Thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị
Thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện tại đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp sản xuất quan tâm, tìm hiểu. Theo đó việc thực hiện những thủ tục, giấy tờ liên quan tới các bước nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Chính vì vậy để giúp cho những doanh nghiệp sản xuất có thể nắm rõ nhất về thủ tục này bài viết sau zship.vn sẽ cung cấp chi tiết những hồ sơ cần chuẩn bị cũng như những lưu ý khi thực hiện.
Dây chuyền sản xuất là gì?
Khi công nghiệp đang phát triển ngày một nhanh chóng như ở thời điểm hiện tại thì việc ứng dụng những máy móc tự động vào trong quá trình sản xuất cũng ngày một gia tăng. Những mô hình dây chuyền tự động sản xuất sẽ giúp cho những nhà kinh doanh có thể tiết kiệm được tối đa chi phí.
Bên cạnh đó cũng đem đến rất nhiều những lợi ích lớn dành cho những doanh nghiệp. Chính vì vậy mà thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp sản xuất trên thị trường hiện nay quan tâm tới:
Khái niệm mô tả chung về dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất là một tập hợp những hoạt động tuần tự đã thiết lập sẵn ở nhà máy mà nguyên vật liệu sẽ được đưa vào trong quá trình tinh chế nhằm tạo ra sản phẩm tiêu dùng hay những bộ phận lắp ráp để có thể chế tạo nên thành phẩm.
Những nguyên liệu thô (có thể kể đến như quặng kim loại) hay những sản phẩm nông nghiệp (có thể kể đến như thực phẩm) hay những cây có sợi (lanh, bông) cần một chủ nhận phương pháp để có thể xử lý làm cho chúng được trở nên hữu ích hơn. Chính vì vậy mà dây chuyền sản xuất cũng đã ra đời. Đặc biệt nhờ vào những ưu điểm nổi bật mà nó đem lại rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đã lựa chọn sản xuất thông qua dây chuyền nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cũng như nguyên vật liệu.
Ưu và nhược điểm của dây chuyền sản xuất
Hiện tại việc áp dụng dây chuyền sản xuất tự động sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hiện tại hầu hết những doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam đã áp dụng dây chuyền sản xuất vào trong quá trình tạo ra thành phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó việc áp dụng dây chuyền sản xuất cũng sẽ có một số những nhược điểm nhất định mà nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới. Vậy những ưu và nhược điểm của việc áp dụng dây chuyền sản xuất vào trong quá trình tạo ra thành phẩm là gì?
Các ưu điểm của dây chuyền sản xuất
Rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện nay đang quan tâm tới thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất là vì nó đang đem đến nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Để có thể sản xuất được toàn bộ lượng sản phẩm thì giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc sản xuất ra duy nhất một mặt hàng ở một thời điểm.
- Việc sử dụng máy móc sẽ đem đến nhiều hiệu quả hơn và giúp tiết kiệm được chi phí cho tất cả doanh nghiệp.
- Giúp giảm thiểu được nguy cơ tập trung chỉ vào một sản phẩm duy nhất và đồng thời cũng cho phép linh hoạt sản xuất.
- Giúp tạo ra được những sản phẩm chính xác nhất theo đúng với yêu cầu, từ đó sẽ tránh tạo ra sự lãng phí tổng thể.
- Giúp thiết lập được kế hoạch dự phòng
- Rất hữu ích đối với những mặt hàng sản xuất theo mùa vì khả năng đặt hàng sẽ nhiều hơn hay ít hơn so với 1 mặt hàng cụ thể.
- Hiện tại máy móc sẽ không liên tục hoạt động và cho phép giảm thiểu chi phí vận hành của doanh nghiệp.
Các nhược điểm của dây chuyền sản xuất
Tuy việc áp dụng dây chuyền sản xuất vào trong quá trình tạo ra thành phẩm sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, nhưng trên thực tế nó cũng sẽ có một số những nhược điểm nhất định mà nhà đầu tư cần phải lưu ý, cụ thể như sau:
- Việc sản xuất hàng loạt sẽ không phù hợp với toàn bộ những loại hình sản xuất và điều này sẽ đồng nghĩa với việc nếu như lô hàng bị lỗi thì sẽ gây lãng phí chi phí và thời gian.
- Việc áp dụng sản xuất hàng loạt nhờ vào dây chuyền sẽ giảm thiểu số lượng công nhân và có thể xảy ra tình trạng thất nghiệp ở nhiều địa phương.
- Gây ra tăng chi phí lưu kho với số lượng lớn những sản phẩm đã được sản xuất.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dây chuyền sản xuất
Để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ về căn cứ pháp lý và chính sách nhập/ xuất theo như quy định hiện hành, cụ thể như sau
Dẫn chứng pháp lý
Việc phân loại với thiết bị máy móc được nhập khẩu thành nhiều chuyến và tháo rồi sẽ không có sự phân biệt những máy được nhập khẩu từ nhiều nguồn và về cùng chuyến hoặc nhiều chuyến, được làm thủ tục ở một hoặc nhiều cửa khẩu khác nhau.
Theo đó doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tự kê khai cũng như chịu trách nhiệm với pháp luật về số lượng máy móc và số tờ khai, thiết bị có trong danh mục đã được nhập khẩu.
Ngoài ra doanh nghiệp sẽ được sửa đổi, bổ sung cũng như nộp phiếu, danh mục theo dõi trừ lùi. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng sẽ được cấp lại danh mục, phiếu theo dõi đối với những trường hợp bị mất,…
Đây là quy định cụ thể theo thông tư 14/2015/TT-BTC về hướng dẫn phân loại hàng hóa và phân tích để phân loại những hàng hóa, phân tích nhằm kiểm tra ATTP, kiểm tra CL với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu dây chuyền sản xuất
Thông tư cũng quy định về Thủ tục thực hiện với cơ quan Hải quan sau khi tiếp nhận Danh mục. Chi cục hải quan có nhiệm vụ tiếp nhận, lập phiếu, đóng dấu xác nhận 2 bản Danh mục nhập khẩu và 1 phiếu theo dõi trừ lùi.
Đối với trường hợp nếu như người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất ở chi cục hải quan không giống với chi cục hải quan đã đăng ký danh mục thì khi đó chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu sẽ tiếp nhận một bản chính cụ danh mục đi kèm cùng với một bản chính của phiếu theo dõi việc trừ lùi, phân loại, tính thuế dựa theo hướng dẫn của khoản một điều này và sẽ trừ lùi theo hướng dẫn ở điểm b.
Đối với trường hợp nếu như người khai hải quan cần phải thay đổi và bổ sung danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi những chi tiết phải lên kiện trời trong máy móc, thiết bị thì khi đó sẽ thực hiện tương tự quy định tại điểm a.2, thuộc khoản 4, Điều 7 của Thông tư này.
Đối với trường hợp nếu như mất danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi nhận chi tiết và linh kiện rời cho máy móc, thiết bị thì sẽ thực hiện tương tự với quy định ở điểm a.3, thuộc khoản 4, Điều 7 của Thông tư này.
Quy định về thuế nhập khẩu và HS code
Ngoài ra khi tìm hiểu những thông tin về thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất bạn cũng cần phải nắm bắt rõ về thuế xuất/ thuế nhập và mã HS code đang được quy định. Cụ thể như sau
Quy định về thuế nhập
Theo như thông tư số 06-TC/TCT vào ngày 19/1/1993 của bộ tài chính hướng dẫn và quy định về việc áp dụng đối với mức thuế xuất, thuế nhập khẩu với thiết bị toàn bộ cũng như thiết bị lẻ như sau:
Việc áp dụng đối với mức thuế xuất và thuế nhập khẩu với những lô hàng là những thiết bị toàn bộ hay thiết bị lẻ sẽ không tuân thủ theo bất cứ một nguyên tắc chung nào về cách thức tra biểu thuế hiện hành mà sẽ dựa vào nguyên tắc áp dụng đối với mức thuế xuất máy móc và thiết bị chính có trong lô hàng.
Mã HS Code của dây chuyển sản xuất
Đối với hàng hóa nhập khẩu vì xác định mã HS code là một trong những bước vô cùng quan trọng để giúp bạn biết được liệu rằng mặt hàng này hiện đang nằm trong chính sách nhập khẩu ra sao. Chính vì vậy bạn cần phải cân cử trực tiếp vào trong biểu thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu hiện hành từ đó sẽ giúp tra cứu đúng được mã HS code này cho hàng hóa.
Đối với mã HS code khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất thì bạn cần phải tham khảo theo chương số 84 và chương số 85 tại biểu thuế xuất nhập khẩu vào năm 2020. Trong trường hợp nếu như có mã định danh thì khi đó sẽ áp dụng theo mã định danh và nếu như không có mã định danh khi đó cần sử dụng tuân theo sáu quy tắc áp mã HS code.
Các lưu ý khi nhập khẩu dây chuyền sản xuất
Theo Thông tư 14/2015/TT-BTC, để có thể nhập khẩu được dây chuyền sản xuất thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký danh mục những chi tiết và linh kiện rời trong máy móc, thiết bị thông qua phương thức điện tử. Cụ thể là theo mẫu 03/DMTBĐKNK-TDTL/2015 được ban hành kèm với thông tư này. Cùng với đó là một phiếu theo dõi châu lựa những chi tiết và linh kiện rời trong máy móc, thiết bị dựa theo mẫu 04/PTDTL-TBNC/2015, được ban hành kèm với thông tư này) ngay trước khi nhập về lô hàng đầu tiên.
Nếu như dây chuyền sản xuất gồm có những bộ phận tách rời thì những bộ phận này không nhất thiết là phải về cùng trong một lô hoặc về cùng một cảng. Bên cạnh đó chúng hoàn toàn có thể có xuất xứ từ những nhà máy khác nhau. Tất cả những doanh nghiệp nếu như nhập khẩu máy móc bắt buộc phải thực hiện đồng bộ hóa và chứng minh những máy móc đơn lẻ thuộc cùng một dây chuyền sản xuất.
Hướng dẫn thủ tục hải quan dây chuyền sản xuất
Đối với thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất bạn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành đăng ký tại địa điểm theo như quy định, cụ thể như sau:
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Để có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất thì bạn cần phải chuẩn bị những loại hồ sơ cơ bản sau đây
- Đăng ký đối với danh mục máy móc và thiết bị theo mẫu 01/ĐKDMTB/2015 thuộc Thông tư số 14/2015/TT-BTC.
- Lập Phiếu theo dõi đối với việc trừ lùi theo mẫu quy định 02/PTDTL-DMTB/2015: trong trường hợp nếu như nhập nhiều lần thì khi đó cần ghi liệt kê các danh mục hàng thực nhập và trong trường hợp nếu như nhập một lần thì khi đó cần ghi đầy đủ những danh mục hàng thực nhập.
- Chuẩn bị tài liệu về kỹ thuật: gồm có bản thuyết minh về kĩ thuật và nội dung bên trong được mô tả những máy móc đăng ký danh mục về máy móc thiết bị 01/ĐKDMTB/2015, kèm hình ảnh và những thông số chi tiết kèm theo. Sơ đồ công nghệ hoặc bản vẽ kĩ thuật.
- Đăng ký danh mục máy theo phương thức điện tử
- Hồ sơ hải quan gồm có tờ khai hải quan, Commercial Invoice, Bill of Lading, C/O nếu có, Các chứng từ khác và GDK Giám định đồng bộ
Nơi đăng ký hồ sơ ban ngành
Đối với thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất, chi cục hải quan có nhiệm vụ tiếp nhận, lập phiếu, đóng dấu xác nhận 2 bản Danh mục nhập khẩu và 1 phiếu theo dõi trừ lùi.
Chuẩn bị hồ sơ
Đối với mặt hàng là dây chuyền sản xuất, máy móc mới 100 % nếu như không thuộc vào danh mục hàng hóa chịu sự quản lý chuyên ngành hoặc xin giấy phép thì khi đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất bình thường.
Đối với máy móc cũ trường máy móc nhóm 2 thuộc sự quản lý theo như quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 18/2019/QĐ-TTg sẽ có những quy định riêng và bạn cần phải tìm hiểu trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu.
Trong trường hợp nếu như đã thực hiện thủ tục về giám định đồng bộ hoàn tất, hồ sơ hải quan về nhập khẩu theo như khoản 5 điều 1 của thông tư số 39/2018/TT-BTC thì bộ hồ sơ khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất gồm có:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Bill of Lading
- Commercial Invoice (hay hóa đơn thương mại)
- C/O nếu có
- GDK Giám định đồng bộ (hay CT Giám định đồng bộ )
- Những chứng từ khác (gồm có phiếu trừ lùi và danh mục)
Như vậy qua bài viết trên zship.vn đã cung cấp những thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất cũng như những hồ sơ cần phải chuẩn bị dành cho doanh nghiệp. Theo đó đây là một trong những quy trình vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất và ưu tiên tiết kiệm chi phí. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn nhập khẩu dây chuyền thành công.
Tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics
- Địa chỉ: Hà Nội
- Hotline: Zalo Phone
- Email liên hệ: info@zship.vn
- Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc.
- Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ khai báo hải quan
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới