Máy nông nghiệp là thiết bị quan trọng với bà con nông dân. Máy giúp tiết kiệm thời gian, công sức làm việc, đồng thời làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên loại máy mới 100% thường có giá cao. Vì thế nhiều người lựa chọn máy nông nghiệp đã qua sử dụng của nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Vậy thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng cần đáp ứng những quy định gì của pháp luật? Để tìm hiểu về quy trình, thủ tục nhập khẩu loại máy này, bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng là gì?
Máy nông nghiệp là các loại máy móc chuyên dùng tại các nông trường, nông trại. Máy hỗ trợ người nông dân thực hiện các công việc như gieo trồng, thu hái, làm đất, phun thuốc trừ sâu,…Các loại máy này được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Phổ biến là các loại máy cày, máy bừa, máy gieo hạt, máy cắt lúa, máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi. Máy nông nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho bà con nông dân. Và hơn thế nữa, năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.
Máy nông nghiệp đã qua sử dụng là loại máy móc sau khi xuất xưởng đã được đem vào vận hành sử dụng một thời gian. Có loại máy đã rất cũ, lạc hậu, hiệu suất làm việc giảm đáng kể. Tuy nhiên cũng có những loại máy đã qua sử dụng nhưng còn rất tốt, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhất là các loại máy nông nghiệp đã qua sử dụng được nhập khẩu từ các nước Châu Âu. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu máy nông nghiệp cũ từ nước ngoài về phục vụ sản xuất.
Ưu nhược điểm của máy nông nghiệp đã qua sử dụng
So với các loại máy nông nghiệp mới hoàn toàn 100% thì máy nông nghiệp đã qua sử dụng không được tốt bằng. Tuy nhiên dòng máy cũ vẫn có những ưu điểm riêng của chúng. Đó là lý do mà nhà nước cho phép nhập khẩu máy đã qua sử dụng về Việt Nam. Tất nhiên chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm của máy nông nghiệp đã qua sử dụng
Máy nông nghiệp cũ đã qua sử dụng có chi phí đầu tư không cao, giá rẻ hơn so với các loại máy mới. Do đó nếu điều kiện kinh tế không cho phép thì nhập khẩu máy cũ cũng là lựa chọn không tồi.
- Hiệu suất làm việc còn đến 85% trở nên so với hiệu suất làm việc của máy lúc ban đầu. Máy chỉ mới sản xuất dưới 10 năm (đây là điều kiện để được phép nhập khẩu máy nông nghiệp cũ vào Việt Nam).
- Các dòng máy nông nghiệp cũ khi nhập khẩu vào Việt Nam đều có chất lượng đảm bảo theo quy định. Máy đã được giám định phù hợp với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam. Hoặc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của các nước G7, Hàn Quốc. Do đó khách hàng có thể yên tâm chất lượng của các loại máy nông nghiệp đã qua sử dụng không hề thua kém nhiều so với máy mới hoàn toàn.
- Các loại máy cũ vẫn đầy đủ các chức năng hoạt động như các loại máy mới.
Nhược điểm của máy nông nghiệp đã qua sử dụng
- Máy đã qua sử dụng thì thời gian bảo hành không dài
- Dễ gặp sự cố trong quá trình sử dụng
- Tìm kiếm phụ tùng thay thế cho máy khó khi máy gặp sự cố.
- Hiệu suất làm việc không cao như máy mới và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng
Hiện nay có nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy nông nghiệp đã qua sử dụng về Việt Nam. Để nhập khẩu thuận lợi, trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tư văn bản quy định cho phép nhập khẩu mặt hàng này.
Dẫn chứng pháp lý
Doanh nghiệp có kế hoạch nhập khẩu máy nông nghiệp đã qua sử dụng thì nên tìm hiểu kỹ các quy định dưới đây:
- Quyết định 18/2019/QĐ-TTG năm 2019 về việc nhập khẩu máy móc và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Thông tư 23/2015/TT-BKHCN năm 2015 quy định điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
- Thông tư 28/2017/TT-BNNPTNT thay thế cho thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT. Với thông tư mới này, mặt hàng máy nông nghiệp mới không thuộc diện phải kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên máy nông nghiệp đã qua sử dụng phải thực hiện giám định theo quy định của Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
- Công văn số 232/KTHT – CĐ năm 2018 trả lời Cục giám sát quản lý về Hải Quan. Trong đó khẳng định mặt hàng máy nông nghiệp không nằm trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy móc nông nghiệp đã qua sử dụng
Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về việc nhập khẩu mặt hàng máy nông nghiệp đã qua sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ các điều khoản trong các thông tư, văn bản ở trên.
- Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Quyết định 18/2019/QĐ-TTG năm 2019 thì máy móc, thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng phải tuân theo quy định của pháp luật. Khoản 3, điều 4 quy định máy móc đã qua sử dụng nhập về phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Điều 6, Quyết định 18/2019/QĐ-TTG cũng nêu rõ các tiêu chí nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Theo đó, tuổi máy nông nghiệp không vượt quá 10 năm. Máy móc nông nghiệp phải phù hợp với QCVN về độ an toàn, tiết kiệm năng lượng, không ảnh hưởng đến môi trường. Trường hợp máy móc không có QCVN thì phải phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của TCVN hoặc tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc, tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7. Như vậy thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng cũng phải tuân theo quy định này.
- Khoản 3, Điều 4, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định không được nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng mà chất lượng kém, gây hại cho môi trường, các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu.
- Điều 6, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN cũng có quy định tương tự như trong Điều 6, Quyết định 18/2019/QĐ-TTG về yêu cầu cụ thể đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Căn cứ Điều 8, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN về thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng thì doanh nghiệp cần có chứng thư giám định kết luật về tuổi đời, model….của thiết bị.
- Căn cứ Điều 10, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN thì máy móc nông nghiệp đã qua sử dụng cần phải được giám định. Chứng thư giám định cần kết luận về sự phù hợp của máy móc với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia. Hoặc phù hợp với tiêu chuẩn của các nước G7 về độ an toàn, tiết kiệm năng lượng và tính chất không gây hại đến môi trường.
Với những căn cứ pháp lý như trên có thể kết luận, thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng cần phải làm giám định. Kết luận trong chứng thư giám định phải đảm bảo các yêu cầu: Máy móc được sản xuất không quá 10 năm, máy phải mới hơn 80%. Nếu máy vượt quá 10 năm tuổi nhưng hiệu suất làm việc vẫn đạt từ 85% trở nên so với hiệu suất ban đầu thì vẫn được nhập khẩu
Quy định về thuế nhập khẩu và mã HS code
Thuế nhập khẩu và mã HS code là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi làm thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng.
Quy định về thuế nhập khẩu
Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu đối với mặt hàng máy nông nghiệp đã qua sử dụng dựa trên công văn số 12848/BTC-CST năm 2015 và công văn số 1677/BTC-CST năm 2016 của Bộ Tài Chính. Đây là 2 công văn hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng máy móc, thiết bị nông nghiệp.
Theo như hướng dẫn trong công văn thì mặt hàng máy nông nghiệp nhập khẩu dù là mới hay cũ thì đều không phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT). Đối với mặt hàng này khi nhập khẩu, doanh nghiệp chọn mã VK210 để khai hải quan. Đồng thời ghi chú máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Như vậy mặc định VAT = 0%. Thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được áp dụng riêng đối với mỗi mã hàng.
Ngoài ra thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sẽ được áp dụng với máy nông nghiệp đã qua sử dụng nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo đó thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Mã HS Code
Xác định mã HS code là điều không thể bỏ qua khi nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào. Điều này là cơ sở để doanh nghiệp biết được trách nhiệm đóng thuế với mặt hàng đó. Đồng thời nắm được những chính sách riêng được áp dụng với mặt hàng.
Cụ thể, với mặt hàng máy móc, thiết bị nông nghiệp đã qua sử dụng, doanh nghiệp có thể tham khảo chương 84, 85 trong biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020. Trong đó:
Chương 84: Bao gồm các mặt hàng máy và thiết bị cơ khí.
Chương 84: Các mặt hàng máy điện, máy ghi,…
Dưới đây là mã HS code của một số mặt hàng thiết bị máy móc nông nghiệp:
- Mã HS code 84335100: máy gặt đập liên hợp: thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với CO có form E từ Trung Quốc là 0%.
- Mã HS code 84335990: Máy thu hoạch mía, ngô: thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với CO có form E từ Trung Quốc là 0%.
- Mã HS code 84321000: máy cày: thuế nhập khẩu thông thường là 20%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với CO có form E từ Trung Quốc là 0%.
- Mã HS code 84323100: Máy gieo hạt, máy trồng cây: thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với CO có form E từ Trung Quốc là 0%.
- Mã HS code 84324100: Máy giải phân hữu cơ: thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với CO có form E từ Trung Quốc là 0%.
Các lưu ý khi nhập nhập khẩu máy nông nghiệp đã qua sử dụng
Phần trên bạn đã hình dung được thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng như thế nào. Ngoài ra có vấn đề các doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý đó là:
Nếu doanh nghiệp không có giấy xác nhận của nhà sản xuất về các thông tin của mặt hàng máy nông nghiệp thì doanh nghiệp cần đăng ký dịch vụ giám định máy móc. Doanh nghiệp cần nộp xác nhận của tổ chức giám định cho cơ quan Hải quan. Hàng hóa sẽ được mang về kho bảo quản. Doanh nghiệp phải trình được chứng thư giám định cho Hải quan trong vòng 30 ngày. Trường hợp kết quả giám định không đúng như tiêu chí đã đề ra trong Điều 6, Quyết định 18/2019/QĐ-TTG thì lô hàng máy nông nghiệp cũ sẽ bị vi phạm hành chính và bị xử lý theo quy định.
Hướng dẫn thủ tục hải quan khẩu máy nông nghiệp đã qua sử dụng
Thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng không cần phải làm kiểm tra chất lượng. Thủ tục quan trọng nhất khi nhập khẩu mặt hàng này đó là chứng thư giám định của cơ quan được chỉ định. Do đó doanh nghiệp cần chú ý vấn đề này.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 7, Thông tư 23/2015/TT-BKHCN về hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng bao gồm các loại chứng từ sau:
Bộ hồ sơ hải quan như nhập khẩu hàng hóa thông thường.
- Giấy xác nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giấy xác nhận của nhà sản xuất về các tiêu chuẩn của thiết bị phù hợp với Điều 6 của Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
- Chứng thư giám định mặt hàng theo quy định tại khoản 2, điều 10 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN.
- Trường hợp máy móc đã vượt quá 10 năm tuổi nhưng hiệu suất vẫn còn hơn 85% thì cần có văn bản chấp thuận của Bộ KHCN.
Như vậy có thể tóm tắt thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp cho cơ quan hải quan đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu.
- Bước 2: Liên hệ với cơ quan kiểm định để giám định tình trạng của máy. Nếu máy nông nghiệp đã qua sử dụng đạt yêu cầu như quy định của Thông tư 23/2015/TT-BKHCN thì sẽ được cấp chứng thư giám định.
- Bước 3: Nộp chứng thư giám định cho hải quan để được thông quan.
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Đối với hồ sơ hải quan, doanh nghiệp nộp trực tiếp cho Chi cục hải quan nơi mặt hàng máy nông nghiệp được đưa về cảng hoặc sân bay.
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ hải quan khi nhập khẩu mặt hàng máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng sẽ bao gồm bộ hồ sơ thông thường như thông tư 39/2018/TT-BTC. Bên cạnh đó còn cần chứng thư giám định, giấy xác nhận của nhà sản xuất về máy móc thiết bị. Theo đó hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Hợp đồng thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận của nhà sản xuất về tiêu chuẩn của thiết bị, năm sản xuất, moden, số seri.
- Chứng thư giám định máy móc của cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp, máy đã qua sử dụng nếu đáp ứng các quy định của pháp luật thì khá dễ dàng. Điều quan trọng nhất trong quy trình nhập khẩu là làm chứng thư giám định. Việc này sẽ mất khá nhiều thời gian của doanh nghiệp. Và trường hợp chứng thư kết luận mặt hàng không đáp ứng yêu cầu nhập khẩu thì lô hàng sẽ bị xử lý theo quy định của hải quan. Vì thế để nhập khẩu mặt hàng này thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên nhờ tới sự hỗ trợ của dịch vụ hải quan trọn gói. Zship Logistics là đơn vị rất đáng để doanh nghiệp gửi trọn niềm tin.
Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới