Tư Vấn Xuất Khẩu

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu than mùn cưa

Than mùn cưa không mùi, không khói, thân thiện với môi trường
Danh Mục Bài Viết

    Hiện nay nhu cầu nhập khẩu than mùn cưa tăng nhanh ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ,….Vậy than mùn cưa là gì? Thủ tục xuất khẩu than mùn cưa được thực hiện như thế nào? Nếu doanh nghiệp của bạn mới lần đầu xuất khẩu mặt hàng này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    Than mùn cưa là gì?

    Than mùn cưa rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhất là những nước có sở thích sử dụng đồ nướng, hải sản nướng như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây là loại nhiên liệu sinh học được sản xuất hoàn toàn từ mùn cưa tự nhiên. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ngày càng tăng ở một số quốc gia. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thủ tục xuất khẩu than mùn cưa khi có kế hoạch xuất khẩu mặt hàng này.

    Quy trình sản xuất than mùn cưa cũng khá đơn giản. Trước tiên, nguyên liệu mùn cưa sẽ được làm sạch để loại bỏ tạp chất sau đó sấy khô. Mùn cưa đã chọn lọc sẽ được đưa vào máy ép để đúc thành các thanh đồng nhất về kích thước. Các thanh gỗ mùn cưa này sẽ được đưa vào lò đốt để thực hiện quá trình carbon yếm khí từ 5-7 ngày trong điều kiện nhiệt độ là 700-800 độ C. Than mùn cưa sau đó sẽ được cho ra khỏi lò và để nguội khoảng 2 ngày. Nhà sản xuất sẽ test thử sản phẩm và tiến hành đóng gói sản phẩm. Sau đó đưa ra thị trường.

    Than mùn cưa rất dễ phân biệt bằng mắt thường. Chúng có dạng hình vuông hoặc hình lục lăng. Ở giữa các cục than có lỗ rỗng. Cục thanh có chiều dài khoảng 10cm đến 27cm, đường kính khoảng 3,8cm.

    Than mùn cưa là loại than sạch không khói, không mùi cao cấp. Loại than này nổi bật bởi hàng lượng carbon và nhiệt lượng cực cao. Nhiệt liệt tổng của than lên đến 7000 – 7800 kcal/kg. Hàm lượng carbon khoảng 85%- 88%. Trong khi đó hàm lượng lưu huỳnh, độ tro và độ ẩm lại vô cùng thấp. Độ ẩm toàn phần chỉ khoảng 10%. Than mùn cưa có thời gian cháy hơn 4 tiếng. Hàm lượng tro nhỏ hơn 3%.

    Than mùn cưa được sản xuất hoàn toàn từ mùn cưa tự nhiên

    Than mùn cưa được sản xuất hoàn toàn từ mùn cưa tự nhiên

    Ưu nhược điểm của than mùn cưa

    Là loại nhiên liệu sinh học sạch, than mùn cưa rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Loại than này sở hữu những ưu điểm vượt trội không có ở các loại than củi thông thường.

    Ưu điểm của than mùn cưa

    Sở dĩ than mùn cưa có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng, được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng. Bởi lẽ loại than này có rất nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại than nhân tạo khác.

    • Khác với các loại than đá, than cốc, than mùn cưa rất an toàn và sạch sẽ khi nấu nước. Bởi lẽ loại than này khi nấu sẽ không tạo ra mùi, khói và tia lửa đốt.
    • Than mùn cưa được tạo thành từ các nguyên liệu lấy từ tự nhiên. Loại than này không chứa các hóa chất có hại. Chính vì thế khi đốt sẽ không tạo ra mùi và khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
    • Than mùn cưa có chất lượng rất tốt với thời gian cháy rất lâu. Thời gian cháy có thể kéo dài từ 3,5 đến 4 tiếng. So với các loại than truyền thống thì thời gian cháy của than mùn cưa lâu hơn và nhiệt độ cao hơn rất nhiều.
    • Than mùn cưa bắt cháy rất nhanh. Do đó, bạn không tốn nhiều thời gian mồi lửa. Tiết kiệm thời gian đốt lò.
    • Trong quá trình sử dụng, than mùn cưa không phát ra mùi, không tạo ra khói và không phát ra những tiếng nổ. Bởi vậy sản phẩm rất thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn.
    • Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như vậy nhưng giá bán than mùn cưa không quá cao. Hơn nữa việc mua than cũng rất dễ dàng. Người dùng có thể mua than ở bất cứ đâu khi cần dùng. Tại Việt Nam, than mùn cưa được người tiêu dùng rất ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Sản phẩm cũng được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới.
    Than mùn cưa không mùi, không khói, thân thiện với môi trường

    Than mùn cưa không mùi, không khói, thân thiện với môi trường

    Nhược điểm của than mùn cưa

    Than mùn cưa mang lại hiệu quả sử dụng cao, an toàn với sức khỏe và môi trường. Thế nhưng loại than này cũng có một số nhược điểm nhất định.

    Than mùn cưa khi lưu trữ sẽ chiếm khá nhiều không gian. Khi bảo quản cần tránh để nước xâm nhập vào gây ẩm ướt dẫn đến hỏng than. Chi phí để sản xuất ra loại than này cũng khá cao. Tuy nhiên so với những ưu điểm nổi bật thì những nhược điểm này không đáng kể và than mùn cưa vẫn là sản phẩm nổi trội được xuất khẩu nhiều hiện nay. Vì thế rất nhiều người đang quan tâm đến thủ tục xuất khẩu than mùn cưa hiện nay.

    Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu than mùn cưa

    Mặt hàng than mùn cưa được sản xuất từ nguyên liệu gỗ. Vì thế các quy định xuất khẩu đối với mặt hàng này khá chặt chẽ. Để không gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu than mùn ra nước ngoài, thương nhân nhất định phải tìm hiểu kỹ thủ tục xuất khẩu than mùn cưa.

    Dẫn chứng pháp lý

    Xung quanh thủ tục xuất khẩu than mùn cưa có rất nhiều thông tư, văn bản. Một số thông tư, nghị định dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi xuất khẩu mặt hàng than mùn cưa.

    • Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT ngày 25/4/2016 là sự hợp nhất của thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT và thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản hợp pháp và việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản.
    • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Thông tư này giúp xác định bảng mã HS code của các loại hàng hóa xuất khẩu thuộc quản lý của Bộ NN và PTNT.
    • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ban hành ngày 12/2/2015: thông tư này cụ thể hóa một số nội dung trong nghị định 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đối với các mặt hàng trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
    • Thông tư 73/2016/TT-BTC ban hành ngày 20/5/2016: Đây là thông tư quan trọng giúp doanh nghiệp xác định đúng mức thuế xuất khẩu với sản phẩm than mùn cưa thuộc nhóm 4402.
    • Thông tư 182/2015/TT-BTC NGÀY 16/11/2015 danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

    Các thông tư văn bản về xuất khẩu than mùn cưa

    Những thông tư, văn bản đề cập đến ở trên có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu than mùn cưa cảm thấy hoang mang. Không biết có những quy định nào đối với mặt hàng này khi xuất khẩu. Vậy thì bài viết sẽ phân tích từng điều khoản trong mỗi thông tư, nghị định ngay sau đây.

    • Điều 5, Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT ngày 25/4/2016 hướng dẫn lập mẫu bảng kê lâm sản cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình khi khai thác, xuất, nhập lâm sản. Theo đó bảng kê lâm sản ghi đầy đủ và chi tiết các nội dung về lâm sản như số lượng, khối lượng, trọng lượng,…
    • Điều 17, Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT hướng dẫn về hồ sơ lâm sản hợp pháp sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu, gỗ rừng trồng tập trung, trang trại, vườn nhà, cây trồng phân tán. Theo đó hồ sơ lâm sản hợp pháp cần có bảng kê lâm sản và hóa đơn theo quy định của Bộ Tài Chính.
    • Phụ lục 7, Điều 1 Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT về mã HS code của danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là các loại gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước và các sản phẩm chế biến từ các loại gỗ này.
    • Khoản 1, điều 7, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.
    • Khoản 1, điều 8, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được phép xuất khẩu khi có đầy đủ chứng từ hồ sơ lâm sản hợp pháp.
    • Khoản 2, điều 8, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định đối với mặt hàng củi, than khi xuất khẩu doanh nghiệp không phải xin phép mà chỉ cần kê khai về số lượng, chủng loại với cơ quan hải quan. Đồng thời chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của gỗ.
    • Khoản 3, điều 8, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc nếu thuộc phụ lục CITES thì phải được cấp giấy giấy phép CITES của cơ quan có thẩm quyền.
    • Như vậy theo quy định của Điều 7, Điều 8, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT thì các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng (không phải gỗ từ rừng tự nhiên) thì sẽ được xuất khẩu.
    • Điều 1, thông tư 73/2016/TT-BTC ngày 20/5/2016 quy định mới về biểu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than củi, than mùn cưa.
    • Điều 2, Thông tư 182/2015/TT-BTC NGÀY 16/11/2015 về biểu thuế xuất khẩu của các mặt hàng chịu thuế. Trong đó, mặt hàng than gỗ rừng trồng có thuế xuất khẩu là 5%.

    Có thể thấy các quy định về chính sách xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ khá nhiều. Thương nhân cần xác định đúng mã HS mặt hàng của mình để áp dụng những chính sách phù hợp. Từ đó chuẩn bị thủ tục xuất khẩu than mùn cưa đầy đủ và hợp lý.

    Thủ tục xuất khẩu than mùn cưa có nhiều quy định

    Thủ tục xuất khẩu than mùn cưa có nhiều quy định

    Quy định về thuế xuất khẩu và mã HS code than mùn cưa

    Một trong những yếu tố quan trọng khi làm thủ tục xuất khẩu than mùn cưa là thương nhân cần xác định đúng mã HS code của sản phẩm. Đồng thời cần nắm được những quy định về thuế đối với mặt hàng này.

    Quy định về thuế xuất khẩu

    Quy định về thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than mùn cưa nhóm 4402 được nêu đầy đủ trong Thông tư 73/2016/TT-BTC ngày 20/5/2016, kèm theo đó là Thông tư số 182/2015/TT-BTC. Theo đó mặt hàng than gỗ rừng trồng và than làm từ mùn cưa (mã HS 4402.90.90.10 và 4402.90.90.20) được điều chỉnh từ mức thuế xuất khẩu 0% lên thuế xuất khẩu 5%.

    Mã HS code

    Mặt hàng than mùn cưa nằm trong nhóm 4402. Để xác định chính xác mã HS code cho mặt hàng xuất khẩu, thương nhân nên làm kiểm tra phân tích loại kỹ càng khi làm thủ tục xuất khẩu than mùn cưa. Điều này sẽ giúp tránh được những rắc rối khi thông quan. Đồng thời tránh được những vướng mắc về mức thuế phải nộp.

    Căn cứ vào Thông tư 73/2016/TT-BTC ngày 20/5/2016 thì mặt hàng than làm từ mùn cưa có mã HS code là 4402.90.90.20 với mức thuế xuất khẩu là 5%. Loại khác có mã HS code là 4402.90.90.90 với mức thuế xuất là 10%.

    Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu than mùn cưa

    Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu than mùn cưa không ít doanh nghiệp thắc mắc có phải làm hồ sơ lâm sản khi xuất hay không? Băn khoản của doanh nghiệp được trả lời trong công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 của Cục Kiểm Lâm, Tổng cục Lâm Nghiệp. Kết luận cuối cùng của công văn, Cục Kiểm Lâm nêu rõ Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT không yêu cầu thương nhân phải nộp hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ cần kê khai số lượng, chủng loại hàng hóa với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm hợp pháp của gỗ.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng than mùn cưa ra nước ngoài không cần làm hồ sơ lâm sản. Tuy nhiên hồ sơ hải quan là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể phải làm chứng nhận hun trùng và chứng nhận kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

    Hồ sơ hải quan

    Khai báo chứng từ điện tử V5, doanh nghiệp xuất khẩu than mùn cưa cần chuẩn bị hồ sơ hải quan theo hướng dẫn của điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ hải quan bao gồm:

    • Hợp đồng mua bán
    • Bảng kê lâm sản theo mẫu đính kèm trong Thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT
    • Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của cơ Chi cục kiểm lâm sở tại.
    • Hóa đơn thương mại
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu được ủy thác)
    • Vận đơn

    Hồ sơ Kiểm dịch thực vật

    Cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu than mùn cưa. Tuy nhiên đối tác nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu. Do đó, doanh nghiệp nên làm giấy xác nhận này để tránh những rắc rối khi thông quan bên cửa khẩu nước bạn. Để làm chứng nhận kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy dưới đây:

    • Đơn xin đăng ký kiểm dịch thực vật
    • Mẫu than mùn cưa
    • Hợp đồng mua bán
    • Hóa đơn thương mại
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Vận đơn
    Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi xuất khẩu than mùn cưa

    Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi xuất khẩu than mùn cưa

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Trên đây là các loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi làm thủ tục xuất khẩu than mùn cưa. Đối với hồ sơ Hải quan chắc doanh nghiệp đã nắm rõ là nộp ở Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở. Hoặc nộp ở chi cục Hải quan nơi hàng hóa sẽ được xuất ra nước ngoài. Với hồ đăng ký kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp liên hệ với Chi cục bảo vệ thực vật để xin giấy chứng nhận.

    Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cụ thể

    Như vậy, để hoàn thiện thủ tục xuất khẩu than mùn cưa, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ gồm:

    • Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của cơ Chi cục kiểm lâm sở tại.
    • Bảng kê lâm sản theo mẫu đính kèm trong Thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT
    • Hợp đồng mua bán
    • Hóa đơn thương mại
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu được ủy thác)
    • Vận đơn
    • Giấy xác nhận kiểm dịch thực vật
    • Giấy xác nhận hun trùng
    • Giấy chứng nhận nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm

    Trên đây là những thông tin quan trọng về thủ tục xuất khẩu than mùn cưa. Zship.vn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực logistics và dịch vụ hải quan. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hãy liên hệ với Zship được hỗ trợ kịp thời.

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Head Office : Zship Logistics
    - Địa chỉ : Hà Nội
    - Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ : info@zship.vn

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới