Tư Vấn Nhập Khẩu

Thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động từ A đến Z

Ảnh 3: Máy bán hàng giúp chủ kinh doanh quản lý hàng hóa hiệu quả
Danh Mục Bài Viết

    Chi tiết thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động là mối quan tâm của nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Phần lớn hệ thống máy bán hàng tự động hiện nay đều nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy nên khi cần trang bị dàn máy bán hàng hiện đại, bạn hãy đặt hàng và làm thủ tục theo đúng quy định.

    Máy bán hàng tự động là gì?

    Trước khi tìm hiểu chi tiết thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn cần nắm bắt rõ tính chất của dòng thiết bị này.

    Ảnh 1: Máy bán hàng tự động ngày càng được ứng dụng phổ biến

    Máy bán hàng tự động ngày càng được ứng dụng phổ biến

    Những thiết bị bán hàng tự động đầu tiên ra mắt vào khoảng đầu thập niên 1880 tại Vương Quốc Anh. Sau đó, khoảng 8 năm thiết bị bán hàng tự động bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Đến nay, dòng thiết bị hiện đại này đang hiện diện trên khắp toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

    Cấu tạo của máy bán hàng tự động gồm nhiều bộ phận. Từng bộ phận lại đảm nhiệm chức năng riêng.

    • Khay chứa hàng: Nơi chứa hàng hóa có đánh số thứ tự cụ thể, sắp xếp một cách ngăn nắp.
    • Ngăn chứa hàng: Gồm tập hợp nhiều khay có đánh số thứ tự, kích thước ngăn chứa hàng tùy thuộc vào kích cỡ máy.
    • Loa: Gắn với màn hình quảng cáo LCD.
    • Bảng điều khiển: Bộ phận xuyên điều khiển hoạt động của máy bán hàng. Người dùng có thể cài đặt máy tại bảng điều khiển này.
    • Đầu đọc tiền: Nơi người mua hàng đút tiền vào máy, đồng thời tiền thừa cũng nhả ra tại đây.
    • Bộ phận làm lạnh: Hoạt động tương tự như một kho lạnh, bảo quản hàng hóa chứa trong máy bán hàng.
    • Màn hình quảng cáo: Nơi chiếu video, hình ảnh quảng cáo theo định dạng AVI/MPG, độ phân giải chuẩn 720×576 pixel. Kích thước tượng nước màn hình 8 hoặc 22 inch.
    • Màn hình LCD: Nơi hướng dẫn người mua hàng, thực hiện tùy chỉnh cài đặt.
    • Bàn phím: Nơi để người mua hàng lựa chọn sản phẩm cần mua.
    • Khóa: Bộ phận khóa, mở khoang chứa chứa hàng, có tác dụng bảo vệ hàng hóa.
    • Khoang lấy hàng: Nơi người mua hàng lấy hàng cần mua.
    • Hệ thống dây điện: Kết nối nguồn điện với máy bán hàng.

    Ưu và nhược điểm của máy bán hàng tự động

    Khi làm thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn cần nắm rõ ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt động để quyết định số lượng đặt máy phù hợp.

    Ưu điểm

    Ngày càng nhiều trung tâm thương mại, điểm bán lẻ chuyển sang sử dụng hệ thống máy bán hàng tự động. Dòng thiết bị này không những tiết kiệm nhân lực bán hàng mà còn tạo thuận lợi cho cả người mua.

    Có thể bày biện phong phú hàng hóa

    Ảnh 2: Hàng hóa bày biện phong phú trong máy bán hàng tự động

    Hàng hóa bày biện phong phú trong máy bán hàng tự động

    Khu vực bày biện sản phẩm của máy bán hàng thường thiết kế khá rộng, cho phép chủ kinh doanh chứa số lượng lớn hàng hóa. Bạn có thể thoải mái bày biện đa dạng hàng hóa như đồ uống, bánh kẹo, đồ dùng cá nhân,.. Đặc biệt phù hợp bố trí tại khu vực bán lẻ, văn bản công sở.

    Tiện lợi cho người mua

    Thay vì phải xếp hàng dài chờ đợi khi nhân viên bán hàng tính tiền, người mua chỉ cần bỏ tiền vào máy và lựa chọn sản phẩm cần mua. Quá trình mua bán diễn ra cực nhanh, hoàn toàn phụ thuộc vào người mua.

    Sử dụng máy bán hàng tự động đang là xu hướng chung trong ngành bán lẻ. Người mua khi đó vừa tiết kiệm thời gian lại vừa thoải mái mua hàng.

    Tiện lợi trong khâu quản lý

    Nếu không sử dụng máy bán hàng tự động, bạn cần thuê nhân viên chuyên trách quản lý hàng hóa. Tuy nhiên khi bố trí thiết bị bán hàng tự động, bạn hoàn toàn không cần lo lắng vấn đề thất thoát.

    Ảnh 3: Máy bán hàng giúp chủ kinh doanh quản lý hàng hóa hiệu quả

    Máy bán hàng giúp chủ kinh doanh quản lý hàng hóa hiệu quả

    Bởi hàng hóa trưng bày trong máy bán hàng không dễ bị lấy cắp như khi để bán ngoài. Người mua phải bỏ tiền vào máy và lựa chọn sản phẩm cần mua. Sau đó, máy mới trả hành.

    Tiết kiệm chi phí và nhân lực

    Mặc dù phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nhưng nếu xét về lâu dài, máy bán hàng tự động lại giúp chủ kinh doanh tiết kiệm đáng kể chi phí. Cụ thể, bạn không cần phải thuê riêng nhân viên bán hàng hoặc thu ngân.

    Nhược điểm

    Nhược điểm lớn nhất của máy bán hàng tự động có lẽ là về mặt chi phí đầu tư. Hơn nữa, không phải ai cũng rành về thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động. Như vậy, chi phí mua máy lại càng bị đội lên nếu bạn đặt máy qua bên trung gian.

    Ảnh 4: Chi phí đầu tư máy bán hàng tự động khá lớn

    Chi phí đầu tư máy bán hàng tự động khá lớn

    Mặt khác, máy bán hàng tự động nhìn chung chỉ thích hợp bố trí tại nơi khách hàng đã quen với hình thức bán hàng này. Còn với những nơi chưa lắp đặt thiết bị này bao giờ, khách hàng chắc chắn sẽ hơi bỡ ngỡ.

    Ngoài ra khi bố trí hệ thống máy bán hàng tự động, bạn cần chú ý lựa chọn địa điểm an toàn, không có người quấy phá, lắp đặt thêm vào camera theo dõi.

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Trong quá trình tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn hãy chú ý lâm bắt căn cứ pháp lý và thông tư văn bản nhập khẩu cụ thể.

    Căn cứ pháp lý

    Máy bán hàng tự động thuộc chủng loại thiết bị được phép nhập khẩu về Việt Nam. Cụ thể, đây là chủng loại hàng hóa mới 100%, không nằm trong danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành phải xin giấy phép. Vì thế doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục như bình thường.

    Ảnh 5: Máy bán hàng tự động không nằm trong danh sách hàng hóa đặc biệt

    Máy bán hàng tự động không nằm trong danh sách hàng hóa đặc biệt

    Mọi thiết bị bán hàng tự động đều có thể nhập khẩu khẩu từ ừ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do về nước ta với mức thuế ưu đãi. Tuy nhiên quá trình nhập khẩu phải tuân thủ quy định và hiệp định đã đề ra.

    Thiết bị nhập khẩu khẩu cần phải có đầy đủ thông tin nhãn mác theo đúng quy định hiện hành. Trong đó, nhãn mác bắt buộc phải có bao gồm:

    • Tên chủng loại máy
    • Xuất xứ máy
    • Thông tin địa chỉ tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm sản xuất
    • Một số nội dung khác theo tính chất của chủng và thiết bị

    Thông tư văn bản quy định về việc nhập khẩu máy bán hàng

    Theo điều 28 khoản 1 của Luật Thương mại ban hành năm 2005, nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam được xem là khu vực hải quan riêng, tuân thủ quy định của pháp luật. Khi thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn có thể lựa chọn hình thức nhập khẩu trực tiếp hoặc nhập khẩu ủy thác.

    Nhập khẩu trực tiếp

    Với hình thức nhập khẩu này, cá nhân hoặc tổ chức cung cấp máy bán hàng tự động sẽ giao dịch trực tiếp với người có nhu cầu mua. Quá trình mua bán này không bị ràng buộc. Có nghĩa bạn có quyền mua hoặc không mua và người bán cũng có quyền bán hoặc không bán.

    Ảnh 6: Nhập khẩu máy bán hàng tự động trực tiếp từ bên sản xuất

    Nhập khẩu máy bán hàng tự động trực tiếp từ bên sản xuất

    Nhạc chuông hình thức nhập khẩu máy bán hàng tự động tương đối đơn giản. Theo đó, nếu bên mua có nhu cầu nhập khẩu thi kinh ký kết hợp đồng kinh doanh với bên cung cấp.

    Nhập khẩu ủy thác

    Bên cạnh hình thức nhập khẩu trực tiếp, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức nhập khẩu ủy thác nếu cần nhập khẩu máy bán hàng tự động về Việt Nam. Khi đó, bên có nhu cầu nhập khẩu sẽ tìm đến đơn vị trung gian thay mặt đứng ra nhập khẩu thiết bị theo hợp đồng ủy thác cụ thể.

    Hình thức nhập khẩu ủy thác phù hợp với doanh nghiệp hoặc cá nhân không có tiềm lực vốn lớn, không đủ khả năng nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa. Lúc bấy giờ, bạn cần thông qua một đơn vị trung gian thay mặt nhập khẩu thiết bị bán hàng tự động về Việt Nam.

    Phía bên nhận ủy thác tin tức hiện trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường, giá cả, đơn vị cung cấp,.. Nói chung là toàn bộ thông tin liên quan đến đơn hàng nhập khẩu.

    Ưu điểm của hình thức nhập khẩu ủy thác là khách hàng có nhu cầu nhập khẩu không cần bỏ ngay vốn. Đồng thời, bạn cũng không cần xin hạn ngạch, không phải trực tiếp tìm kiếm đối tác, thương lượng giá cả,.. Tuy nhiên sau đó khách hàng đặt hàng nhập khẩu máy bán hàng tự động phải trả cho bên ủy thác phí dịch vụ nhất định.

    Quy định về thuế nhập khẩu và HS code

    Thuế xuất nhập khẩu và HS code là phần thông tin quan trọng bạn cần tìm hiểu trước khi làm thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động.

    Quy định về thuế nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Nhìn chung, cách nhập khẩu máy bán hàng tự động tương tự như những loại hàng hóa thông dụng khác. Bởi chủng loại thiết bị này không nằm trong danh mục hàng hóa đặc biệt nên nó sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Ảnh 7: Máy bán hàng tự động nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 10% thuế VAT

    Máy bán hàng tự động nhập khẩu về Việt Nam phải chịu 10% thuế VAT

    Hiện nay, thuế nhập khẩu áp dụng cho máy bán hàng tự động là 0% và 10% thuế VAT. Giả dụ khi nhập 2 chiếc máy bán hàng tự động trị giá 1 tỷ đồng, bạn cần phải nộp 100 triệu đồng thuế VAT

    Mã HS Code của máy bán hàng tự động

    HS Code chính là mã phân loại hàng hóa hóa theo quy chuẩn quốc tế. Nhằm mục đích xác nhận thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu. Mã HS Code được quy định bởi tổ chức hải quan thế giới Harmonized Commodity Description and Coding System.

    Ảnh 8: Mã HS Code cho máy bán hàng tự động nhập khẩu về Việt Nam là 8476

    Mã HS Code cho máy bán hàng tự động nhập khẩu về Việt Nam là 8476

    Mã HS Code cho máy bán hàng tự động nhập khẩu về Việt Nam là 8476. Trong quá trình tra cứu mã hàng hóa, bạn cần ghi nhớ thông tin này.

    Các lưu ý khi nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Trong quá trình thực hiện đăng ký nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ. Trường hợp chỉ nhập khẩu nhỏ lẻ, bạn nên lựa chọn nhập khẩu ủy thác qua đơn vị trung gian uy tín.

    Hướng dẫn nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động không đến nổi quá cầu kỳ phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng cơ quan ban ngành.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Ảnh 9: Tờ khai hải quan là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Tờ khai hải quan là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động

    Khi chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn cần chuẩn bị ít nhất 4 loại giấy tờ sau:

    • Tờ khai nhập khẩu hải quan: Phía đại diện doanh nghiệp cần nộp 2 bản tờ khai hải quan (bản chính), tờ khai phải in theo chuẩn HQ/2015/NK.
    • Hóa đơn thương mại (Invoice / Packing list): Người đại diện cho phía doanh nghiệp nhập khẩu cần trình hóa đơn thương mại theo dạng bản chụp hoặc văn bản giấy. Trường hợp bên mua không cần thanh toán, người khai hải quan sẽ không cần nộp hóa đơn thương mại.
    • Bill of Lading – đơn vận: Chứng từ cực kỳ quan trọng khi máy bán hàng tự động vận chuyển theo đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt. Hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động phải kèm theo một bản sao đơn vận.
    • Chứng từ xuất xứ thiết bị C/O: Chứng từ bắt buộc có trong bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động.

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Người có nhu cầu cần nhập khẩu máy bán hàng tự động khi đã chuẩn bị xong hồ sơ cần nộp hồ sơ đến Cục hải quan. Bên cạnh hình thức đăng ký trực tiếp, bạn có thể nộp hồ sơ tại trang thông tin điện tử của Cục hải quan tại địa chỉ https://tongcuc.customs.gov.vn/

    Chuẩn bị hồ sơ bổ sung (nếu có)

    Trong một số trường hợp, bên đăng ký thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động sẽ cần phải bổ sung chứng từ. Chẳng hạn như:

    • Giấy phép nhập khẩu
    • Chứng từ chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
    • Hỗ trợ chứng minh tổ chức hoặc cá nhân
    • Chứng từ kê khai giá trị
    • Hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu theo hình thức ủy thác)

    Các quy định về hồ sơ nhập khẩu riêng nếu có

    Máy bán hàng tự động không thuộc loại hàng hóa đặc biệt. Chính vì vậy hiếm khi xảy ra trường hợp khách hàng bổ sung hồ sơ riêng. Tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đã từng nhập khẩu dòng thiết bị này. Hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài của Cục Hải Quan 19009299 để được giải đáp.

    Ảnh 10: ZSHIP.VN chuyên nhận vận chuyển và mua hộ hàng hóa quốc tế

    ZSHIP.VN chuyên nhận vận chuyển và mua hộ hàng hóa quốc tế

    Trường hợp không quen với thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động, bạn hãy liên hệ ngay với ZSHIP.VN. Đơn vị chúng tôi chuyên nhận vận chuyển, đặt hàng hộ với số lượng tùy ý theo yêu cầu của khách hàng.

    Máy bán hàng tự động – thiết bị hỗ trợ hữu nâng cao hiệu quả bán hàng, giúp chủ kinh doanh tiết kiệm nhân lực, tạo sự chuyên nghiệp với khách hàng. Từ góc tổng hợp của ZSHIP.VN, hy vọng bạn đã hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu máy bán hàng tự động!

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Head Office : Zship Logistics
    - Địa chỉ : Hà Nội
    - Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ : info@zship.vn

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới