Tư Vấn Nhập Khẩu

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả

Thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả được quy định bởi nhiều văn bản
Danh Mục Bài Viết

    Thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng này ngày càng tăng cao. Nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài về có rất nhiều quy định chính sách riêng. Vì thế với những ai không nắm rõ quy trình, thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây Zship.vn sẽ giúp thương nhân tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này.

    Hạt giống rau củ quả là gì?

    Hạt giống rau củ quả là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tạo nên các loại cây trồng cho rau, củ, quả. Hạt giống cũng là yếu tố để duy trì nòi giống của thực vật và đây là nguồn gốc để phát triển nông nghiệp. Mỗi loại hạt giống rau củ quả đều có những yêu cầu về điều kiện nảy mầm khác nhau. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây sau khi nảy mầm cũng khác nhau. Do đó người trồng cần nắm được những đặc điểm này để giúp hạt giống nảy mầm tốt nhất, nâng cao năng xuất hiệu quả khi trồng.

    Hạt giống rau củ quả là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tạo nên các loại cây trồng

    Hạt giống rau củ quả là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tạo nên các loại cây trồng

    Hạt giống rau củ quả có nhiều giống loài, chủng loại. Mỗi chủng loại lại có hình dạng, màu sắc, kích thước, đặc tính khác nhau. Chẳng hạn, một số loại hạt giống rau củ quả chứa sẵn cây nhỏ xíu bên trong nó. Hạt cũng có chứa các chất bổ dưỡng xung quanh để nuôi những cây nhỏ xíu này đến khi cây con có rễ và tự sinh trưởng được.

    Khi hạt giống được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết như không khí, độ ẩm, nhiệt độ thì chúng sẽ nảy mầm. Khi có đủ nước, hạt sẽ trương lên. Sự sống mới bắt đầu và cây non nhỏ xíu dần lớn lên. Các phần của hạt giống dần đồng hóa với cây non, phần vỏ sẽ bị hủy dần. Cây non sẽ phát triển dần cho đến khi trưởng thành và tạo ra hạt. Hạt giống rau củ quả được cây mẹ tạo ra theo nhiều cách khác nhau và chúng cũng được gieo theo nhiều cách.

    Ưu nhược điểm của hạt giống rau củ quả

    Hạt giống là nền tảng để phát triển ngành nông nghiệp và cũng là yếu tố cốt lõi để bảo vệ sự sống của con người. Chính vì thế người ta đã xây một hầm ngầm chứa hạt giống toàn cầu ở Bắc Cực với mục đích bảo vệ các loài thực vật trên toàn thế giới không bị tuyệt chủng bởi chiến tranh, hỏa hoạn hay biến đổi khí hậu.

    Ưu điểm của hạt giống rau củ quả

    Cũng như các loại hạt giống nói chung, hạt giống rau củ quả có rất nhiều ưu điểm:

    • Hạt giống rau củ quả có kích thước khá nhỏ. Chúng thường được đóng trong các gói với khối lượng tịnh vài gam đến vài chục gam. Do đó, việc vận chuyển hạt giống từ nước ngoài về Việt Nam rất dễ dàng và không tốn nhiều chi phí vận chuyển như các loại hàng hóa khác.
    • Hạt giống rau củ quả thường được sấy khô ở độ ẩm nhất định. Bởi thế việc bảo quản lưu trữ hạt giống cũng thuận lợi hơn.
    • Các loại hạt giống rau củ quả hiện nay rất đa dạng với đủ các loại hạt giống trong và ngoài nước. Thậm chí có cả những loại hạt giống lai tạo, hạt giống lạ. Khách hàng dễ dàng lựa chọn được hạt giống phù hợp với yêu cầu của mình.
    • Gieo trồng hạt giống tuy mất thời gian nhưng lại giúp người trồng tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc trồng bằng cây con, cây giống.

    Nhược điểm của hạt giống rau củ quả

    Hạt giống rau củ quả có ưu điểm là giá khá rẻ. Khảo sát trên thị trường có thể thấy một gói hạt giống rau củ quả có giá chỉ từ chục ngàn đến vài chục ngàn. Tuy nhiên hạt giống cũng có những điểm còn hạn chế.

    • Hạt giống muốn giữ được lâu cần phải bảo quản ở nơi khô ráo và có điều kiện nhiệt độ thích hợp.
    • Việc tìm kiếm được nguồn hạt giống chất lượng không phải chuyện dễ. Hạt giống nếu kém chất lượng sẽ có tỷ lệ nảy mầm rất thấp. Hoặc cây con sẽ không nở đều và sinh trưởng phát triển kém.
    • Nhược điểm tiếp theo khi gieo trồng hạt giống rau củ quả là người trồng phải xử lý hạt giống trước khi gieo. Thông thường là phải ngâm và ủ hạt. Tùy từng loại hạt giống mà thời gian ngâm ủ sẽ khác nhau.
    • Ngoài ra, người trồng còn phải mất thời gian để chuẩn bị dụng cụ cũng như giá thể ươm hạt. Giá thể không phù hợp dẫn đến hạt giống không thể nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm không cao.
    • Người trồng cũng cần chuẩn bị vị trí để các bầu hoặc khay ươm hạt giống với ánh sáng thích hợp, hạn chế nắng nhiều hoặc mưa to.
    • Cần phải đảm bảo hạt giống không bị tấn công bởi chuột, chim hay các loại côn trùng trong thời gian chờ hạt giống nảy mầm.
    Hạt giống cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp

    Hạt giống cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu hạt giống rau củ quả

    Hiện nay các loại hạt giống nói chung và hạt giống rau củ quả nói riêng được Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý và kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều chính sách khác nhau. Để hiểu rõ thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả, trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp nên tham khảo một số thông tư văn bản có liên quan.

    Dẫn chứng pháp lý

    Dưới đây là một số thông tư văn bản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có liên quan đến thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả.

    • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014. Đây là thông tư quan trọng do Bộ NN và PTNT ban hành về danh mục vật thể cần phải kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
    • Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014. Với thông tư này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu.
    • Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 ban hành bảng mã HS code với các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ NN và PTNT.
    • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP về nhập khẩu giống cây trồng.
    • Quyết định Số: 2432/QĐ-BNN-TT ngày 13/6/2017 về ban hành mã HS code với các loại giống cây trồng được phép kinh doanh tại Việt Nam.

    Có thể thấy liên quan thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả có khá nhiều thông tư văn bản. Thương nhân, doanh nghiệp nhập khẩu loại hạt giống này cần nắm rõ từng quy định chính sách để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định của nhà nước.

    Thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả được quy định bởi nhiều văn bản

    Thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả được quy định bởi nhiều văn bản

    Các thông tư văn bản về nhập khẩu hạt giống rau củ quả

    Để không gặp trở ngại trong quá trình thông quan hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu hạt giống rau củ quả cần phân tích kỹ các điều khoản có trong mỗi thông tư, văn bản đề cập đến ở trên. Zship.vn sẽ làm rõ ngay sau đây:

    • Khoản 2, Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT quy định các vật thể nhập khẩu vào Việt Nam thuộc diện kiểm dịch thực vật. Trong đó có vật thể là “hạt”. Như vậy hạt giống rau củ quả cũng nằm trong diện phải kiểm dịch thực vật nếu muốn thông quan.
    • Điều 6 và Điều 7, Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn doanh nghiệp quy trình và thủ tục kiểm dịch thực vật.
    • Mục 11, Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT quy định mã HS đối với các vật thể thuộc diện kiểm dịch của Việt Nam.
    • Mục 13, Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT quy định bảng mã HS với giống cây trồng được phép kinh doanh tại Việt Nam.
    • Điều 14, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định về nhập khẩu có giấy phép và không có giấy phép đối với mặt hàng giống cây trồng. Theo đó nếu hạt giống rau củ quả doanh nghiệp nhập khẩu chưa có tên trong danh mục giống cây trồng được phép kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận giống cây trồng mới thì phải được Cục Trồng trọt cấp giấy phép. Ngược lại nếu hạt giống rau củ quả doanh nghiệp nhập khẩu nằm trong danh mục giống cây trồng được kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Hoặc hạt giống rau củ quả đó có văn bản chứng nhận giống cây trồng nông nghiệp mới thì không cần xin giấy phép nhập khẩu.
    • Điều 1, Quyết định số 2432/QĐ-BNN-TT ban hành mã HS code với các loại giống cây trồng được phép kinh doanh, sản xuất ở Việt Nam. Đi kèm danh sách này là phụ lục I.

    Như vậy thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả là doanh nghiệp cần làm kiểm dịch thực vật. Đồng thời cần có giấy phép nhập khẩu nếu loại hạt giống đó chưa có trong danh mục giống cây trồng được kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.

    Quy định về thuế xuất/thuế nhập và HS code

    Quy định về thuế nhập khẩu mặt hàng hạt giống rau củ quả là vấn đề doanh nghiệp rất cần quan tâm. Bởi lẽ xung quanh vấn đề thuế nhập khẩu mặt hàng này đang có nhiều vướng mắc. Doanh nghiệp nên tham khảo quy định về thuế nhập khẩu hạt giống ngay sau đây:

    Quy định về thuế nhập khẩu

    Thực tế, hạt giống rau củ quả vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau. Do đó việc xác định thuế nhập khẩu với mặt hàng này không hề dễ.

    Để tham khảo mức thuế nhập khẩu hạt giống rau củ quả, doanh nghiệp tìm hiểu trong Luật thuế số 107/2016/QH13. Theo đó, khoản 12, Điều 16 của Luật thuế này quy định giống cây trồng nếu trong nước chưa sản xuất được và cần nhập khẩu để phục vụ phát triển ngành nông nghiệp thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Như vậy thuế nhập khẩu cho những mặt hàng này là 0%. Căn cứ để xác định giống cây trồng nào chưa sản xuất được  Đối với những loại hạt giống còn lại thì thuế nhập khẩu từ 5-15% tùy từng loại. Nếu doanh nghiệp muốn biết chi tiết, hãy liên hệ với Zship.vn để được tư vấn cụ thể.

    Mã HS code

    Mã HS code là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định đúng mức thuế nhập khẩu cho mặt hàng hạt giống rau củ quả. Việc này càng trở nên cần thiết khi hạt giống rau củ quả rất đa dạng về chủng loại. Để xác định đúng mã HS code mặt hàng này, doanh nghiệp có thể tham khảo Chương 12 Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2021, Phụ lục I Quyết định số 2432/QĐ-BNN-TT và Mục 11, Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT. Doanh nghiệp tham khảo mã HS code trong bảng dưới đây.

    Mã HS code cho mặt hàng hạt giống rau củ quả

    Mã HS code cho mặt hàng hạt giống rau củ quả

    Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả

    Những thông tư văn bản ở trên cho thấy mặt hàng hạt giống rau củ quả cần làm kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra một số loại hạt giống Việt Nam chưa không có trong danh mục được sản xuất kinh doanh của Việt Nam thì cần làm có giấy phép nhập khẩu. Như vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ này.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ dưới đây để có thể thông quan và đưa mặt hàng hạt giống rau củ quả ra thị trường.

    Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

    Với hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị theo hướng dẫn trong Điều 6, Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT. Theo đó hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

    • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu
    • Với trường hợp nhập khẩu phải có giấy phép thì doanh nghiệp cần có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

    Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu hạt giống

    Theo quy định tại Điều 14, Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT, hạt giống không nằm trong danh mục các loại hạt giống được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Hoặc loại hạt giống chưa có chứng nhận giống cây trồng nông nghiệp thì phải làm giấy phép nhập khẩu. Hồ sơ giấy phép nhập khẩu hạt giống bao gồm các loại chứng từ dưới đây:

    • Đơn đăng ký giấy phép nhập khẩu hạt giống
    • Tờ khai kỹ thuật
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư

    Hồ sơ hải quan

    Hồ sơ hải quan là bắt buộc với mọi mặt hàng khi xuất nhập khẩu. Với thủ tục hải quan, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo hướng dẫn trong điều 16, thông tư 38/2013-TT/BTC. Như vậy hồ sơ hải quan bao gồm:

    • Tờ khai hải quan
    • Hợp đồng mua bán
    • Hóa đơn thương mại
    • Vận đơn
    • Bảng kê mặt hàng hạt giống rau củ quả
    • Giấy phép nhập khẩu
    • Giấy kiểm dịch thực vật
    • Giấy ủy quyền nhập khẩu nếu có

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    Để hoàn thiện quy trình thủ tục kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Chi cục Bảo vệ thực vật.

    Đối với hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu hạt giống cây trồng, doanh nghiệp đăng ký tại bộ phận một cửa của văn phòng Tổng cục trồng trọt.

    Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cụ thể

    Để thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả được thực hiện nhanh và thuận lợi, thương nhân chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

    • Giấy kiểm dịch thực vật hạt giống nhập khẩu
    • Giấy phép nhập khẩu
    • Hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán, vận đơn,
    • Giấy ủy quyền nhập khẩu nếu được ủy quyền
    • Giấy chứng nhận nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

    Trên đây là thông tin tham khảo về thủ tục nhập khẩu hạt giống rau củ quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn đừng quên liên hệ với Zship.vn để được trợ giúp.

    Tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Blog: Zship Logistics
    - Địa chỉ: Hà Nội
    - Hotline: Zalo Phone
    - Email liên hệ: info@zship.vn
    - Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới