Khái quát về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu là đồ gia dụng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đây được xem là các sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này không ngừng tăng cao. Vậy thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu cần những gì?
Nồi cơm điện, nồi chiên không dầu là gì?
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu đều là các thiết bị gia dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. Các thiết bị này được dùng để nấu cơm, chế biến các món ăn thơm ngon hấp dẫn bằng điện. Đảm bảo sự tiện lợi, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực cho chị em nội trợ trong gia đình. Vậy nồi cơm điện và nồi chiên không dầu là gì?
Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng được tạo nên phục vụ cho quá trình nấu chín cơm. Nồi cơm điện là sản phẩm vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình hiện nay. Sản phẩm này không chỉ mang đến những bữa cơm thơm dẻo mà còn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, sức lực cho người sử dụng.
Nồi chiên không dầu là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây. Nồi chiên không dầu còn có tên gọi khác là nồi chiên chân không. Bởi chúng được thiết kế để phục vụ cho quá trình chiên, rán, quay thực phẩm mà không cần sử dụng đến dầu ăn.
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu đều là sản phẩm cần thiết cho mỗi không gian bếp. Các sản phẩm nồi cơm điện và nồi chiên không dầu trên thị trường đều vô cùng đa dạng về cả kiểu dáng và tính năng.
Để có thể cung cấp đủ nguồn hàng, việc nhập khẩu các dòng sản phẩm này là điều cần thiết. Chính vì vậy, thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu được mọi người hết sức quan tâm.
Ưu và nhược điểm của nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu là các thiết bị được tạo nên nhằm phục vụ quá trình nấu nướng hàng ngày của mỗi gia đình. Có thể nói, chúng trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia bếp gia đình hiện đại. Vậy nồi cơm điện và nồi chiên không dầu sở hữu những ưu, nhược điểm gì.
Ưu, nhược điểm nồi cơm điện
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu nồi cơm điện khác nhau. Mỗi một sản phẩm lại mang đến cho người dùng những ưu, nhược điểm riêng. Theo thiết kế, người ta sẽ chia ra hai loại: nồi cơm điện nắp rời và nồi cơm điện nắp gài. Theo chức năng sẽ bao gồm: nồi cơm điện điện tử và nồi cơm điện cao tần.
Nồi cơm điện nắp rời
Nồi cơm điện nắp rời được thiết kế phần nắp tách rời hoàn toàn với thân nồi. Phần nắp được tạo nên từ inox hoặc kính có khả năng chịu nhiệt.
Ưu điểm:
- Rút ngắn thời gian cơm chín
- Nắp rời nên mọi người có thể tiện lợi hơn trong việc vệ sinh
- Mức giá thành thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế chung.
Nhược điểm
- Nồi có khả năng giữ nhiệt không tốt
Nồi cơm điện nắp gài
Nồi cơm điện nắp gài là sản phẩm có nắp đi liền với phần thân. Khi mở cần bấm nút phía trên tay cẩm.
Ưu điểm
- Khả năng giữ nhiệt tốt hơn
- Thời gian cơm chín nhanh chóng
- Hạt cơm bung nở dẻo, mềm hơn
Nhược điểm
- Gây khó khăn trong việc vệ sinh
Nồi cơm điện điện tử
Nồi cơm điện điện tử là thiết bị rất được ưa chuộng hiện nay. Nồi cơm tích hợp rất nhiều chức năng nhằm mang đến bữa cơm thơm ngon, hấp dẫn.
Ưu điểm
- Cơm chín nhanh, mềm dẻo và thơm
- Tích hợp nhiều chế độ nấu khác nhau. Bên cạnh nấu cơm, mọi người có thể sử dụng để chế biến thêm nhiều món ăn khác.
- Thời gian ủ ấm cơm kéo dài và không làm khô cơm.
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Khó khăn trong việc vệ sinh
Nồi cơm điện cao tần
Nồi cơm điện cao tần là sản phẩm mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Sản phẩm này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật trong việc làm chín cơm cũng như các thực phẩm khác.
Ưu điểm
- Thời gian cơm chín nhanh chóng
- Cơm khi chín đạt độ mềm, dẻo hoàn hảo
- Cơm được giữ ấm trong thời gian dài mà không bị khô
- Tích hợp nhiều chế độ nấu đa dạng
Nhược điểm
- Giá thành sản phẩm khá cao
- Tiêu tốn nhiều điện năng
- Khó khăn trong việc sử dụng
Ưu, nhược điểm của nồi chiên không dầu
Nồi chiên không dầu mới xuất hiện nhưng đã nhận được sự ưa chuộng rất lớn từ người dùng. Sản phẩm này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật về chất lượng, tính năng và hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, nồi chiên không dầu không phải là sản phẩm hoàn hảo tuyệt đối, chúng vẫn tồn tại một số hạn chế nhỏ. Cụ thể:
Ưu điểm
- Giảm thiểu lượng dầu ăn khi tiến hành chiên, rán thực phẩm.
- Bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người béo phì muốn giảm cân.
- Tiết kiệm thời gian và sức lực trong quá trình nấu nướng
- Tiết kiệm chi phí hiệu quả
- Thực hiện được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn.
Nhược điểm
- Thức ăn thường sẽ có cảm giác khô hơn so với phương thức chế biến truyền thống
- Một số loại sản phẩm gặp khó khăn trong việc vệ sinh
- Khi mới sử dụng thường dễ bị cháy khét thức ăn.
Căn cứ pháp lý và chính sách (nhập/xuất) nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
Nhu cầu sử dụng nồi cơm điện và nồi chiên không dầu tại nước ta ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, thiết kế bắt mắt và phong phú về tính năng, việc nhập khẩu những thiết bị này là cần thiết. Vậy khi tiến hành thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu cần dựa vào các căn cứ pháp lý và chính sách nào?
Dẫn chứng pháp lý
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN do Bộ khoa học và Công nghệ ban hành vào ngày 8/12/2017. Đi cùng với đó là danh mục hàng hóa nhập khẩu cần tiến hành kiểm tra chất lượng. Đảm bảo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc quản lý của Bộ khoa học và Công Nghệ.
- Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN do Bộ khoa học và Công nghệ ban hành vào ngày 30/9/2009 về việc ban hành QCVN 4:2009/BKHCN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6/2010. Thông tư này có tác động trực tiếp tới các thiết bị điện có số thứ tự từ 1 đến 6 thuộc phụ lục ban hành kèm theo QCVN 4:2009/BKHCN.
- Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN được ban hành vào ngày 16/6/2017.
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg vào ngày 9/3/2017 về việc quyết định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện.
Các thông tư văn bản (nhập/xuất) nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
Các đơn vị doanh nghiệp cần nắm rõ hơn những thông tư, văn bản khi tiến hành hoàn thiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu. Như vậy sẽ đảm bảo việc không xảy ra sai sót trong quá trình nhập khẩu thiết bị.
- Điều 1, quyết định 3810/QĐ- BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học công nghệ. Sản phẩm nồi cơm điện, nồi chiên không dầu nằm trong mục 5.1 của Phụ lục I đi kèm với quyết định.
- Điều 5 thuộc Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN được ban hành vào ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về vấn đề quyết định chất lượng hàng hóa nhập khẩu để được thông quan.
- Danh mục 8 nồi cơm điện trong quyết định 04/2017/QĐ-TTg vào ngày 9/3/2017 về việc quyết định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện.
Như vậy, có thể thấy việc tiến hành làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu sẽ bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Bước 2: thực hiện kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
- Bước 3: đăng ký hợp quy cho sản phẩm
- Bước 4: thực hiện thủ tục khai hải quan
- Bước 5: đăng ký dán nhãn năng lượng và dán nhãn cho sản phẩm
Quy định về thuế xuất / thuế nhập và HS code
Bên cạnh các thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu thì thuế cũng là vấn đề rất được mọi người quan tâm. Mỗi một sản phẩm khi tiến hành xuất/nhập khẩu đều sẽ phải chịu mức thuế riêng. Việc xác định rõ mã HS code sẽ giúp doanh nghiệp tính được mức thuế cần phải đóng khi xuất/ nhập khẩu sản phẩm.
Quy định về thuế nhập/xuất
Thuế xuất/nhập khẩu đều được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa. Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu là các sản phẩm không nằm trong danh mục bị cấm xuất/nhập khẩu. Bởi vậy, các sản phẩm này đều phải chịu thuế.
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu khi nhập khẩu vào nước ta bắt buộc phải nộp thuế cùng thuế giá trị gia tăng. Đối với nồi cơm điện và nồi chiên không dầu, mức thuế nhập khẩu ưu đãi phải nộp là 20%. Mức thuế giá trị gia tăng là 10%.
Ngoài ra, mức thuế nhập khẩu sẽ có sự thay đổi nếu đơn vị tiến hành nhập khẩu sản phẩm từ một số nước sau đây: Trung Quốc có FORM E mức thuế cần nộp là 0%, Hàn Quốc có FORM AK mức thuế nhập khẩu là 20%, Thái Lan và Malaysia có FROM D mức thuế là 0%.
Mã HS code (% thuế nhập khẩu nồi cơm)
Mỗi một sản phẩm khi được xuất hay nhập khẩu đều sẽ có mã HS code riêng. Để có thể xác định chính xác được mã HS code của bất kỳ sản phẩm nào, mọi người cần dựa vào các thông tin như thành phần, cấu tạo, tính chất,..
Đối với nồi cơm điện và nồi chiên không dầu, các sản phẩm này đều thuộc nhóm mã HS 8516 gồm những dục cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng,…
Nồi cơm điện có mã HS code là 85166010. Nồi chiên không dầu có mã HS code là 80166090. Như vậy, các sản phẩm này sẽ có thuế nhập khẩu ưu đãi là 20% và thuế giá trị gia tăng là 10%.
Các lưu ý khi nhập/xuất nồi cơm điện, nồi chiên không dầu (nếu có)
Một số lưu ý khi tiến hành nhập, xuất khẩu nồi cơm điện và nồi chiên không dầu các đơn vị doanh nghiệp cần nắm rõ để quá trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn:
- Trong quá trình thông quan: đơn vị nhập khẩu cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN vào ngày 12/12/2012. Đồng thời, cần cam kết chất lượng sản phẩm phù hợp với các điều kiện đã được quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót xảy ra.
- Sau khi hàng hóa được thông quan, đơn vị nhập khẩu cần tiến hành nộp bản sao y bản ý kết quả chứng nhận chất lượng phù hợp của sản phẩm theo yêu cầu cho cơ quan kiểm tra trong thời hạn là 15 ngày.
Hướng dẫn thủ tục hải quan (nhập/xuất) nồi cơm điện, nồi chiên không dầu
Như vậy, thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu sẽ cần đến khá nhiều hồ sơ, chứng từ. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các loại hồ sơ này thì hàng hóa mới có thể thuận lợi thông quan.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ hải quan nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu sẽ bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Vận đơn hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Hợp đồng mua bán sản phẩm
- Tờ khai hải quan điện tử
- Phiếu kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm
Nơi đăng ký hồ sơ/ban ngành
Nồi cơm điện và nồi chiên không dầu là các sản phẩm thiết yếu và được sử dụng ngày càng cao. Điều này đã kéo theo sự phát triển của các đơn vị kinh doanh nồi cơm điện và nồi chiên không dầu. Chính vì vậy, quá trình nhập khẩu sản phẩm luôn nhận được sự quan tâm rất lớn. Đặc biệt là các đơn vị kinh doanh mới lần đầu nhập khẩu nồi cơm điện và nồi chiên không dầu về nước.
Vậy nơi đăng ký và nộp hồ sơ tại đâu? Đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của nồi cơm điện và nồi chiên không dầu sẽ được nộp tại Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các tỉnh. Tờ khai hải quan mở tại đâu thì thực hiện đăng ký tại đó.
Sau đó, đơn vị nhập khẩu sẽ mang sản phẩm tới trung tâm thử nghiệm được phép kiểm tra chất lượng sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Sau khi đã nhận được kết quả kiểm tra, đơn vị nhập khẩu cần nộp kết quả về nơi đăng ký kiểm tra chất lượng về nơi làm thủ tục. Đơn vị nhập khẩu sẽ nộp hồ sơ lên hệ thống một cửa quốc gia và nhận kết quả tại đường bưu điện hoặc chi cục đo lường chất lượng.
Như vậy, trên đây là chi tiết về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện, nồi chiên không dầu. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian trong việc hoàn thành thủ tục hải quan, hãy đến với Zship Logistics để được hỗ trợ tốt nhất.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới