Máy móc muốn vận hành trơn tru đều cần mỡ bôi trơn. Nên hiện nay nhu cầu nhập khẩu mỡ bôi trơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước e ngại nhập mỡ bôi trơn từ nước ngoài vì lo ngại thủ tục hải quan phức tạp. Chính vì vậy, chúng tôi dành bài viết này chia sẻ chi tiết về thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy, thuế, mã HS và chính sách nhập khẩu mỡ bôi trơn máy. Mời tham khảo!
Mỡ bôi trơn máy là gì?
Mỡ bôi trơn có tên tiếng anh là Grease Lubricant), là chất bôi trơn bán lỏng hoặc rắn. Loại chất bôi trơn này có chứa thêm thành phần chất làm đặc, điển hình có thể kể đến đó là xà phòng.
Mỡ này được dùng như một chất bôi trơn, có khả năng duy trì tại vị trí bôi trơn. Mỡ bôi trơn được dùng để bôi trơn rất nhiều thiết bị giúp máy móc hoạt động trơn tru như: khớp nối, vòng bi, bánh răng hở, ổ trục, dây cáp lời,…
Khái niệm mô tả chung về mỡ bôi trơn máy
Mỡ bôi trơn máy có 3 thành phần chính là:
- Dầu gốc: chất bôi trơn giúp giảm ma sát giữa những bề mặt chuyển động, đóng vai trò như mỡ gốc trong mỡ bôi trơn.
- Các chất phụ gia: Chất này bổ sung vào khả năng bôi trơn của dầu gốc, cải thiện một số đặc tính như chống gỉ, chống mài mòn,…
- Chất làm đặc: Chất này hoạt động giống như một miếng bọt biển. Tác dụng của chất này là duy trì phần dầu dự trữ cho đến khi được bôi trơn. Chất làm đặc có phản ứng với các lực bên ngoài như: rung lắc, chuyển động hoặc thay đổi nhiệt độ.
Chức năng của mỡ bôi trơn không thể bỏ qua:
- Chức năng như một chất bôi trơn:
- Chịu được tải va đập;
- Chịu được môi trường bị nhiễm bẩn và nước;
- Chống chịu được sự thay đổi của nhiệt độ;
- Thời gian bôi trơn tương đối dài;
- Chức năng khi ở yên 1 chỗ:
- Bám dính trên các bề mặt;
- Chống lại được các tác động của nước rửa trôi;
- Duy trì độ ổn định cơ học và độ quánh khi nhiệt độ thay đổi, xuất hiện sự rung động và mài mòn.
Trong quá trình vận hành máy móc, bề mặt kim loại của động cơ máy sẽ có sự ma sát với các chi tiết hoặc những bộ phận tiếp giáp chi tiết máy khiến cho chi tiết máy bị mòn. Tra mỡ bôi trơn lúc này sẽ giúp bôi trơn và làm nhờn bề mặt kim loại, giúp giảm hệ số ma sát, chống rỉ và bảo vệ bề mặt chi tiết.
Bên cạnh đó, mỡ bôi trơn còn có công dụng làm sạch và bảo vệ cho những chi tiết được bôi trơn tránh khỏi các hạt bị mài mòn nhằm nâng cao tuổi thọ cho máy móc, làm kín máy, làm mát động cơ,…
Ưu và nhược điểm của mỡ bôi trơn máy
Ưu điểm của mỡ bôi trơn máy
Mỡ bôi trơn máy có rất nhiều ưu điểm, điển hình như:
- Thuận tiện: Dễ sử dụng, áp dụng ít thường xuyên;
- Độ bám dính: Mỡ này không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ khi khởi động;
- Độ bảo vệ: Mỡ bôi trơn làm kín bề mặt tốt hơn dầu, chống ăn mòn trong suốt quá trình ngừng máy.
- Độ sạch sẽ: Khi bôi trơn, mỡ sẽ không bị chảy hay văng tung tóe như dầu. Mỡ bôi trơn có thể dùng cho các loại máy móc trong các ngành sản xuất thuốc, thực phẩm, dệt may,…
Nhược điểm của mỡ bôi trơn máy
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mỡ bôi trơn máy cũng tồn tại nhược điểm, cụ thể:
- Khả năng làm mát của mỡ bôi trơn khá thấp;
- Có nhiễm bẩn: Khi dùng mỡ bôi trơn, cần chú ý tránh để nhiễm bẩn trong quá trình lưu giữ. Mạt kim loại mòn khi bị giữ lại trong chất bôi trơn sẽ hình thành chất nhiễm bẩn khiến sự mài mòn tăng lên.
- Giới hạn của thiết kế: Không thể dùng mỡ bôi trơn cho các loại ổ trục có tốc độ cao.
Từ chức năng, công dụng và ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn kể trên, có thể thấy mỡ bôi trơn thực sự quan trọng với mọi loại máy móc hiện nay. Điều này lý giải vì sao nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy của doanh nghiệp ngày càng cao.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu được mỡ bôi trơn máy từ nước ngoài thì ngoài thủ tục hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp còn cần nắm vững các chính sách pháp luật của nước ta hiện đang điều chỉnh việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy.
Vậy hiện tại, có những văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh trực tiếp việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy?
Căn cứ pháp lý và chính sách pháp luật về nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Chính sách pháp luật điều chỉnh việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Về việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy có những văn bản pháp lý dưới đây hiện đang điều chỉnh trực tiếp:
- Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết các điều khoản của Luật quản lý ngoại thương;
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, Nghị định Chính phủ ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan;
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC về thủ tục thuế quan, giám sát hải quan, các loại thuế xuất nhập khẩu với các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Thông tư số 34/2013/TT-BCT, Thông tư của Bộ Tài chính ngày 28/3/2013;
- Thông tư số 08/2013/TT-BCT, Thông tư của Bộ Tài chính quy định hoạt động mua bán hàng hóa liên quan đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung 1 số điều của Thông tư 06/2018/TT-BKHCN;
- Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quy chuẩn quốc gia về dầu nhờn động cơ;
- Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Các văn bản pháp lý điều chỉnh việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy tương đối nhiều. Tại đây, chúng tôi chỉ liệt kê một số chính sách pháp luật quan trọng nhất. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết hơn về chính sách nhập khẩu mỡ bôi trơn máy, vui lòng bấm số hotline để nhận tư vấn trực tiếp.
Trích dẫn ngắn gọn nội dung trong các căn cứ pháp lý liên quan đến việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Căn cứ theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và những hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được nêu trong Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp và những quy định có liên quan khác của pháp luật.
Mỡ bôi trơn máy không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Nên các doanh nghiệp kinh doanh trong nước hoàn toàn có thể nhập mỡ bôi trơn máy bình thường.
Căn cứ vào Thông tư số 34/2013/TT-BCT của Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp FDI – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép nhập khẩu mỡ bôi trơn máy và cũng không được phép phân phối mặt hàng này.
Theo quy định của Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quy chuẩn quốc gia về dầu nhờn động cơ, việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy được dùng cho động cơ đốt trong buộc phải tuân thủ theo các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN.
Ngoài ra, đối với mặt hàng mỡ bôi trơn được dùng cho động cơ đốt trong, doanh nghiệp muốn nhập khẩu thì đều phải đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm và làm chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh cũng như phân phối ra thị trường Việt Nam.
Các quy định về thuế suất nhập khẩu mỡ bôi trơn máy và HS code của mỡ bôi trơn máy
Doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy nhanh chóng thì phải nắm được mã HS của mỡ bôi trơn. Từ đó thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước thì mới được làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Theo đó:
Thuế nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Mỡ bôi trơn có nhiều loại khác nhau nên khi nhập khẩu sẽ có những mức thuế khác nhau. Về cơ bản, để nhập khẩu được mỡ bôi trơn máy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế như: thuế nhập khẩu thông thường dao động từ 4.5% đến 30%, thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, thuế giá trị gia tăng 10%.
Ngoài ra, một số loại mỡ bôi trơn máy khác khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải chịu thêm thuế bảo vệ môi trường từ 2.000 đồng/kg theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường. Các mức thuế cụ thể sẽ được chúng tôi chia sẻ thêm trong phần mã HS của mỡ bôi trơn máy dưới đây.
Bên cạnh những loại thuế kể trên thì tùy thuộc vào từng loại mỡ bôi trơn, từng quốc gia xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm các loại thuế nhập khẩu ưu đãi theo từng khu vực khi Việt Nam là thành viên. Qúy doanh nghiệp muốn nắm rõ về các loại thuế khi nhập mỡ bôi trơn máy, vui lòng liên hệ hotline để được cập nhật mới và chính xác nhất.
Mã HS mỡ bôi trơn máy
Mã HS của mỡ bôi trơn mày nếu xác định chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các loại thuế phải đóng kèm theo đó là tránh được việc bị xử phạt hành chính khi khai sai mã HS theo quy định của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
Theo đó, mã HS của mỡ bôi trơn máy, quý doanh nghiệp tham khảo bảng bên dưới:
Mô tả hàng hóa | Mã HS |
Mỡ bôi trơn có nguồn gốc từ dầu mỏ | 2710 |
Dầu khoáng đã tinh chế dùng để sản xuất dầu bôi trơn | 2710 19 42 |
Dầu bôi trơn khác | 2710 19 43 |
Mỡ bôi trơn m | 2710 19 44 |
Không có nguồn tổng hợp | 3403 |
Chế phẩm mỡ bôi trơn, sử dụng xử lý các vật liệu da thuộc, dệt, lông và những vật liệu khác ở dạng lỏng | 3403 11 11 |
Chế phẩm mỡ bôi trơn có chứa dầu silicon, sử dụng để xử lý các vật liệu da thuộc, dệt, da lông và những vật liệu khác dạng lỏng. | 3403 99 19 |
Theo bảng mã HS trên thì doanh nghiệp nhập khẩu các chế phẩm mỡ bôi trơn thuộc nhóm 3403 sẽ không phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Nhưng nhập khẩu mỡ bôi trơn máy thuộc nhóm 2710 thì phải đóng thuế bảo vệ môi trường đúng quy định theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14.
Hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Căn cứ theo các chính sách pháp luật hiện hành điều chỉnh việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy, doanh nghiệp muốn làm thủ tục hải quan nhập mỡ bôi trơn cần chuẩn bị 3 loại hồ sơ sau:
- Hồ sơ làm công bố hợp quy mỡ bôi trơn máy;
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy;
- Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy theo quy định của Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Vấn đề chuẩn bị các loại hồ sơ kiểm tra chất lượng và làm công bố quy chuẩn cho sản phẩm nhập khẩu đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN, sửa đổi/ bổ sung 1 số điều của Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN.
Nơi đăng ký hồ sơ/ban hành
Nơi đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy
Về việc đăng ký kiểm tra chất lượng cho mỡ bôi trơn máy, quý doanh nghiệp có 2 cách để tiến hành:
- Cách thứ nhất: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy đầy đủ và trực tiếp nộp tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học Công nghệ của tỉnh nơi mà doanh nghiệp mở tài khai hải quan.
- Cách thứ hai: Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy trực tuyến tại Cổng thông tin 1 cửa của quốc gia. Việc nộp hồ sơ online tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sau khi doanh nghiệp đã có được số tiếp nhận kiểm tra chất lượng của mỡ bôi trơn máy thì cần tiếp tục chuẩn bị hồ sơ hải quan có đính kèm theo số tiếp nhận kiểm tra chất lượng sản phẩm đã có trên.
Nơi làm chứng nhận hợp quy cho mỡ bôi trơn máy
Những Trung tâm thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định đều có thể tiếp nhận mẫu thử nghiệm và hồ sơ làm chứng nhận hợp quy mỡ bôi trơn máy cho doanh nghiệp. Trong vòng 15 đến 20 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải nhận được chứng nhận công bố hợp quy của mỡ bôi trơi máy.
Trung tâm thử nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định đều có thể làm chứng nhận hợp quy cho mỡ bôi trơn
Nơi làm thủ tục hải quan cho mỡ bôi trơn máy
Qúy doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hải quan đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, sửa đổi một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan nơi mà doanh nghiệp mở tờ khai hải quan.
Bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm mỡ bôi trơn máy
Đăng ký kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy là quy trình bắt buộc đối với những doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu mặt hàng này về kinh doanh và phân phối trong nước. Hồ sơ kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy cần có:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn máy theo mẫu.
- Chứng nhận xuất xứ của mỡ bôi trơn máy (nếu có).
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Nhãn phụ hình ảnh công bố hợp quy.
Doanh nghiệp nhập khẩu mỡ bôi trơn máy cho động cơ đốt trong muốn lưu thông trên thị trường Việt Nam thì cần có nhãn dán chứa đầy đủ các thông tin như sau:
- Tên chính xác của mỡ bôi trơn máy.
- Địa chỉ cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về lô hàng.
- Nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng.
- Khối lượng, thể tích của lô hàng.
- Đặc tính kỹ thuật của lô hàng.
- Có hướng dẫn sử dụng chi tiết.
- Có thông tin cảnh báo an toàn (nếu có).
Hồ sơ công bố hợp quy của mỡ bôi trơn máy
Như đã chia sẻ, việc công bố hợp quy cho mỡ bôi trơn máy là khâu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn. Nội dung hồ sơ và quy định về việc công bố hợp quy cho mỡ bôi trơn máy được nêu cụ thể tại Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN. Theo đó, hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị làm chứng nhận hợp quy cho mỡ bôi trơn bao gồm:
- Vận đơn của lô hàng (Bill of Landing).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Đơn xin công bố hợp quy mỡ bôi trơn.
- Chứng nhận xuất xứ của mỡ bôi trơn máy nếu có.
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
Hồ sơ hải quan khi nhập khẩu mỡ bôi trơn máy
Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ chủ chốt sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu mỡ bôi trơn máy (có mẫu);
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
- Vận đơn vận chuyển đường biển – Bill of Lading
- Giấy chứng nhận xuất xứ của mỡ bôi trơn máy – nếu có (Certificate of origin)
* Chú ý: Đối với loại chứng nhận xuất xứ dùng để giảm thuế, doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin. Đặc biệt là đối với C/O from E thì chú ý kiểm tra thông tin về thẩm quyền của cơ quan cấp C/O đó. Vì Hải quan Việt Nam có quy định rõ chỉ chấp nhận 42 cơ quan cấp C/O có quy định tại Công văn số 11179/HQHP-GSQL.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu mỡ bôi trơn máy. Hi vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết, doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể tiến hành nhập khẩu mỡ bôi trơn máy nhanh chóng, hợp pháp.
Nếu cần tư vấn thêm về việc nhập khẩu mỡ bôi trơn máy, quý doanh nghiệp vui lòng bấm số hotline hiển thị trên web Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics. Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn. - Head Office : Zship Logistics Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng: - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tếLiên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới
Trân trọng!