Dịch vụ vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu và có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l′Homme et du Citoyen). Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới.
Hiện chúng ta có rất đông các sinh viên đang du học tại Pháp, nên nhu cầu sử dụng hàng hóa nhập khẩu từ pháp khá phổ biến và không còn là xa xỉ với người Việt Nam.
Do đó dịch vụ vận chuyển ship gửi hàng từ Pháp về Việt Nam hiện nay được đông đảo đơn vị đầu tư phát triển. Chỉ điểm qua một vòng internet hoặc dạo một vòng các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh bạn dễ dàng nhận thấy được có đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ này. Giữa một rừng đơn vị ấy khách hàng có thêm cho mình nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu của mình.
Tuy nhiên nó gây ra không ít khó khăn cho những khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Bởi bạn không biết đâu là những đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ chất lượng để thực hiện chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam. Vậy đâu là đơn vị đáng để bạn tin cậy. Nếu muốn nắm rõ điều đó chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó ngay sau đây.
Các loại hình vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam
Khi vận chuyển, mua hộ hàng hóa từ Pháp cũng như từ các nước trên thế giới chúng ta thường phân loại thành các hình thức vận chuyển như sau:
Vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam bằng đường hàng không
– Chuyển phát nhanh: thường được dùng với các gói hàng nhỏ, trị giá dưới 50usd và không quá gấp để tiết kiệm chi phí.
– Chuyển phát Air Cargo: được dùng cho hàng hóa và giá trị lô hàng thường lớn từ vài ngàn đến vài chục ngàn usd. Với hình thức vận chuyển này thường thì các Doanh Nghiệp sẽ lựa chọn để đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa của mình.
Thời gian vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam bằng đường hàng không
– Chuyển phát nhanh: sẽ không còn nhanh như các tuyến vận chuyển hàng từ Hàn, hay vận chuyển hàng từ Pháp nữa. Mà nó sẽ khá là lâu. Đối với các đơn hàng phát cá nhân, hoặc gửi thư từ lại càng lâu. Do tính quan trọng sẽ không được đề cao nữa.
Thời gian vận chuyển sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày. Nếu ở vùng sâu và xa có thể lên đến 10 ngày.
– Chuyển phát Air Cargo: Với loại hình vận chuyển hàng hóa Air Cargo, các doanh nghiệp sẽ chọn các dịch vụ bay có thời gian transit ngắn.
Và tại sao phải chọn như vậy? Nếu hàng hóa của bạn có giá trị cao, bạn không thể để nó transit qua quá nhiều sân bay. Hàng hóa sẽ bị ném và va đập khi dỡ lên hoặc xuống hàng để qua máy bay khác.
Do đó, hãy chọn các dịch vụ uy tín và dù có đắt 1 chút thì cũng chỉ nên chọn các hãng bay transit tối đa không quá 2 chuyến / 1 lần bay. Với tuyến Pháp này có thể chọn các hãng bay thẳng như: Việt Nam Airline, AirFrance Airline và khá nhiều hãng bay quốc tế khác …
Vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam bằng đường biển
Đối với việc vận chuyển đường biển, hàng hóa quốc tế từ Pháp hay các nước Châu Âu về Việt Nam khá là phổ biển. Bởi chi phí vận chuyển từ các sân bay chính của Pháp về Việt Nam khá cao.
Bởi vậy, việc vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam để tiết kiệm chi phí tối đa, các bạn nên sử dụng hình thức vận chuyển đường biển. Nhưng cũng nên lưu ý: bạn phải có công ty để làm các thủ tục hải quan nhập khẩu tại Hải Phòng. Vì việc làm thủ tục khai báo bao thuế ở Hải Phòng khá là khó khăn.
Thời gian vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam bằng đường biển
Pháp có 4 cụm cảng chính như sau:
Cảng Le Havre
Lehavre là cảng container lớn nhất và là cảng thương mại lớn thứ hai của Pháp tính theo tổng số lượng tấn hàng, với 3 cụm bến cảng, 14 bến tàu, 13 bến neo. Cảng rộng 10,000 hecta, sức chứa 20,000 TEUs tàu container, tiếp nhận 72 triệu tấn hàng trong năm 2018, trong đó có gần 42 triệu tấn hàng rời và khoảng 6000 con tàu ra vào cảng bao gồm 403 chuyến tàu khổng lồ. Hệ thống bến tàu dọc kênh, Canal de Tancarville và Grand Canal du Havre, kết nối thành phố Le Havre với Sein. Thời gian tàu đến và đi Việt Nam : 31 – 34 ngày.
Cảng Marseille Fos
Cảng Marseille Fos là cảng hàng hải chính của Pháp, cảng lớn thứ hai trong khu vực Địa Trung Hải, thứ tư châu Âu, với 85.79 triệu tấn hàng hóa và 1,062,408 TEUs hằng năm.
Cảng Fos Sur Mer
Khu vực cảng phía Tây trọng cụm cảng Marseille Fos rộng 10,000 hecta, được sử dụng cho vận chuyển hàng quốc tế.
Thời gian vận chuyển thường từ 32 – 36 ngày
Cảng Marseille
Khu vực cảng phía Đông trong cụm cảng Marseille Fos rộng 400 hecta, chuyên phân phối hàng trong khu vực Địa Trung Hải, Liên minh Ả Rập Maghreb, châu Phi.
Thời gian vận chuyển thường từ 35 – 37 ngày
Cảng Bordeaux
Nằm trên cửa sông lớn nhất châu Âu, sông Garonne, Cảng Bordeaux, hay còn gọi là Cảng Mặt Trăng (Port de la Lune). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì dòng sông Garonne chảy qua thành phố Bordeaux có dạng như một vầng trăng khuyết. Tháng 6, năm 2007, phần kiến trúc của cảng Bordeaux và khu vực lân cận đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Cảng Bordeaux với lới thế tọa lạc trên vị trí đặc quyền trung tâm bờ biển Đại Tây Dương. cảng có 7 bến cảng chuyên dụng kết nối với 5 châu lục là:
– Le verdon, là một bến cảng nước sâu với diện tích kho chưa hàng rộng 12,000 m2.
– Pauillac, bến cảng này nằm ở bờ trái của Cảng Bordeaux, nơi có một số cơ sở dành riêng cho hàng dầu thô, cũng là điểm phương thức của hậu cần hàng không để vận chuyển các yếu tố A380.
– Blaye, bến cảng dành riêng cho hàng ngũ cốc và chất lỏng với lưu lượng gần 300,000 tấn hàng hóa mỗi năm.
– Ambès, tọa lạc tại nơi hợp lưu của 2 con sông Dordogne và Garonne, bến cảng Ambès được trang bị chủ yếu cho việc vận chuyển và lưu trữ hydrocarbon và hóa chất.
– Grattequina, gần trung tâm của cảng Bordeaux, có diện tích 6 hecta bến cảng Grattequina có một cầu cảng đa năng có sức chứa lớn để bốc dỡ vật liệu xây dựng (cốt liệu).
– Bassens, nằm ở bờ phải của cảng Bordeaux, bến tàu Bassens trải rộng trên 3 km cầu cảng, các hoạt động của khu vực rất đa dạng như: hàng tái chế, ngũ cốc, hạt có dầu, hàng công nghiệp, lâm sản, bưu kiện nặng …
– Bordeaux, là một trong những bến cảng được khách du lịch ghé thăm ở châu Âu hiếm hoi cho phép tàu hơi nước lên tới 255 m để cập bến tại trung tâm siêu lịch sử, ở trung tâm của Di sản Thế giới của UNESCO. Hai địa điểm bổ sung khác cho phép tiếp nhận tàu du lịch là Bassens và Le Verdon.
Các loại chi phí phải trả khi nhập hàng từ Pháp về Việt Nam
Phí đối với hàng lẻ (LCL shipment)
1. Delivery Order fee – Phí lệnh giao hàng.
2. CFS Charge – Phí bốc xếp cảng đến: tính theo CBM (M3)
3. Destination THC – Phí xếp dỡ cảng đến: tính theo CBM (M3)
4. CIC fee – Phí cân bằng container – tính theo CBM (M3)
5. Handling fee – Phí đại lý (nếu đi qua fwd)
6. Other fee – Các loại phí khác như:
+ PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm,
+ BAF(Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
+ Storage charge: Phí lưu kho và khai thác hàng lẻ
+ O/F of LCL (Ocean Freight): Cước biển hàng lẻ
Các loại phí phải chi trả khác bên đầu Úc sẽ tùy vào incoterms mà bạn nhập hàng
Phí đối với hàng container (FCL Shipment)
Gần tương tự như các loại phí hàng lẻ nhập, với hàng Container chúng ta sẽ có các loại phí cơ bản như sau:
1. Delivery Order fee – Phí lệnh giao hàng.
3. Destination THC – Phí xếp dỡ cảng đến: tính theo cont
4. CIC fee – Phí cân bằng container – tính theo cont nếu có
5. Cleaning fee – Phí vệ sinh container – tính theo cont
6. Handling fee – Phí đại lý (nếu đi qua fwd)
7. Other fee – Các loại phí khác như:
+ PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm,
+ BAF(Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
+ Dem/det – Phí lưu cont tại cảng/Phí lưu bãi
+ O/F of FCL (Ocean Freight): Cước biển hàng cont
Còn nhiều loại phí khác sẽ được áp dụng theo từng thời điểm do hãng tàu sẽ quy định và gửi thông báo thay đổi trước tối thiểu 01 tháng.
Cước phí đối với hàng bao thuế
Đối với loại hàng này khách hàng sẽ phải chi trả hàng hóa theo cân, tấn… Và đơn giá khi chi trả sẽ được tính từ Kho của Zship bên Pháp cho đến kho của Zship tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh.
Ngoài việc chi trả phí vận chuyển theo cân nặng (hoặc thể tích): khách hàng sẽ không phải chi trả thêm bất kỳ chi phí gì khác (không bao gồm phí vận chuyển, ship hàng từ kho đến địa chỉ khách hàng).
Loại cước phí này đã bao gồm tất cả chi phí nộp thuế, nhập khẩu, thông quan. Và Khách hàng sẽ khá là nhẹ đầu trong việc tính toán, nhưng chỉ phù hợp với các đơn hàng dưới 1 khối, đối với các đơn hàng lớn hơn bạn nên chọn hình thức vận chuyển khác.
Ở thời điểm hiện tại, việc vận chuyển hàng bao thuế đang gắp khá nhiều khó khăn, nên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị có uy tín, hoạt động lâu năm. Tránh bị mất hàng và mất thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa của mình.
Chi phí nhập khẩu ủy thác từ Pháp về Việt Nam
Chi phí nhập ủy thác sẽ bao gồm: Chi phí vận chuyển đường biển hoặc đường hàng không. Thuế nhập khẩu và phí % ủy thác đơn hàng. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với nhập bao thuế nếu đơn hàng của bạn thực sự lớn (từ 10 khối trở lên) và không có tư cách pháp nhân để nhập khẩu.
Đối với việc nhập khẩu ủy thác tuyến Pháp Zship sẽ lo toàn bộ thủ tục, tư vấn và làm việc với nhà cung cấp tại Pháp. Thay mặt bạn thanh toán đơn hàng cho nhà cung cấp và bạn chỉ việc chờ hàng hóa vận chuyển đến tận nhà cho bạn.
Xem thêm: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu được cung cấp bởi Zship.
Các loại thuế nhập khẩu khi nhập khẩu, vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam
– Thuế nhập khẩu thông thường: sẽ được áp dụng theo từng loại hàng hóa cụ thể (áp dụng theo HS Code của hàng hóa)
– Thuế VAT: mặc định là 10%
– Thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
Các chính sách hiện hành đang được áp dụng với hàng Pháp
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. 8/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.
Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/6/2019. EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA. Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.
Các loại hàng thường được nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam
– Hàng thời trang: các hãng thời trang nổi tiếng của Pháp được tín đồ thời trang order từ Pháp ship về Việt Nam từ áo quần đến giày dép, túi xách, phụ kiện, đồng hồ, mắt kính…
– Mỹ phẩm: Mỹ phẩm Pháp khiến người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Do đó, đây cũng là mặt hàng thường xuyên được chuyển từ Pháp về Việt Nam.
– Đồ cổ: Đồ cổ Pháp rất nổi tiếng. Người sưu tầm đồ cổ ở Việt Nam đăng ký mua tại Pháp và gửi về Việt Nam.
– Rượu vang: Pháp là cái nôi của những dòng rượu vang thượng hạng. Thế nên, dễ hiểu rượu vang là mặt hàng thường xuyên được gửi từ Pháp về Việt Nam làm quà tặng hoặc kinh doanh.
– Ngoài ra, những mặt hàng khác được ship từ Pháp về Việt Nam phải kể đến như thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm khô, trái cây sấy, thiết bị nhà bếp, máy móc dụng cụ làm bánh… Zship Logistics nhận chuyển các mặt hàng trên từ Pháp về Việt Nam, không hạn chế lượng hàng chuyển.
Các điểm cần lưu ý Ưu đãi về thuế nhập khẩu của hàng hóa Pháp
Trước khi nhập khẩu vận chuyển hàng hóa Pháp về Việt Nam, các bạn cần tìm hiểu các thông tin sau để áp mã HS Code chuẩn xác nhất. Từ cơ sở này chúng ta sẽ có thể xác định được loại hàng hóa mình định nhập khẩu. Có được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu hay không.
– Tên hàng bằng tiếng việt
– Mô tả hàng hóa bằng tiếng việt
– Thông số kỹ thuật chi tiết: dài, dày, chất liệu cấu thành nên sản phẩm
– Nguồn gốc xuất xử của sản phẩm: được chứng minh bằng việc xin cấp C/O Form A (Certificate Of Origin – Form A), được gọi là Chứng nhận chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ các nước Châu Âu.
Từ các thông tin này chúng ta sẽ xác định được mã Hs Code và tra cứu được biểu thuế nhập khẩu mới nhất theo áp dụng của Tổng Cục hải quan Việt Nam.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì các C/O hàng nhập từ Châu Âu về thường không được hưởng nhiều ưu đãi lắm ^^ (do họ đã là các nước phát triển rồi, nếu còn được hưởng ưu đãi quá lớn về thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ lao đao hết).
Các công ty dịch vụ và vận chuyển Pháp Việt uy tín
Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong ngành vận tải Logistics. Zship cam kết cung cấp các dịch vụ vận chuyển Pháp Việt Uy Tín, lâu dài
– Vận chuyển hàng Pháp về Việt Nam
– Vận chuyển hàng xách tay chuyên tuyến Pháp
– Vận chuyển hàng tại các tỉnh thành khác
– Ký gửi hàng hóa tại Rennes, France
– Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu
– Dịch vụ tìm kiếm nguồn hàng
– Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa chính ngạch bằng đường biển và đường hàng không
Địa chỉ kho hàng bên Pháp
Xem thêm : địa chỉ kho Pháp dành cho hàng order bao thuế
Bảng giá vận chuyển bao thuế Pháp Việt.
Liên hệ để nhận ngay bảng giá order vận chuyển hàng Pháp mới nhất năm nay
Zship cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác, ship hộ từ Pháp
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới