Tư Vấn Nhập Khẩu

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất

thu tuc nhap khau bang chuyen san xuat 0
Danh Mục Bài Viết

    Sự xuất hiện của hệ thống băng chuyền giúp hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa. Chúng hỗ trợ giúp tăng năng xuất lao động và tiết kiệm thời gian, công sức. Các thiết bị băng tải, băng chuyền cũng vì vậy trở thành lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp chọn mua. Với thị trường đầy tiềm năng, nhập khẩu băng chuyền sản xuất về kinh doanh thực sự là phân mảng hấp dẫn, cho khả năng sinh lời. Vậy, thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất hiện nay như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi lắng nghe thông tin từ chuyên gia Logistics trong bài viết dưới đây.

    Băng chuyền sản xuất là gì?

    Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Hệ thống tự động hóa ngày càng xuất hiện trong nhiều quy trình sản xuất. Trong đó, băng tải, băng chuyền là một trong những thiết bị máy móc không thể thiếu trong nhiều nhà máy, công xương. Chúng giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm sức lao động và rút ngắn thời gian cũng như các khoản chi phí. Từ đó băng chuyền giúp tăng năng suất và lợi nhuận sản xuất cho doanh nghiệp.

    thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Băng chuyền sản xuất là thiết bị thường thấy trong nhiều nhà máy.

    Xuất phát từ những giá trị thiết thực đó. Các doanh nghiệp, nhà máy luôn mong muốn tìm mua được dòng băng tải, băng chuyền chất lượng với nguồn gốc từ các thương hiệu nước ngoài uy tín. Điều này mở ra phân mảng nhập khẩu băng chuyền vô cùng tiềm năng. Trước khi tìm hiểu về chi tiết thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất. Bạn hãy cùng chúng tôi làm rõ định nghĩa về dòng máy móc này nhé!

    Khái niệm mô tả chung về băng chuyền sản xuất

    Băng chuyền là cách gọi của một loại máy móc đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa đầy đủ về chúng. Theo đó, đây là sản phẩm máy móc được sản xuất với mục đích hỗ trợ cho con người trong công việc vận chuyển, đóng gói hàng hóa, chế tạo hay chế biến.

    Thiết bị này khi hoạt động sẽ giúp vận chuyển bưu kiện, đồ vật, sản phẩm từ điểm A đến điểm B trong nhà máy. Sự hoạt động liên tục giúp các thao tác vận chuyển trong một dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn. Vì vậy, chúng tiết kiệm công sức để quá trình chế biến thực phẩm, lắp ráp – đóng gói linh kiện nhanh chóng, thuận tiện hơn.

    Phát minh băng chuyền được xem là một trong những ứng dụng quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất. Ở góc nhìn hơn, thiết bị này tạo nên môi trường làm việc khoa học, mang lại tác dụng kinh tế cao. Đặc biệt, chúng giúp giải phóng sức lao động, mở ra kỷ nguyên làm việc với máy móc và tự động hóa lý tưởng cho con người.

    Hiện nay, các loại băng chuyền được nhập khẩu vào nước ta bao gồm:

    – Băng tải cao su bố

    – Băng tải bằng vải polyester

    – Băng tải xích nhựa

    – Băng tải con lăng

    – Băng tải PVC

    – Băng tải cấp liệu-lưới inox.

    – …

    Ưu và nhược điểm của băng chuyền sản xuất

    Trước khi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất. Nhà kinh doanh cần hiểu biết thực sự về sản phẩm mà mình có ý định buôn bán. Những phân tích về ưu/nhược điểm của loại máy móc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về mặt hàng này.

    Các ưu điểm của băng chuyền sản xuất

    thu tuc nhap khau bang chuyen san xuat 4

    Thiết kế băng chuyền giúp giải phóng sức lao động.

    – Mục đích chính quan trọng nhất của băng chuyền là việc chúng giúp di chuyển mặt hàng từ vị trí này sang vị trí khác. Chúng được thiết kế để phù hợp với nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như: linh kiện điện tử, đóng gói sản phẩm, chế biến thực phẩm, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất may mắc….Vì vậy, có thể đánh giá, tính ứng dụng của băng tải, băng chuyền là rất lớn.

    – Hệ thống này vận hành hỗ trợ các hoạt động sản xuất được tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Từ đó giúp khấu trừ chi phí nhân công, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.

    – Băng tải tạo nên sự đơn giản hóa, tự động hóa trong quá trình sản xuất. Từ đó thúc đẩy làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp.

    – Đặc biệt, với sự giúp đỡ của máy móc, các thao tác tự động nâng đỡ vật liệu, thiết bị nặng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chúng giải phóng sức lao động của con người, giúp nhân công đỡ vất vả hơn khi làm việc trong các nhà máy, công xưởng.

    Các nhược điểm của băng chuyền sản xuất

    thu tuc nhap khau bang chuyen san xuat 3

    Giá thành của các dòng băng tải, băng chuyền hiện nay khá cao.

    Được thiết kế với mục đích hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, vật liệu trong quá trình sản xuất của con người. Băng chuyền sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng cũng tồn tại một vài bất cập như:

    – Hệ thống máy móc này thường có cấu tạo với nhiều chi tiết tương đối phức tạp. Vì vậy chúng sẽ gây khó khăn cho quá trình lắp ráp hay sửa chữa.

    – Một băng chuyền khi được lắp đặt hoàn thiện sẽ chiếm diện tích rất lớn trong nhà xưởng. Chúng chỉ thích hợp với những khu vực sản xuất có quy mô lớn.

    – Mức giá để sở hữu một băng chuyền tự động không hề rẻ. Khi có mong muốn đưa ứng dụng tự động hóa vào dây chuyền sản xuất. Chủ doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận bỏ ra số tiền tương đối lớn.

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Với những giá trị tuyệt vời mang lại cho sản xuất, việc ứng dụng băng tải vào nhà máy, xí nghiệp là xu hướng hiện đang rất được quan tâm. Vậy, các doanh nghiệp khi kinh doanh mặt hàng này, thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất dựa trên căn cứ pháp lý và chính sách nào? Chuyên gia Logistis đã có những lý giải cặn kẽ:

    Dẫn chứng pháp lý

    thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Hiện đã có đầy đủ pháp lý về thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất.

    Thị trường kinh doanh băng chuyền, băng tải ngày càng sôi động. Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm và lợi ích của người bán. Nhà nước, các Bộ- ban ngành liên quan đã ban hành các chính sách pháp lý quy định, hướng dẫn rõ ràng về công tác nhập khẩu mặt hàng này:

    – Thông tư số 04/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và quá cảnh hàng hóa.

    – Thông tư 14/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015L về hướng dẫn phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.

    – Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của bộ trường Bộ Tài chính quy đinh về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hài quan, thuế xuất/nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất/nhập khẩu.

    Các thông tư văn bản về nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Nhằm mang lại sự rõ ràng và thống nhất trong phương thức kinh doanh mặt hàng này. Các thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất được quy định rõ ràng tại thông tư, quy định như sau:

    – Băng tải hoặc đai tải băng chuyền được xác định là sản phẩm không nằm trong Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 04/2014/TT-BCT dẫn trên.

    – Thông tư 103/2015/TT-BTC giới thiệu 6 quy tắc để phân loại hàng hóa vào mã HS code phù hợp. Trong đó quy định rõ ràng về mã HS Code gắn liền với ngành hàng băng chuyền sản xuất.

    – Điều 7 Thông tư 14/2015/TT-BTC, ngày 30/01/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 15-3-2015.

    – Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH về 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

    – Khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) quy định chi tiết về hồ sơ hải quan nhập khẩu băng chuyền theo

    – Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Trong đó hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập khẩu băng chuyền mới 100%, chưa qua sử dụng.

    Quy định về thuế nhập và HS code của mặt hàng băng chuyền sản xuất

    Bên cạnh các thông tin về thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất thì các quy định về thuê hay mã HS Code gắn liền với mặt hàng này cũng cần được quan tâm. Hiện nay, trong các văn bản quy phạm của bộ/ban ngành có liên quan. Các thông tin này đã được quy định rõ ràng như sau:

    Quy định về thuế nhập khẩu

    thu tuc nhap khau bang chuyen san xuat ava

    Thuế nhập khẩu băng chuyền hiện nay không quá cao.

    Cũng giống như mọi mặt hàng khác, băng chuyền sản xuất khi nhập khẩu vào nước ta cần phải chịu các khoản thuế theo quy định. Trong đó, các khoản thuế áp dụng như sau:

    –  Thuế VAT của mặt hàng băng chuyền sản xuất hiện áp dụng là 10%.

    – Thuế nhập khẩu với mặt hàng băng tải thông thương từ 5 – 15%. Tuy nhiên, với những nhóm băng chuyền có mã sản xuất C/O form D có nguồn gốc từ các nước thuộc khối ASEAN hay Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế  là 0%.

    – Ngoài ra, hiện nay nước ta đã ký hết hiệp định Thương mại FTA với hơn 50 quốc gia. Vì vậy, mặt hàng băng chuyền khi nhập khẩu về Việt Nam có thể hưởng các khoản thuế ưu đãi đặc biệt. Doanh nghiệp nên lưu ý tới nội dung này để được hưởng đầy đủ quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế.

    Mã HS Code

    Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất. Mã HS Code là nội dung không thể thiếu. Đây là mã số xác định ngành hàng, mặt hàng trong việc tạo dựng hồ sơ, các giấy tờ hải quan cho phép nhập khẩu về Việt Nam. Việc xác định mã HS Code cần dựa theo tính chất, cấu tạo của mặt hàng băng chuyền.

    Theo phân loại mã HS Code thuộc Chương 84: “Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng.” Đối với mặt hàng băng chuyền sản xuất, mã HS Code được xác định như sau:

    – Với hệ thống các máy nâng hạ, giữ, xếp hoặc dỡ hàng như: thang máy, thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo có mã HS 8428.

    – Băng tải tự động dành cho người đi bộ, thang cuốn có mã là HS 84284000.

    – Các loại băng chuyền, băng tải sản xuất khác quy định chung là mã HS 84283390.

    Và một vài mã HS code có thể tham khảo như sau:

    • 4010 – Băng tải hoặc đai tải hoặc băng chuyền (dây curoa) hoặc đai truyền, bằng cao su lưu hóa.
    • 40101100 – Chỉ được gia cố bằng kim loại
    • 40101200 – Chỉ được gia cố bằng vật liệu dệt
    • 40101900 – Loại khác
    • 40103100 – Băng chuyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 180 cm
    • 40103200 – Băng chuyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 180 cm
    • 40103300 – Băng chuyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm nhưng không quá 240 cm
    • 40103400 – Băng chuyền liên tục có mặt cắt hình thang (băng chữ V), trừ băng truyền có gân hình chữ V, với chu vi ngoài trên 180 cm nhưng không quá 240 cm
    • 40103500 – Băng chuyền đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 60 cm nhưng không quá 150 cm
    • 40103600 – Băng chuyền đồng bộ liên tục, có chu vi ngoài trên 150 cm nhưng không quá 198 cm
    • 40103900 – Loại khác

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất về Việt Nam không quá phức tạp. Tuy nhiên, để quá trình thông quan sớm được tiến hành thuận lợi, đảm bảo công tác kinh doanh, phân phối. Doanh nghiệp cần nắm vững đầy đủ các hồ sơ, chứng từ liên quan tới quá trình nhập khẩu.

    Hồ sơ đăng ký nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    – Nếu băng tải, băng chuyền dùng cho sản xuất để vận chuyển hàng như: viên nén gỗ, cát, đá, gạo,…thì sẽ không cần phải kiểm tra chất lượng.

    – Nếu băng tải, băng chuyền dùng để chuyên chở người (giống như băng tải của thang cuốn) thì phải kiểm tra chất lượng theo thông tư 22.

    thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất

    Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng là thủ tục bắt buộc với băng chuyền.

    Như vậy, đối với băng chuyền sản xuất ứng dụng trong vận chuyển hàng hóa, bưu kiện, linh kiện máy móc, con người. Cần phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

    + Hợp đồng mua bán (Sales Contract);

    + Bản liệt kê hàng hóa, đóng gói (Packing List);

    + Hóa đơn thương mại (Invoice);

    + Vận đơn (B/L);

    + Các chứng thư chất lượng;

    + Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra;

    + Bản đăng ký kiểm tra chất lượng;

    + Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan.

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Doanh nghiệp tiến hành đưa sản phẩm mẫu tới trung tâm thử nghiệm được phép kiểm tra chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Sau đó, cần chờ kết quả công bố trong khoảng 5 – 10 ngày tùy ngành hàng.

    Hồ sơ chứng từ thủ tục hải quan

    Hồ sơ hải quan nhập khẩu băng chuyền sản xuất được quy định theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm những chứng từ cụ thể như sau:

    – Tờ khai hải quan nhập khẩu

    – Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

    – Bill of lading (Vận đơn)

    – Giấy giới thiệu – Bản chính

    – Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

    – Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

    – Với một số chi cục có yêu cầu thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính

    Các quy định / hồ sơ riêng nếu có

    Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất. Doanh nghiệp cần lưu ý, do băng chuyền có kích thước lớn và cồng kềnh. Do đó, để quá trình vận chuyển được dễ dàng, chúng thường được tháo rời thành từng bộ phận. Doanh nghiệp cần phải chú ý đến vấn đề khai báo hàng hóa ở trạng thái tháo rời. Cùng với đó là bước lập bảng kê các bộ phận một các chi tiết để nhân viên hải quan kiểm tra.

    Nếu doanh nghiệp khai báo mặt hàng nhập khẩu là băng chuyền thì cần thực hiện kiểm tra tính đồng bộ của nó. Mục đích của việc này là để có quan hải quan xác định chắc chắn các linh kiện này thuộc về 1 máy móc được cho phép nhập khẩu. Như vậy, trong trường hợp khai báo là băng chuyền sản xuất. Thông thường phía đơn vị hải quan sẽ chỉ định doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra tính đồng bộ. Sau khi có chứng nhận xác nhận đồng bộ nộp cho hải quan, thì thủ tục nhập khẩu băng chuyền lúc này mới được hoàn tất và hàng hóa mới được thông quan.

    Hi vọng, với những thông tin về thủ tục nhập khẩu băng chuyền sản xuất được cung cấp trên sẽ mang lại cho quý doanh nghiệp nhiều tham khảo hữu ích. Để được tư vấn và hỗ trợ sâu hơn về nhập khẩu các mặt hàng, vui lòng liên hệ Zship Logistics.

    —————————————————————————————————-

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới