Chia sẻ kiến thức

Xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ hay khó ?

Danh Mục Bài Viết

    Cơ hội và thách thức khi bắt đầu xuất khẩu hàng sang Trung Quốc

    01. Trung quốc đất nước 1.4 tỷ dân, là Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Kim nghạch xuất khẩu đứng thứ 2 và luôn đứng đầu về Nhập khẩu. Năm 2022, GDP của Trung quốc đã đạt đến mức trên 135.000 tỷ Nhân dân tệ; tương đương với 19.605 tỷ USD, xếp thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ đạt 23.000 tỷ USD..

    02. Với một đất nước không bàn nhiều về lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu khi có tập quán tiêu dùng và quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam từ lâu đời. Một số Ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như Nông sản, Thuỷ hải sản, Sản phẩm từ gỗ, Nguyên liệu nhựa, Thực phẩm, đến Sắt Thép, Dây cáp điện, Khoáng sản…

    03. Trung Quốc đã và đang là công xưởng của thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam, có thể xuất khẩu dễ dàng với các Doanh nghiệp lớn có nguồn lực tài chính nhưng cũng là thách thức với các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ.

    04. Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các đợt dịch, hay yêu cầu cao hơn về đăng ký mã BPHC & ATTP GACC cho nhà sản xuất Thực Phẩm, quản lý vùng trồng với các DN xuất khẩu trái cây..

    Những điều bạn cần biết về xuất khẩu sang Trung Quốc

    Vận chuyển sang Trung Quốc bằng đường biển

    8 cảng biển lớn bao gồm:

    + Shekou – Quảng Đông; Xiamen – Phúc Kiến; Ningbo – Chiết Giang; Shanghai – Thượng Hải; Nantong – Giang Tô; Qingdao – Sơn Đông; Tianjin – Thiên Tân; Dalian – Đại liên, (Mỗi khu vực lại có thêm những cảng biển khác)
    + Ngoài ra men theo đường sông Yangtze (Trường giang) và Yellow (Hoàng hà) có thể giao thương tới nhiều cảng biển khác trong nội địa TQ như: An Huy, Giang Tây, Hà Bắc, Hà Nam..

    Vận chuyển bằng đường bộ sang Trung Quốc

    Quảng Tây: Tà lùng, Hữu Nghị, Móng Cái,

    Vân Nam: Thanh Thuỷ, Hà Khẩu, Ma Lù Thàng, Cửa khẩu Quả Viên Cảng (Đường sắt)

    Xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ hay khó ?

    Xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ hay khó ?

    Xem thêm : Thủ tục cấp giấy phép quá cảnh từ Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam

    Kênh thương mại điện tử

    + Alibaba.com, Made-in-china.com, Cn.global ( Global )
    + 1688.com, China.cn, Hoangye88.com, B2b.baidu.com, Youboy.com ( Nội địa )

    App trao đổi và giao dịch thông dụng với TQ

    Bên Trung họ thường sử dụng Wechat (Weixin), có dùng QQ, hay Whatsapp nhưng ít, và cũng đang làm ngặt đối với IP là người nước ngoài (Để sử dụng hiệu quả cần cập nhập thông tin Mật khẩu, ID và liên kết QQ, Apple, Facebook, Email (nếu có), hạn chế Add Friend nhiều lần trong ngày, đăng nhập nhiều máy tính thiết bị)

    Sau đại dịch Covid-19: để kích hoạt được tài khoản Wechat mới, bạn bắt buộc phải có người giới thiệu là một tài khoản Wechat cũ. Và người đó phải hoạt động thường xuyên, nếu không đăng nhập vào wechat quá 06 tháng. Tài khoản của bạn cũng sẽ bị khóa vĩnh viễn.

    Kết nối giao thương, chào hàng Trung Quốc

    Gửi Mail thường không đạt hiểu quả cao, >90% đơn hàng đến từ Telephone và trao đổi trực tiếp hoặc trên Wechat. Việc giao dịch này cũng có phần rủi ro với người Việt, nếu bạn không có các mối quan hệ từ trước.

    Và để tránh việc chuyển tiền xong bị lừa mất tiền, bạn nên sử dụng các dịch vụ trung gian, các công ty trung gian vận chuyển uy tín như Zship (Hoàng Bảo Minh Việt Nam).

    Cách tìm kiếm thông tin khách hàng Trung Quốc

    Một số trang thông tin tìm kiếm thông tin DN: Baidu, Qcc, Tianyancha… Sẽ có một số thông tin cơ bản như: người đại diện, ngày thành lập, lĩnh vực, mã số thuế, thông tin liên hệ…

    Văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc

    Trọng nghĩa khí, nói lời giữ lời, tiền nong sòng phẳng. Coi trọng chức vụ và tên tuổi trong công ty, thường nhớ tên và danh thiếp đối tác. Tính toán trong công việc cũng như nhiệt tình trên “bàn nhậu”.

    Tất nhiên ở đâu cũng có người này, người khác. Chúng ta vẫn nên cẩn thận trong các giao dịch. Vì việc giao thương quốc tế không đơn giản chỉ là mua bán thông thường.

    Những điều cần lưu ý khi xúc tiến thương mại với người Trung Quốc

    Đối tác Trung Quốc đa phần là những người lanh lợi trong kinh doanh, vì nếu không nắm rõ được thị trường nên nhiều nhà cung cấp dễ bị thăm dò, khảo giá.. bởi vậy không nên quá tin tưởng vào lời hứa của khách hàng khi chưa hiểu rõ thông tin.

    Không tự nhiên mà nhân dân Trung Hoa họ có thể đi và tồn tại khắp nơi trên thế giới, ngay cả Việt Nam cũng có rất nhiều người Trung đến lập nghiệp và sinh sống lâu đời tại đây.

    Tập quán mua hàng của người Trung Quốc

    Mua hàng tại xưởng, đặt hàng tận gốc. Bởi vậy dù bạn là Thương Mại hay Sản Xuất đều cần phải tạo dựng niềm tin, cần gửi đến cho khách hàng những hình ảnh, video thực tế, chi tiết từng công đoạn sản xuất, tự tin tiếp đón trong mọi trường hợp.

    Vả người Trung Quốc sẽ tìm cách để liên hệ với xưởng của bạn, do đó các công ty Thương Mại cần phải có sự ràng buộc chặt chẽ với các đơn vị gia công, sản xuất của mình, để tránh bị qua mặt khi dẫn họ tham quan nơi sản xuất trực tiếp hàng hóa.

    Xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ hay khó ?

    Xuất khẩu sang Trung Quốc, dễ hay khó ?

    Phương thức thanh toán

    Chủ yếu TTR: 10/20/30 đến 100% đều có.. Có những khách hàng một vài lần đầu sẽ thanh toán rất chuẩn, sau đó họ sẽ muốn nợ hoặc Giao hàng tại cảng thanh toán. Bởi vậy sự hiểu biết và mối quan hệ với khách hàng quyết định phương thức thanh toán.

    Bạn không nên bán hàng một cách bất chấp, bởi rủi ro sẽ đến với bạn ngay lập tức.

    Lưu ý trong thanh toán

    Phía TQ có một số ngân hàng lớn hỗ trợ thanh toán “USD” như NH Công thương (ICBC), NH Nông nghiệp (ABC), NH Kiến thiết (CCB), NH Trung quốc (BOC), NH Thượng Hải… Mình thấy họ giao dịch qua ngân hàng Nông Nghiệp khá nhiều.
    + Việc lựa chọn các Ngân hàng lớn giúp cho việc giao nhận được nhanh chóng hơn và xử lý vấn đề khi cần thiết (do thời gian giao hàng nhanh từ 3-10 ngày đối với cảng HPH)
    + Nhiều trường hợp KH thanh toán qua bên thứ ba (NH Hongkong) cần theo dõi tiến độ, lịch làm việc tại HKG, thông tin giao dịch từ KH với NH trung gian đó.

    Phương thức giao hàng nên sử dụng

    Ưu tiên CNF vì người bán có thể chủ động lịch đóng hàng, yêu cầu hãng tàu giữ hàng lại nếu chưa nhận được thanh toán, với Term FOB sẽ bị hạn chế vấn đề kiểm soát thời gian giao hàng và không hạn chế được rủi ro nếu khách hàng có móc nối riêng với bên hãng tàu. Họ sẽ có thể lấy hàng ra mà không cần sự đồng ý của người bán.

    Gửi mẫu và phản hồi

    Các đối tác TQ thường thích được “miễn phí hàng mẫu” dù bất kỳ sản phẩm nào, tuy vậy để tăng tỷ lệ chốt đơn cần đặt gửi mẫu ở bước thứ 4. Sau khi Tìm hiểu – Báo giá – Chốt Số lượng như vậy sẽ đạt hiệu quả hơn khi khách hàng đã đồng ý về “Đơn giá”. Sau đó chúng ta tiến hành sản xuất “đơn hàng mẫu”.

    Kênh Online để tiếp cận tới KHTQ

    Alibaba, Weibo, Xiaochengxu ( Gian hàng Weixin ), Nền tảng video Douyin, Kuaishou.

    Tổng kết chung

    Thị trường Trung Quốc mãi luôn là thị trường tiềm năng, sau một thời gian dài làm việc với đất nước 1.4 tỷ dân với nhiều mặt hàng khác nhau, có nhiều điều mình chưa chia sẻ được sâu nhưng mình thấy được không phải cứ là thị trường China là mua rẻ, hay rủi do cao, mà rất nhiều KH chân thành, mua giá cao. Vấn đề về giá, hay đòi hỏi giá thấp có thể đối tượng bạn đang tiếp cận là thương lái hay một bên trung gian nào đó mà thôi.

    Nguồn: sưu tầm

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Head Office : Zship Logistics
    - Địa chỉ : Hà Nội
    - Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ : info@zship.vn

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới