máy tính nhập khẩu
Hầu hết màn hình máy tính trên thị trường hiện nay đều là hàng nhập khẩu. Nhìn chung so với hàng và sản xuất nội địa, màn hình nhập khẩu vẫn ưu thế hơn hẳn.
Ưu điểm
Màn hình máy tính nhập khẩu sở hữu thế vượt trội về mặt tuổi thọ, chất lượng hiển thị hình ảnh, tiết kiệm điện năng, chủng loại đa dạng.
- Tuổi thọ cao: Màn hình máy tính nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam thường được sản xuất bởi các công ty danh tiếng trong lĩnh vực công nghệ. Vì thế chất lượng màn hình đều tương ứng với giá trị. Đặc biệt trong một vài năm gần đây hầu hết hãng sản xuất đều rất chú trọng nâng cao chất lượng, tuổi thọ của màn hình máy tính. Trong thiết bị nhập khẩu từ Nhật hoặc châu Âu luôn có tuổi thọ của tuổi hơn so với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Khả năng hiển thị hình ảnh sắc nét: Bên cạnh độ bền, màn hình máy tính còn ghi điểm mạnh nhờ vào chất lượng hiển thị hình ảnh sắc nét. Các sản phẩm màn hình cao cấp như OLED, Retina, IPS, LCD hiện cực kỳ hút khách. Chúng có khả năng hiển thị hình ảnh vô cùng sắc nét, màu sắc có độ chân thực cao.
- Tiết kiệm điện năng: Mọi sản phẩm màn hình máy tính khi nhập khẩu vào nước ta đều phải trải qua kiểm tra dán nhãn năng lượng. Nhìn chung, các loại màn hình thế hệ mới chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng. Đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh hiển thị sắc nét, cung cấp góc nhìn rộng.
- Chủng loại đa dạng: Màn hình máy tính nhập khẩu luôn có chủng loại đa dạng hơn nhiều so với một vài sản phẩm sản xuất trong nước. Nhờ đó cả chủ kinh doanh và người dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của màn hình máy tính so với sản phẩm liên doanh trong nước chính là về mặt giá thành. Giá bán của thiết bị ảnh hưởng đến người chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu hàng hóa.
Trong đó, chi phí vận chuyển ngày càng có xu hướng tăng do giá nhiên liệu tăng cao. Bên cạnh đó là thuế nhập khẩu doanh nghiệp phải chi trả nếu muốn lô hàng được thông quan.
So với khi mua trực tiếp tại nước ngoài, màn hình máy tính bán tại Việt Nam thường có giá cao hơn khoảng 20%. Chưa kể đến việc thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng này còn khá phức tạp.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu màn hình máy tính
Quy trình thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính phải dựa trên căn cứ pháp lý, chính sách ban hành cụ thể.
Căn cứ pháp lý
Màn hình máy tính thuộc nhóm hàng hóa phải trải qua kiểm định hiệu suất năng lượng. Đồng thời trên mỗi thiết bị phải có dán năng lượng. Cụ thể, doanh nghiệp nên tham khảo một số văn bản tài liệu dưới đây.
- Quyết định số QĐ 04_2017_QĐ-Ttg: Đây quyết định ban hành lần đầu vào ngày 9/3/2017. Quyết định ngày đề cập chi tiết Danh mục hàng hóa phải trải qua kiểm định năng lượng và cần tiến hành dán nhãn theo giai đoạn cụ thể.
- Công văn số Cong-van-1786-TCHQ-GSQL: Ban hành lần đầu vào ngày 11/3/2016 bởi Tổng cục Hải quan. Công văn quy định cụ thể về quy trình dán nhãn năng lượng, lộ trình kiểm tra hiệu suất năng lượng của thiết bị nhập khẩu.
- Thông tư số 36/2016/TT-BCT: Ban hành lần đầu vào ngày 28/12/2016 bởi Bộ Công Thương. Trong công văn này có quy định chi tiết thủ tục dán nhãn năng lượng đối với một vài nhóm hàng hóa.
Thông tư văn bản quy định về nhập khẩu màn hình máy tính
Như vừa đề cập màn hình máy tính thuộc danh sách hàng hóa phải dán nhãn năng lượng. Phí thử nghiệm tương ứng 1.500.000đ / model, thời gian kiểm tra kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 9508:2012, thiết bị màn hình máy tính cần phải trải qua thực nghiệm. Loại màn hình gồm mạch liên kết hay được lắp đặt trong một vỏ bọc. Nó có khả năng hiển thị thông tin dạng hình ảnh khi kết nối với máy tính.
Cũng theo quy định trên sẽ có 3 loại màn hình không cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng. Đó là dạng màn hình chuyên dụng, màn hình có hiệu suất cao và màn hình có chức năng đặc biệt khác.
- Màn hình hiệu suất cao: Loại màn hình điện tử ứng dụng công nghệ chuyển mạch IPS hoặc VA với góc nhìn 178 độ. Cùng với đó là độ phân giải tối thiểu 1920 x 1200 MP, kích thước đường chéo tối thiểu 61cm.
- Màn hình chuyên dụng: Sử dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực đặc thù. Chẳng hạn như y tế, sản xuất công nghiệp, thiết kế đồ họa.
- Màn hình có chức năng đặc biệt khác: Sở hữu chức năng hiển thị video và tích hợp một vài chức năng khác. Chẳng hạn như tích hợp 3D, chức năng kết nối mạng.
Nếu như đã có hàng mẫu, doanh nghiệp có thể để đem mẫu đi thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Kết quả thử nghiệm sẽ được cập nhật trong tờ khai hải quan cùng với hồ sơ xin dán nhãn năng lượng.
Cách xác định các loại màn hình không thuộc phạm vi áp dụng TCVN 9508:2012
Các màn hình hiệu suất cao
Màn hình hiển thị điện tử sử dụng công nghệ chuyển mạch (IPS) hoặc công nghệ mặt cắt đứng (VA) và đạt được.
- Độ phân giải thực lớn hơn hoặc bằng 2.3 (1920 x 1200) MP; và
- Góc nhìn rộng hơn hoặc bằng 178o (tỉ lệ tương phản tối thiểu 1:10); và
- Độ rộng của dải màu lớn hơn hoặc bằng 72% NTSC; và
- Kích thước đường chéo lớn hơn hoặc bằng 61 cm (24 inch).
Các màn hình chuyên dụng
Được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn, thương mại, kỹ nghệ, y tế, đồ họa, v.v… và không được bán ra cộng đồng. Ví dụ như:
- Các sản phẩm được định nghĩa là các sản phẩm chuyên nghiệp trong phạm vi EN 55103.
- Các sản phẩm y tế được quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7303 (IEC 60601).
- Các sản phẩm tuân theo Tiêu chuẩn về ảnh số và giao tiếp trong Y tế (DICOM) (đối với các màn hình điện tử cho ngành y). Các sản phẩm được sử dụng trong những ứng dụng chẩn đoán trong y tế không có trạng thái năng lượng phù hợp với định nghĩa Chế độ Nghỉ chủ động (Ngủ), (VD các thông số kỹ thuật của FDA đối với các thiết bị y tế đòi hỏi duy trì độ sáng trong suốt thời gian sử dụng thiết bị hiển thị điện tử, bên cạnh các yêu cầu khác vốn không cho phép các thiết bị hiển thị điện tử như vậy thực hiện các chức năng kiểm soát điện năng.
- Các sản phẩm có thể hiển thị nội dung thông qua các đường tín hiệu giao diện số nối tiếp (SDI) bao gồm các thiết bị hiển thị điện tử trong ngành y tế, được sản xuất để chẩn đoán, điều trị hoặc giám sát tình trạng bệnh nhân.
Các màn hình có chức năng đặc biệt khác
Các sản phẩm có chức năng hiển thị điện tử video và chức năng khác bao gồm một hoặc nhiều hơn các chức năng dưới đây:
- Chức năng mạng tích hợp hoặc có sẵn, mạch không thể phân tách về vật lý hoặc tách riêng khỏi thiết bị hiển thị điện tử. Ví dụ về chức năng này bao gồm nhưng không giới hạn ở khả năng hội thoại thấy hình, khả năng VoIP và PCoIP. Việc bổ sung chỉ một máy quay, micro và/hoặc loa không được coi là một chức năng kết nối mạng.
- Các PC tích hợp 3D, máy tính bảng, sách điện tử, điện thoại thông minh, và thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân.
Trường hợp Quý khách hàng có mẫu sẵn tại Việt Nam có thể mang mẫu đi thử nghiệm HSNL tối thiểu trước khi hàng về.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS Code
Quy định về thuế suất nhập khẩu và HS Code màn hình máy tính là phần thông tin quan trọng doanh nghiệp cần cập nhật đầy đủ.
Quy định về thuế nhập khẩu
Phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu thuế nhập khẩu nhất định. Một số hàng hóa có thể được miễn thuế nhưng màn hình máy tính không nằm trong nhóm hàng hóa nào.
Muốn lô hàng vượt qua vòng thông quan, đơn vị nhập khẩu phải luật đầy đủ thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Trong đó, thuế giá trị gia tăng luôn cố định ở mức 10%, thuế nhập khẩu là 5%.
Chẳng hạn với một lô hàng màn hình máy tính trị giá 10 tỷ đồng, doanh nghiệp của bạn cần trả 500 triệu đồng thuế nhập khẩu. Và 1.05 tỷ đồng thuế VAT [(tổng giá trị lô hàng + tiền thuế nhập khẩu) x 10%].
Mã HS Code
HS Code của màn hình máy tính là 8528. Đây là mã nhận dạng màn hình máy tính không gắn với bất kỳ thiết bị thu sóng truyền hình nào. Thông qua HS Code, đơn vị nhập khẩu dễ dàng tra cứu thuế suất và thông tin liên quan đến thiết bị nhập khẩu.
Các lưu ý khi nhập khẩu
Lưu ý quan trọng nhất với doanh nghiệp nhập khẩu màn hình máy tính là phải nộp đầy đủ thuế theo quy định. Vì nếu không hoàn thành nghĩa vụ thuế, lô hàng doanh nghiệp nhập về chắc chắn không thể thông quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiến hành làm thủ tục dán nhãn năng lượng bên cạnh thủ tục nhập khẩu cơ bản.
Căn cứ theo Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương, Doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ đăng ký công bố Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng sau khi thông quan tờ khai và trước khi đưa hàng hóa ra bày bán trên thị trường sau đó tự dán nhãn năng lượng lên sản phẩm và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký.
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu màn hình máy tính
Sau đây ZSHIP.VN sẽ cập nhật chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính từ nước ngoài về lãnh thổ Việt Nam.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Nếu có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng màn hình máy tính, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 loại hồ sơ. Bao gồm hồ sơ nhập khẩu và hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
Hồ sơ thủ tục hải quan
Trong bộ hồ sơ thủ tục hải quan, đại diện doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Tờ khai hải quan Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- anh sách đóng gói (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ – CO
- Catalogue nếu có
- Các chứng từ khác do bên hải quan yêu cầu
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Bên cạnh hồ sơ nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu màn hình máy tính còn phải làm cả hồ sơ đăng ký dán nhãn.
- Chứng nhận đăng ký công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị
- Giấy tờ nghiệm thu kết quả kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng của thiết bị
- Mẫu dán nhãn năng lượng sẽ dùng
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ làm nhãn năng lượng cho Bộ Công Thương. Còn với hồ sơ đăng ký nhập khẩu thì nộp tại tôi quan hải quan trực thuộc Tổng cục hải quan Việt Nam.
Chuẩn bị hồ sơ (bổ sung nếu có)
Nếu cần bổ sung hồ sơ, doanh thu có thể chủ động một vài giấy tờ dưới đây.
- Giấy tờ cấp phép nhập khẩu
- Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng
- Giấy tờ cung cấp thông tin các bên tham gia giao dịch
- Tờ đơn kê khai giá trị
- Nếu làm việc với bên ủy thác thì phải có hợp đồng ủy thác
Các quy định / hồ sơ riêng nếu có
Trường hợp phải chuẩn bị hồ sơ riêng, doanh nghiệp chỉ cần làm theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với ZSHIP.VN để nhận tư vấn chi tiết.
ZSHIP.VN vừa cập nhật thủ tục nhập khẩu màn hình máy tính. Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp ích quý khách hàng!
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới