Tư Vấn Nhập Khẩu

Thủ tục nhập khẩu động cơ điện và những thông tin mới nhất

Động cơ điện là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống
Danh Mục Bài Viết

    Kinh tế và các hoạt động sản xuất ngày càng phát triển thì càng nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu động cơ điện về lắp ráp cho các thiết bị máy móc hoặc để kinh doanh. Chính vì thế rất nhiều người muốn biết thủ tục nhập khẩu động cơ điện bao gồm những bước nào? Có khó khăn gì không? Thuế suất nhập khẩu là bao nhiêu? Cần những hồ sơ giấy tờ gì? Zship Logistics sẽ làm rõ tất cả các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

    Động cơ điện là gì?

    Động cơ điện hay còn được gọi là motor. Đây là thiết bị điện có chức năng chuyển năng lượng điện thành năng lượng cơ. Máy có chức năng chuyển đổi ngược lại từ cơ sang điện gọi là máy phát điện.

    Ngày nay chúng ta có thể thấy động cơ điện hiện hữu rất nhiều trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ các thiết bị điện dùng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy hút bụi, máy bơm nước,…đến các máy móc dùng trong sản xuất như máy cưa, máy cắt cỏ,….đều là những động cơ điện.

    Để phân loại động cơ điện chúng ta có nhiều cách phân chia khác nhau. Nếu dựa theo sơ đồ điện, chúng ta có động cơ điện 1 pha và 3 pha. Nếu phân chia motor dựa vào tốc độ, sẽ có động cơ đồng bộ và không đồng bộ. Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại động cơ khác như: Động cơ điện 1 chiều, động cơ rung, động cơ giảm tốc, động cơ bước, động cơ servo,….

    Hiện nay các thương hiệu động cơ điện ở Việt Nam rất đa dạng. Với chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu thì nhiều thương hiệu motor chất lượng đã có mặt tại Việt Nam. Các thương hiệu nổi tiếng chủ yếu đến từ Nhật, Mỹ, Các nước Châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc….

    Đây đều là những nước có nền công nghiệp chế tạo phát triển. Do đó nhu cầu nhập khẩu động cơ từ nước ngoài về sử dụng hoặc kinh doanh ngày càng cao.

    Động cơ điện là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống

    Động cơ điện là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống

    Ưu nhược điểm của động cơ điện

    Động cơ điện được phân chia thành nhiều loại. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Người nhập khẩu cần nắm được điều này để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số loại motor phổ biến được nhiều người sử dụng.

    Động cơ 1 chiều (DC motor)

    Ưu điểm

    • Chịu được quá tải cao
    • Thay đổi tốc độ động cơ một cách dễ dàng
    • Nhờ có momen xoắn lớn vì thế có thể kéo được tải nặng.
    • Độ bền tương đối cao.

    Nhược điểm

    • Động cơ 1 chiều cấu tạo cổ góp nên phát ra tiếng ồn và tia lửa điện khi hoạt động
    • Quá trình vận hành tạo ra ma sát dẫn đến mài mòn. Vì thế cần được bảo dưỡng thường xuyên.
    • Động cơ này không dùng được trong môi trường dễ gây cháy nổ.

    Động cơ điện xoay chiều

    Động cơ này dựa hoạt động dựa trên dòng điện xoay chiều. Chúng được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau, gồm: động cơ 1 pha, 3 pha. Hoặc động cơ đồng bộ, động cơ không đồng bộ.

    Ưu điểm

    • Động cơ điện xoay chiều có cấu tạo đơn. Vì thế rất dễ sử dụng và lắp đặt.
    • Sử dụng động cơ điện xoay chiều có thể dùng trực tiếp nguồn điện lưới mà không phải chỉnh lưu.
    • Kết cấu chắc chắn, chịu quá tải tốt
    • Có thể điều khiển tốc độ quay đa dạng
    • Giá thành thấp so với động cơ một chiều.

    Nhược điểm

    • Momen khởi động nhỏ
    • So với động cơ một chiều thì động cơ xoay chiều tiêu hao điện năng nhiều hơn

    Động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc

    Đây là loại động cơ khi nhập khẩu về Việt Nam cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng theo TCVN 7540-1-2013.

    Ưu điểm:

    • Loại động cơ này có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo quản thuận tiện.
    • Động cơ này được sử dụng phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa,
    • Động cơ sử dụng với nhiều cấp điện áp điện áp khác nhau. Do đó thích hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người.

    Giá thành rẻ.

    Nhược điểm

    • Hệ số công suất thấp gây tiêu hao công suất phản kháng của lưới điện.
    • Khó điều chỉnh tốc độ
    • Momen mở máy nhỏ
    • Không sử dụng được lúc không tải và không sử dụng được lúc non tải.

    Động cơ đồng bộ

    Động cơ đồng bộ là loại động điện có cấu trúc đặc biệt. Trong đó rotor quay cùng tốc độ với từ trường Stato

    Ưu điểm

    • Động cơ đồng bộ được sử dụng trong hệ điều khiển yêu cầu độ chính xác cao.
    • Khả năng tiết kiệm điện năng tốt khi chạy tải nhẹ hoặc không chạy tải. Động cơ này được sử dụng nhiều trong hệ thống cần cẩu.
    • Động cơ đồng bộ hoạt động hiệu quả hơn so với động cơ cảm ứng

    Nhược điểm

    • Động cơ đồng bộ bắt buộc phải có nguồn điện 1 chiều
    • Giá thành đắt hơn so với động cơ không đồng bộ
    Nhà nhập khẩu cần nắm được ưu nhược điểm của mỗi loại động cơ khác nhau để có lựa chọn phù hợp

    Nhà nhập khẩu cần nắm được ưu nhược điểm của mỗi loại động cơ khác nhau để có lựa chọn phù hợp

    Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu động cơ điện

    Động cơ điện không thuộc danh mục các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này về để sử dụng hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định động cơ điện khi nhập khẩu vào Việt Nam cần đo hiệu suất năng và đăng ký dán nhãn năng lượng tùy thuộc vào từng dòng motor khác nhau.

    Dẫn chứng pháp lý

    Để làm đúng thủ tục nhập khẩu động cơ điện, người nhập khẩu cần nắm rõ những căn cứ pháp lý, thông tư, quyết định dưới đây:

    • Quyết định số 04/ 2017/ QĐ – TTg phê duyệt các mặt hàng nhập khẩu cần phải đo hiệu xuất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
    • Thông tư 36/ 2016/ TT – BCT: Thông tư này hướng dẫn việc dán nhãn với một số mặt hàng
    • Công văn số 1786/ TCHQ – GSQL: Công văn của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.
    • Thông tư số 39/ 2018/ TT – BTC quy định về thuế nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu.

    Như vậy, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu motor cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục sau:

    • Hồ sơ thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của motor
    • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho motor.
    Thủ tục nhập khẩu động cơ điện là mối quan tâm của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp

    Thủ tục nhập khẩu động cơ điện là mối quan tâm của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp

    Các thông tư văn bản về nhập khẩu động cơ điện

    Thủ tục nhập khẩu động cơ điện về Việt Nam được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. Cụ thể như sau:

    • Khoản 3, Điều 1, Quyết định 04/2017/QĐ-TTG quy định mặt hàng động cơ điện nhập khẩu cần phải thực nghiệm đo hiệu suất năng lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn TCVN 7540-1-2013. Đồng thời phải đăng ký dán nhãn năng lượng mới được phép phân phối và lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên việc dán nhãn năng lượng chỉ áp dụng cho những động cơ điện nhất định.
    • Người nhập khẩu cần tham khảo danh mục các chủng loại động cơ cần dán nhãn theo tiêu chuẩn TCVN 7540:2013.
    • Khoản 1, Điều 5, Thông tư 36/ 2016/ TT – BCT quy định: Trước khi đưa thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị cần làm hồ sơ đăng ký dán nhãn gửi tới Bộ Công Thương.
    • Mục 2, công văn số 1786/ TCHQ – GSQL hướng dẫn doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản cần phải có văn bản cam kết nộp bổ sung phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm HSNL tối thiểu cho Chi cục Hải quan, không yêu cầu nộp văn bản xác nhận đã đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng .
    Mẫu giấy công bố dán nhãn năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng

    Mẫu giấy công bố dán nhãn năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng

    Với căn cứ pháp lý như trên thì quy trình nhập khẩu động cơ điện sẽ bao gồm các bước như sau:

    • Bước 1: Xác định mã HS code: Khi nhập khẩu lô hàng về Việt Nam thì điều đầu tiên người nhập khẩu phải biết loại hàng nhập về là hàng gì? thuộc nhóm nào mã nào? Khi đã xác định được mã HS code việc làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    • Bước 2: Xác định chủng loại động cơ nhập khẩu có cần tiến hành dán nhãn năng lượng không.
    • Bước 3: Nếu sản phẩm cần dán nhãn theo tiêu chuẩn TCVN 7540:2013 thì người nhập khẩu cần đăng ký đo hiệu suất năng lượng tại các trung tâm như Quatest 1 và Quatest 3,…
    • Bước 4: Làm thủ tục hải quan tại cảng. Mặt hàng động cơ điện sẽ được hải quan cho phép mang về kho bảo quản trước khi thông quan. Doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành mang mẫu đến trung tâm để đo hiệu suất năng lượng. Sau khi có phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm hiệu suất tối thiểu thì bổ sung cho hải quan để được thông quan.
    • Bước 5: Đăng ký dán nhãn năng lượng: tên nhà sản xuất, mã thiết bị, tiêu chuẩn, quy định áp dụng cho thiết bị, thông tin về mức độ tiêu thụ năng lượng. Với động cơ điện sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng xác nhận.
    • Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn đến Bộ Công Thương. Sau đó doanh nghiệp tự dán nhãn và chịu trách nhiệm với thông tin dán nhãn đã công bố trên sản phẩm.

    Quy định về thuế nhập khẩu động cơ điện và HS code

    Thuế nhập khẩu động cơ điện và HS code là vấn đề các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị này đang rất quan tâm.

    Quy định về thuế nhập khẩu

    Để xác định được chính xác mức thuế nhập khẩu cho mặt hàng động cơ điện, người nhập khẩu cần xác định mã số HS của chủng loại motor nhập khẩu. Để xác định mã HS, bạn có thể tra cứu dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020.

    Dựa vào mã HS code của hàng hóa bạn sẽ biết được mặt hàng nhập khẩu có được hưởng thuế suất ưu đãi không. Theo quy định hiện hành, thuế giá trị gia tăng của mặt hàng động cơ điện là 10%, thuế suất nhập khẩu ưu đãi là tùy thuộc vào từng mã hàng.

    Trong trường hợp nhập khẩu mặt hàng động cơ điện ở các quốc gia có ký hết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam doanh nghiệp nhập khẩu có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Chẳng hạn nhập khẩu motor từ Nhật Bản, Trung Quốc thì thuế nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên nếu nhập từ CH Czech thì thuế nhập khẩu thông thường là 5%.

    Mã HS Code của động cơ điện

    Để xác định chính xác mã HS code của mặt hàng động cơ điện cần dựa vào công suất và hoạt động của chúng. Mã HS code, thuế VAT và thuế nhập khẩu của mặt hàng động cơ điện, bạn có thể tham khảo trong phân nhóm 850110, 850120 và 850140 dưới đây:

    Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu động cơ điện

    Phần trên bạn đã biết quy trình nhập khẩu động cơ điện bao gồm những bước nào. Để quy trình này được thực hiện nhanh chóng thì người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ được yêu cầu.

    Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

    Hồ sơ đăng ký đo hiệu suất năng lượng bao gồm:

    Đơn đăng ký đo hiệu suất năng lượng và hồ sơ nhập khẩu (hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn, nhãn mác, thông tin kỹ thuật).

    Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:

    • Giấy đăng ký dán nhãn năng lượng
    • Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu cho mặt hàng nhập khẩu.
    • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
    • Các giấy tờ như hóa đơn hàng hóa, vận đơn, hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói hàng hóa, giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận xuất xứ sản phẩm.

    Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

    • Với hồ sơ đăng ký đo hiệu suất năng lượng bạn sẽ nộp tại các trung tâm được nhà nước cho phép chẳng hạn Vinacomin hoặc Quatest 1.
    • Với hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bạn có thể gửi đăng ký online trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi qua bưu điện.
    • Với hồ sơ hải quan thì tất nhiên bạn sẽ nộp cho Chi cục hải quan rồi.

    Chuẩn bị hồ sơ

    Đến đây thì bạn đã chuẩn bị hồ sơ hải quan khá đầy đủ. Đối với hồ sơ hải quan, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Hóa đơn thương mại
    • Phiếu đóng gói hàng hóa
    • Vận đơn
    • Hợp đồng thương mại
    • Tờ khai hải quan
    • Đơn đăng ký đo hiệu suất năng lượng
    • Phiếu kết quả đo hiệu suất năng lượng
    • Đơn mang hàng về kho bảo quản

    Trên đây  Zship Logistics đã chia sẻ với quý doanh nghiệp về thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Quy trình nhập mặt hàng này cũng khá phức tạp với nhiều bước vào nhiều giấy tờ khác nhau. Để không làm mất thời gian, hãy để Zship Logistics giúp bạn.

    Zship sẽ giúp bạn xác định mặt hàng động cơ điện nhập khẩu có phải thực hiện dán nhãn không, đồng thời tư vấn miễn phí thủ tục đem hàng về kho, thủ tục lấy mẫu thực nghiệm, thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng và đại diện cho doanh nghiệp để làm việc với các cơ quan, ban ngành. Hãy liên hệ với Zship theo số điện thoại 094.66.555.38 để được trợ giúp.

    Liên hệ hỗ trợ và tư vấn dịch vụ miễn phí

    Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.

    Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.

    - Head Office : Zship Logistics
    - Địa chỉ : Hà Nội
    - Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
    - Email liên hệ : info@zship.vn

    Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:

    - Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
    - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
    - Báo giá Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
    - Dịch vụ khai báo hải quan
    - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
    - Dịch vụ tư vấnủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới