Tư Vấn Xuất Khẩu

Thủ tục xuất khẩu nông sản

thủ tục xuất khẩu nông sản
Danh Mục Bài Viết

    Các loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

    Hiện tại Việt Nam có 05 nhóm hàng xuất khẩu nông sản chủ lực. Các nhóm này gồm hạt điều, sắn, hạt tiêu, rau quả và gạo, trong đó, hạt điều có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất khi đạt sản lượng 43.944 tấn, trị giá 309,2 triệu USD, tăng 68,4% về sản lượng và 67% về trị giá.

    + Sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 332.727 tấn, trị giá 116 triệu USD, tăng 47,4% về sản lượng và 63,6% về trị giá.
    + Hạt tiêu đạt 40.297 tấn, trị giá 83 triệu USD, tăng 57,4% về lượng, 45,6% về trị giá.
    + Rau quả đạt 361,6 triệu USD, tăng 42,5%.
    + Gạo đạt 591.407 tấn, trị giá 271,5 triệu USD, tăng 11,1% về sản lượng, 14% về trị giá.

    Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 1,15 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2019.

    Hai thị trường tiếp theo là thị trường EU đạt 684 triệu USD, tăng 5,5% và Hoa Kỳ đạt 402 triệu USD, tăng 7%.

    xuất khẩu nông sản

    Xuất khẩu nông sản tăng mạnh 3 tháng đầu năm

    Các lưu ý trước khi xuất khẩu nông sản

    Kiểm tra điều kiện nhập khẩu nông sản tại nước nhập khẩu

    Việc kiểm tra này rất quan trọng do mỗi nước có một quy định về nhập khẩu nông sản khác nhau.
    Ví dụ:
    Sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc: phải được đóng gói, tem mác, như một sản phẩm đồ hộp đã qua tiệt trùng.
    – Với các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản: chúng ta phải kiểm tra danh mục nông sản được chấp nhận của họ, trước khi làm thủ tục xuất hàng đi
    Với Trung Quốc thì hoàn toàn rất đơn giản, thậm chí cho lên xe chở thẳng hàng qua biên giới và các đầu nậu sẽ rao bán ngay trong phút mốt.

    Cần phải tìm hiểu kỹ thị trường trước khi xuất khẩu

    – Trước khi xuất khẩu nông sản, bạn cần tìm hiểu rõ nhu cầu, phương thức và điều kiện nhập khẩu tại nước nhập khẩu. Để tránh các rắc rối sau này. Hàng sẽ bị lưu tại cảng và chắc chắn sẽ bị hỏng do nông sản không thể bảo quản lâu.

    – Thêm vào đó, cần chú ý kiểm tra xem sản phẩm thực vật xuất khẩu có nằm trong danh sách cần phải xin giấy phép CITES xuất khẩu hay không.

    Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

    – Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch)
    – Hợp đồng, Bill of Lading, Invoice, Packing List
    – Giấy ủy quyền của chủ hàng nếu bạn là Đại Lý làm hộ
    – Mẫu của lô hàng kiểm dịch

    Tiến hành khai báo thông tin lô hàng thông qua trang web của Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật Vùng II. Trong vòng 24 giờ cơ quan sẽ gửi lại bản nháp chứng thư cho người đăng ký – thủ tục xuất khẩu gỗ xẻ thanh.

    Sau đó sẽ có bản nháp kiểm dịch thực vật, gửi nhà nhập khẩu cùng kiểm tra nếu các thông tin đã chính xác và đạt yêu cầu thì đến chi cục kiểm dịch thực vật đóng tiền lấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

    Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hun trùng

    Thông thường việc này thường được thực hiện tại cảng và thời gian hun trùng là 24h trước khi tàu chạy, do đó doanh nghiệp cần phải tính toán được thời gian Cut Off của hãng tàu để không bị rớt tàu.

    – Commercial Invoice
    – Packing list
    – Bill of Lading

    Lưu ý: Việc làm thủ tục kiểm dịch đối với hàng nông sản là bắt buộc, còn đối với việc hun trùng cần xét theo từng loại mặt hàng cụ thể (do yêu cầu của nước nhập khẩu).

    Do đó, tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ Consignee về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu. Hàng cần làm hun trùng hay không (Fumigation), có cần làm kiểm dịch thực vật đầu cảng xuất hay không (Phytosanitary)

    Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan

    Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu nông sản, đề nghị doanh nghiệp đọc khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015.

    Trong thực tế khi khai báo đính kèm chứng từ điện tử V5 và nếu cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ để kiểm tra, các doanh nghiệp có thể đính kèm các chứng từ sau:

    – Sales Contract
    – Commercial Invoice
    – Packing List
    – Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
    – Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
    – Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc thu mua nông sản
    – Giấy kiểm dịch thực vật
    – Giấy hun trùng
    – Bill of Lading

    Các chứng từ cần phải cung cấp cho bên nhập khẩu nông sản

    – Commercial Invoice
    – Packing List
    – Bill of Lading/Air waybill
    – Fumigation certificate
    – Phytosanitary certificate
    – Certificate of Health
    – Certificate of Quality/Quantity
    – Certificate of Origin

    công ty xuất khẩu nông sản

    Hướng dẫn và quy trình xuất khẩu nông sản Zship

    Các vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị xuất khẩu nông sản

    Nhiệt độ và cách bảo quản, đóng hàng

    + Mỗi một loại hàng sẽ có quy định về nhiệt độ bảo quản khác nhau.
    + Mỗi loại nông sản cũng sẽ có các cách đóng hàng khác nhau, do sản phẩm sẽ cần phải tránh việc dập nát, hỏng vỡ.

    Chất lượng của sản phẩm nông sản xuất khẩu

    + Phân loại hàng A thường được dùng để xuất khẩu ra nước ngoài.
    + Đối với thị trường châu Âu lại càng làm chặt hơn.

    Lưu ý về các quy định cấp mã số vùng trồng

    + Yêu cầu về doanh nghiệp, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng
    + Yêu cầu diện tích và điều kiện canh tác
    + Yêu cầu về sổ sách ghi chép
    + Quy chuẩn vệ sinh trên đồng ruộng
    + Quy chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, dịch hại trong vùng sản xuất

    Quy trình xuất khẩu nông sản cơ bản bạn cần nắm được

    Bước 1: Xác định loại trái cây sẽ sản xuất xuất khẩu
    Bước 2: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác
    Bước 3: Kiểm tra điều kiện nhập khẩu nông sản của nước nhập
    Bước 4: Tìm hiểu các loại giấy tờ và thủ tục cần chuẩn bị
    Bước 5: Ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nhận đặt cọc và vận chuyển hàng

    Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu nông sản không có gì làm khó doanh nghiệp. Nếu các bạn có vướng mắc gì về thủ tục hoặc không đủ tư cách pháp nhân để xuất khẩu nông sản. Zship sẵn sàng cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để đáp ứng và phục vụ khách hàng.

    Liên hệ và tư vấn ủy thác xuất khẩu nông sản

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Zalo Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới