Tư vấn: Thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa chi tiết từ A – Z
Quy trình nhập khẩu phế liệu nhựa tưởng đơn giản nhưng thực tế lại khá phức tạp. Nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết phải chuẩn bị những hồ sơ gì, đóng các loại thuế nào thông quan lô hàng phế liệu. Do đó, chúng tôi dành bài viết này tư vấn thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa, chính sách nhập khẩu phế liệu nhựa, mã HS phế liệu nhựa và các loại thuế nhập khẩu phế liệu nhựa mà doanh nghiệp phải đóng. Mời tham khảo!
Phế liệu nhựa là gì?
Việc tái chế phế liệu nhựa tức là biến những loại rác thải hoặc vật dụng đã qua sử dụng (phế liệu tái chế được) thành những vật liệu mới có thể ứng dụng trong cuộc sống. Hoạt động tái chế diễn ra với rất nhiều khâu khác nhau, với các loại phế thải đa dạng. Trong đó phải kể đến các loại phế liệu nhựa.
Phế liệu nhựa có thể hiểu một cách đơn giản là toàn bộ những vật dụng, đồ dùng trong cuộc sống sinh hoạt đã được sử dụng và chúng được làm bằng nhựa. Tất nhiên, sẽ có những loại phế liệu nhựa có thể tái chế được và có loại không.
Nhưng so với các loại phế liệu từ sắt, thép, phế liệu nhựa có giá thành rẻ hơn nhiều nên khá được ưa chuộng. Doanh nghiệp có thể tận dụng các loại phế liệu nhựa có khả năng tái chế được để tạo thành những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn.
Khái niệm mô tả chung về phế liệu nhựa
Khi tái chế phế liệu nhựa, cơ sở tái chế cần phân loại thực hiện công việc phân loại phế thải nhựa. Điều này giúp cơ sở tái chế biết được tính chất, đặc điểm của từng loại để có những biện pháp tái chế tiết kiệm, an toàn và xử lý môi trường phù hợp hơn.
Theo văn bản số 6581/TCHQ-GSQL hướng dẫn thực hiện Quyết định 28/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/9/2020 về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, phế liệu nhựa được chia thành các loại sau:
- Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polyetylen (PE): Dạng xốp, không cứng;
- Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polyethylene): Loại khác;
- Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polystyrene (PS): Loại khác;
- Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác;
- Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) từ các loại nhựa (plastic) khác như:
- Polyethylene Terephthalate (PET);
- Polypropylene (PP);
- Polycarbonate (PC);
- Polyamide (PA);
- Acrylonitrin Butadien Styren (ABS);
- High Impact Polystyrene (HIPS);
- PolyOxyMethylene (POM);
- Poly Methyl Methacrylate (PMMA);
- Expanded Polystyrene (EPS);
- Thermoplastic Polyurethanes (TPU);
- Ethylene Vinyl Acetate (EVA);
- Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản xuất và chưa qua sử dụng
Thực tế, nếu chỉ sử dụng phế liệu nhựa trong nước hoàn toàn không đủ để tái chế. Do đó, các doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất. Nhưng muốn làm điều đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa đầy đủ và đúng quy định.
Ưu điểm, nhược điểm của nhập khẩu phế liệu nhựa
Tại sao các doanh nghiệp chọn nhập khẩu phế thải nhựa làm nguyên liệu sản xuất thay vì những loại phế thải khác hay nhập nguyên liệu mới. Cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm của tái chế phế liệu nhựa sẽ hiểu ngay.
Ưu điểm của nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất
So với các loại phế liệu khác và nguyên liệu mới, tái chế phế liệu nhựa có những ưu điểm nhất định:
- Giá thành phế liệu nhựa rẻ hơn nhiều loại phế liệu khác, đặc biệt là phế liệu sắt, thép và rẻ hơn rất nhiều lần so với nhập nguyên liệu mới 100%. Nhờ vậy, doanh nghiệp tối ưu được chi phí đầu tư nguyên liệu sản xuất, tiết kiệm ngân sách hơn.
- Phế thải nhựa được mua từ nước ngoài có giá hời, thậm chí còn được nhập miễn phí.
- Tái chế được phế liệu nhựa giúp bảo vệ môi trường do hạn chế được lượng rác thải nhựa khó phân hủy ra môi trường;
- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta;
Tuy vậy, việc nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài về để tái chế trong nước cũng vấp phải những ý kiến trái chiều. Đó cũng là nhược điểm của việc tái chế nhựa. Cùng xem nhược điểm nếu nhập khẩu phế liệu nhựa nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất là gì?
Nhược điểm khi nhập khẩu phế liệu nhựa về làm nguyên liệu sản xuất
Nhược điểm của việc nhập khẩu phế thải nhựa về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất:
- Khiến gia tăng chi phí cho công tác xử lý rác thải độc hại do tái chế phế liệu. Vì cần phải dùng đến những loại máy móc, công nghệ chuyên biệt để xử lý khi xử lý các loại phế liệu nhựa.
- Lựa chọn tái chế nhựa có thể hạn chế được lượng rác thải nhựa ra môi trường nhưng lại không thể tránh khỏi việc thải ra môi trường các chất độc hại khác.
- Sử dụng các sản phẩm được tái chế từ phế liệu nhựa nếu không được xử lý tốt còn gây hại hơn cho sức khỏe người dùng.
Bên cạnh những ưu điểm hết sức thiết thực thì nhập khẩu phế thải nhựa về làm nguyên liệu sản xuất cũng không tránh khỏi những điểm hạn chế. Tuy nhiên, nếu cơ sở tái chế đầu tư các loại máy móc xử lý phế liệu hiện đại, ứng dụng công nghệ sàng lọc tân tiến thì tái chế phế thải nhựa vẫn rất tốt.
Khi tận dụng nguồn phế liệu nhựa phong phú để tái chế giúp giải quyết triệt để vấn đề rác thải nhựa thải ra môi trường. Doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí đầu vào sản xuất vừa góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được nhà nước ủng hộ bằng việc cho phép doanh nghiệp nhập khẩu phế thải nhựa từ nước ngoài.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu phế liệu nhựa
Rõ ràng có rất nhiều loại phế liệu nhựa mà doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu để tái chế trong nước. Và việc tái chế phế liệu nhựa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu những loại phế liệu nhựa kể trên thì phải nắm được chính sách nhập khẩu phế liệu nhựa và làm thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa đúng quy định.
Dẫn chứng pháp lý về việc nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất
Nói về chính sách nhập khẩu phế liệu nhựa, quý doanh nghiệp xem tại các văn bản pháp lý sau:
- Luật Hải quan Việt Nam – Luật số 54/2014/QH13 ban hành ngày 23/6/2014;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/9/2020 ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, thay thế cho Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải, phế liệu;
- Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/08/2018 – sửa đổi, bãi bỏ 1 số thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ngày 14/09/2018.
- Công văn 5943/BTNMT-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT.
- Công văn 6644/TCHQ-GSQL của Tổng Cục Hải quan hướng dẫn việc quản lý phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam.
- Văn bản số 6581/TCHQ-GSQL của Tổng Cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc thực hiện Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg.
- Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP quy định về biểu thuế xuất nhập khẩu, danh mục hàng hóa, thuế hỗn hợp, thuế tuyệt đối,…
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC về thủ tục thuế quan, giám sát hải quan, các loại thuế xuất nhập khẩu với các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
- Nghị định số 154/2017/NĐ-CP quy định thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Chile – Việt Nam;
- Nghị định số 111/2020/NĐ-CP quy định thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt EU – Việt Nam;
- Nghị định số 53/2021/NĐ-CP quy định thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh – Bắc Ireland;
- Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 36/2016/QĐ-TTg về việc áp dụng mức thuế suất thông thường đối với các loại hàng hóa nhập khẩu.
Trích dẫn ngắn gọn nội dung chính sách pháp luật nhập khẩu phế liệu nhựa
Phế liệu nhựa thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg. Tuy nhiên, phế liệu nhựa lại thuộc loại hàng hóa có khả năng gây mất an toàn nên sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xem thêm : Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu bộ đồ bảo hộ phòng dịch
Theo Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Công văn số 5943/BTNMT-TCMT, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Cơ sở/doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phải đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, thành phố.
Hồ sơ đăng ký đính kèm chứng thư giám định phế liệu gửi Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh/thành phố để đăng ký kiểm tra chất lượng cho phế liệu nhựa nhập khẩu. Thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp bổ sung giấy tờ còn thiếu trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu phế liệu nhựa là 5 ngày làm việc.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có văn bản trả lời có cấp phép nhập khẩu có doanh nghiệp hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp phép và giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp và không được phép gia hạn.
Lô hàng phế liệu nhập khẩu sau khi được Tổng cục môi trường cho phép nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ được dùng văn bản của Tổng cục môi trường để làm thủ tục cho thông quan.
Theo Công văn 6644/TCHQ-GSQL, sau khi được cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa, Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần tiếp nhận, kiểm tra và xử lý phế liệu nhập khẩu khi được dỡ xuống cảng. Phía doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện đặt ra tại khoản 1, điều 1 của Công văn này thì được hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa.
Quy định về loại phế liệu nhựa được phép nhập khẩu
2.2.1. Nhựa được loại ra từ các quá trình sản xuất mà chưa qua sử dụng.
2.2.2. Bao bì bằng nhựa (PET) đựng nước khoáng, nước tinh khiết đã qua sử dụng. Bao bì bằng nhựa (PET) đựng nước uống có ga đã qua sử dụng và đã được loại bỏ hoàn toàn chất lỏng bên trong.
2.2.3. Nhựa đã qua sử dụng ở một trong các dạng: khối, cục, thanh, dây, dải, băng, màng, nẹp, khay, tấm, lá, pallet, két nhựa; bao jumbo đã được cắt tạo thành dải, tấm hoặc băng. Đối với phế liệu nhựa nhập khẩu dạng màng phải thực hiện lấy mẫu, phân tích theo các Mục 3.2.2, 3.2.4 và 3.2.5.
2.2.4. Các loại nhựa khác không thuộc các Mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3 phải được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất (kích thước mỗi chiều của mẩu vụn không quá 10 cm, tỷ lệ các mẩu vụn có kích thước lớn hơn 10 cm không vượt quá 5% khối lượng của lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu).
2.2.5. Các loại nhựa quy định tại các Mục 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2.4.
Quy định về loại phế liệu nhựa không được phép nhập khẩu
2.3.1. Các loại nhựa đã qua sử dụng mà không được băm, cắt thành mẩu vụn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất như quy định tại Mục 2.2.4 (trừ các loại nhựa quy định tại các Mục 2.2.1, 2.2.2 và 2.2.3).
2.3.2. Vỏ nhựa của các thiết bị, đồ dùng điện tử đã qua sử dụng, như: tivi, máy tính, thiết bị văn phòng… có thành phần chất chống cháy (hợp chất PBDE (PolyBrominated Diphenyl Ether), hợp chất PBB (PolyBrominated Biphenyl)), các hợp chất gốc phthalate, chì, cadimi, thủy ngân và crom (VI).
2.3.3. Nhựa đã bị cháy dở.”
Tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu
2.4.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại, dầu, mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
2.4.2. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt quá mức miễn trừ quy định tại QCVN 05:2010/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – miễn trừ khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4.3. Tạp chất nguy hại.”
Tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu nhựa nhập khẩu
2.5.1. Tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát, dây buộc và vật liệu sử dụng để đóng kiện phế liệu nhựa nhập khẩu.
2.5.2. Tạp chất do in ấn, các loại mác, nhãn còn bám dính trên phế liệu nhựa hoặc đã bị rời ra trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ.
2.5.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là nhựa bám dính hoặc rời ra từ phế liệu nhựa nhập khẩu (trừ Mục 2.5.1 và Mục 2.5.2) đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2.4. Trong mỗi lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.5.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng.”
Các vấn đề được nêu trên căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT.
Xem thêm : Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu hương nhang Incense stick
Thuế nhập khẩu phế liệu nhựa và HS code
Như đã chia sẻ, phế liệu nhựa nhập khẩu có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ mã HS khác nhau. Theo đó, mức thuế suất áp dụng cho từng loại cũng khác nhau. Cụ thể:
Thuế nhập khẩu phế liệu nhựa
Theo quy định tại Thông tư số 83/2014/TT-BTC, Nghị định số 154/2017/NĐ-CP, Nghị định số 111/2020/NĐ-CP, Nghị định số 53/2021/NĐ-CP và Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg thì khi doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đóng các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%;
- Thuế nhập khẩu thông thường: 15%;
- Thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Chile: 2%;
- Thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – EU: 2.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh – Bắc Ireland: 2.5%
Mã HS phế liệu nhựa
Tra cứu mã HS phế liệu nhựa, quý doanh nghiệp tìm tại Chương 39, nhóm 15, phân nhóm 10, 20, 30, 90 và phân nhóm phụ gồm: 10, 90, 90, 90, 00. Cụ thể, quý doanh nghiệp quan sát bảng sau, trích dẫn từ Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg – Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
Thứ tự | Tên phế liệu | Mã HS |
2.1 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polyetylen (PE): Dạng xốp, không cứng; | 39151010 |
2.2 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polyethylene (PE): Loại khác; | 39151090 |
2.3 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) được làm từ Polystyrene (PS): Loại khác; | 39152090 |
2.4 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác; | 39153090 |
2.5 | Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic) từ các loại nhựa (plastic) khác | 39159000 |
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa từ A – Z
Các loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị nếu muốn nhập khẩu phế liệu nhựa
Muốn nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp sau khi được cấp phép nhập khẩu bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố thì cần tiếp làm thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hải quan, có chứa các chứng từ, giấy tờ theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Thông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư 08/2018/TT-BTNMT.
Nơi đăng ký hồ sơ ban ngành
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh/ thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng cho lô hàng phế liệu nhựa nhập khẩu. Tổng cục Môi trường cấp phép nhập khẩu. Và Chi cục Hải quan nơi có lô hàng phế liệu cập bến chịu trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý khi phế liệu được dỡ xuống cảng.
Đồng thời Chi cục Hải quan nơi có lô hàng phế liệu cập bến chịu trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, quan hải quan không thực hiện đăng ký tờ khai hải quan cho mặt hàng nhập khẩu là phế liệu.
Công chức hải quan được giao quản lý phần mềm nhập khẩu phế liệu chỉ có trách nhiệm kiểm tra, cập nhật thông tin trên tờ khai nhập khẩu phế liệu ban hành kèm theo Công văn số 6644/TCHQ-GSQL vào phần mềm kiểm tra chất lượng hạn ngạch còn lại.
Hồ sơ cần có những loại chứng từ/ giấy tờ gì?
Bộ hồ sơ hải quan đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất gồm những loại chứng từ, giấy tờ sau:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp;
- Vận tải đơn: 1 bản chụp;
- Giấy xác nhận doanh nghiệp ký quỹ nhập khẩu mặt hàng phế liệu nhựa: 1 bản sao có chứng thực;
- Hợp đồng ủy thác (trong trường hợp doanh nghiệp ủy thác cho 1 bên thứ 3 nhập khẩu phế liệu nhựa) : 1 bản chụp;
- Thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng của loại phế liệu nhựa nhập khẩu: 1 bản chính (Doanh nghiệp sẽ nộp sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở, nhà máy sản xuất phế liệu cấp.
Công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan với các loại giấy tờ doanh nghiệp nộp qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ giấy mà người khai hải quan nộp gồm có: Giấy xác nhận doanh nghiệp ký quỹ, Thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng của loại phế liệu nhựa nhập khẩu.
Vì nhập khẩu phế liệu nhựa liên quan đến vấn đề quản lý môi trường và sản xuất hợp lệ nên trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ về chứng từ. Nhất là chú ý các loại giấy tờ có đóng dấu mộc còn hiệu lực của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Các lưu ý cần phải biết khi nhập khẩu phế liệu nhựa
Ký quỹ đảm bảo
– Giấy xác nhận ký quỹ do Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu cấp và là bản sao chứng thực.
– Thời gian thực hiện ký quỹ phải ít nhất 15 ngày làm việc trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu.
Số tiền ký quỹ theo quy định
+ Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn sắt, thép phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn giấy phế liệu và nhựa phế liệu trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
+ Đối với các loại phế liệu không thuộc các loại nêu trên thì số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa ở trên sẽ giúp doanh nghiệp không gặp khó khăn gì trong quá trình xin cấp phép nhập khẩu và làm thủ tục thông quan phế liệu nhựa. Chúc quý doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: Zalo Phone
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới