Tư Vấn Nhập Khẩu

Tìm hiểu thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Dầu ăn, dầu thực vật chủ yếu được chiết xuất thành phần chất béo từ các loại hoa, quả, hạt

Dầu ăn, dầu thực vật là sản phẩm được sử dụng trong mọi gia đình. Nhu cầu sử dụng các loại dầu thực vật nhập ngoại của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Do đó thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm với mục đích đưa các sản phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng Việt. Vậy bạn đã biết thủ tục nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam gồm những bước nào chưa? Thuế nhập khẩu dầu ăn là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ là gì?

Dầu ăn là thực phẩm dược tinh lọc từ nguồn gốc động vật hoặc thực vật. Trong điều kiện môi trường bình thường, chúng tồn tại ở thể lỏng.

Dầu thực được chiết xuất và chưng cất từ thực vật như như từ các loại quả, hạt, thân của một số loại cây như dừa, cọ, hướng dương, oliu, cây rum,…. Và dầu cọ chính là được tinh chế từ chất béo có trong hạt cọ. Dầu thực vật chỉ nhãn của sản phẩm dầu ăn là hỗn hợp của các loại dầu được trộn với nhau. Đó là dầu nành, dầu hoa hướng dương, dầu cọ, dầu bắp.

Như vậy có thể thấy dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ đa số đều chưng cất chất béo từ các thực vật. Chúng ta có các loại dầu ăn, dầu thực vật phổ biến như dầu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu, dầu cây rum.

Dầu ăn trong đó có dầu thực vật, dầu cọ là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Thành phần của chúng chủ yếu chứa các loại Vitamin, khoáng chất như Vitamin A, Vitamin E, chất béo omega-3 và omega-6, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

Dầu ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Vì thế thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dầu ăn, dầu thực vật chủ yếu được chiết xuất thành phần chất béo từ các loại hoa, quả, hạt

Dầu ăn, dầu thực vật chủ yếu được chiết xuất thành phần chất béo từ các loại hoa, quả, hạt

Ưu nhược điểm của dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Hiện nay thị trường dầu ăn, dầu thực vật vô cùng đa dạng với nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.

Ưu điểm của dầu ăn, dầu thực vật

Dầu ăn, dầu thực vật đa số được chiết xuất từ các loại hạt, trái cây và hoa. Chúng giúp tăng cường hương vị của thực phẩm. Ngoài ra chúng còn rất nhiều ưu điểm khác.

Thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào

Các loại dầu thực vật nói chung như dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân đều rất giàu thành phần Vitamin E. Đây là thành phần rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào. Chúng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích tiêu hóa. Đồng thời giúp bảo vệ các mô của cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Dầu thực rất giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Chúng giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Và như thế dầu ăn, dầu thực vật góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vitamin E có trong dầu cũng giúp loại bỏ các cục máu đông và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Tăng mùi vị cho món ăn

Dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn làm tăng hương vị thơm ngon cho các món ăn. Các món chiên, xào, salad với nhiều dầu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Vì thế dầu ăn không thể thiếu trong bếp ăn của mỗi gia đình.

Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp

Dầu oliu cũng là một trong những loại dầu ăn được nhiều người lựa chọn để bảo vệ sức khỏe. Trong dầu oliu nguyên chất có chứa Hydroxytyrosol và Axit Oleic cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các hoạt chất này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm tụy cấp.

Dầu thực vật giảm nứt gót chân

Với nhiều thành phần và công dụng tuyệt vời, dầu ăn, dầu thực vật không chỉ được sử dụng làm thực phẩm tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Chúng còn được dùng để bảo vệ da và bàn chân nhờ công dụng dưỡng ẩm. Đặc biệt là có tác dụng tốt trong việc khắc phục tình trạng nứt gót chân vào mùa đông. Thoa chút dầu thực vật vào bàn chân trước khi đi ngủ sẽ giúp đôi chân với làn da khô nứt nẻ trở nên mềm mại hơn.

Dầu ăn có mang đến nhiều lợi ích cho người dùng

Dầu ăn có mang đến nhiều lợi ích cho người dùng

Nhược điểm của dầu ăn, dầu thực vật

Mặc dù dầu ăn, dầu cọ, dầu thực vật có nhiều lợi ích như vậy nhưng chúng cũng có những nhược điểm cần chú ý khi sử dụng và bảo quản.

  • Dầu ăn, dầu thực vật nói chung khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến các liên kết phân tử của chất béo bị phá hủy. Nhất là khi kết hợp chất dinh dưỡng không phù hợp. Do đó người dùng cần có sự kết hợp dầu ăn với thực phẩm phù hợp để bảo toàn giá trị dinh dưỡng.
  • Dầu ăn khi đun nóng đến một nhiệt độ nào đó sẽ trở nên không tốt cho sức khỏe. Chúng có thể sinh ra những chất độc hại cho cơ thể người nếu đun sôi lâu.
  • Dầu ăn, dầu thực vật đã sử dụng chiên đi chiên lại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đun sôi dầu ăn nếu không để ý kỹ dễ dẫn đến cháy nổ khi sử dụng.
  • Các loại dầu ăn, dầu thực vật rất nhạy cảm với ánh sáng và hơi nóng. Do đó nếu không bảo quản đúng cách sẽ làm tính chất dầu bị biến đổi và trở nên độc hại.
  • Nhiều hãng dầu ăn có thể cung cấp ra thị trường các loại sản phẩm kém chất lượng.

Chính vì những nhược điểm này, pháp luật quy định thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần phải công bố và kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn VSTP cho người dùng.

Dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ có thể sinh ra chất độc hại nếu không sử dụng, bảo quản đúng

Dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ có thể sinh ra chất độc hại nếu không sử dụng, bảo quản đúng

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ thuộc nhóm thực phẩm. Vì thế chúng thuộc nhóm hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra VSATTP và phải thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Điều này là có căn căn cứ pháp lý cụ thể bởi những thông tư, quyết định đã được ban hành.

Dẫn chứng pháp lý

Dưới đây là một số thông tư, nghị định, văn bản Luật nhà nước đã ban hành về chính sách thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ và nhiều loại thực phẩm khác:

  • Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết việc thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị Định 15/2018 NĐ-CP: Nghị định này hướng dẫn thi hành một số điều cụ thể trong Luật an toàn thực phẩm. Trong đó quy định các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và được đóng gói cần tự công bố thực phẩm.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Các thông tư văn bản về nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Mục 1, Điều 4, Nghị định 38/2012/NĐ-CP có quy định: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và bao gói sẵn cần phải tiến hành tự công bố thực phẩm.

Như vậy mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn nên cần thực hiện tự công bố thực phẩm nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam.

Nhập khẩu thực phẩm nói chung và thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ nói riêng và cần được tiến hành theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Doanh nghiệp cần nhập mẫu dầu ăn, dầu thực vật về thử nghiệm trước và thực hiện công bố thực phẩm. Thời gian để tiến hành việc này mất khoảng 30 ngày.
  • Bước 2: Bạn cần làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn nhà nước quy định trước khi hàng về tới cảng 1 ngày. Sau đó nộp giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng này cho Chi cục Hải quan nơi hàng được chuyển đến để được đem hàng về kho bảo quản.
  • Bước 3: Mang mẫu thực tế của sản phẩm nhập khẩu về đi là kiểm tra chất lượng xem có đúng như thủ tục đã công bố không. Nộp kết quả kiểm tra chất lượng này cho Chi cục Hải quan. Nếu kết quả đạt thì lô hàng sẽ được thông quan.
Thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần đăng ký kiểm tra an toàn chất lượng thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần đăng ký kiểm tra an toàn chất lượng thực phẩm

Quy định về thuế nhập khẩu và HS code

Mỗi mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam đều có quy định riêng về thuế nhập khẩu và HS code. Điều này phụ thuộc vào tính chất hàng hóa cũng như nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng.

Nếu nhập khẩu hàng từ các nước đã ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ nhận được mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hấp dẫn.

Vì thế điều quan trọng bạn nên nhớ là yêu cầu đơn vị xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (CO) nộp cho bên hải quan để hưởng chính sách ưu đãi về thuế nếu có.

Quy định về thuế nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

  • Thuế nhập khẩu mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật được quy định cho từng giai đoạn:
  • Từ ngày 7/5/2013 – 6/5/2014 thuế nhập khẩu là 5%
  • Từ ngày 7/5/2014 – 6/5/2015 thuế nhập khẩu là 4%
  • Từ ngày 8/5/2015 – 7/5/2016 thuế nhập khẩu là 3%
  • Từ ngày 8/5/2017 thuế nhập khẩu là 0% và chưa có gia hạn thêm.
  • Thuế VAT của các mặt hàng này là 10%

Mã HS Code áp dụng cho mặt hàng dầu ăn

Bạn đã biết thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ như thế nào. Ngoài ra khi nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam bạn cũng cần biết mã HS code của các mặt hàng này. Để tra cứu được mã HS code cho mỗi mặt hàng, bạn nên tham khảo chương 15 của biểu thuế xuất nhập khẩu. Để tra cứu mã HS chính xác bạn cũng cần dựa vào cách dầu được tinh luyện bởi vì mỗi loại dầu ăn, mỗi cách tinh luyện, chế biến khác nhau sẽ có mã HS khác nhau. Và như vậy thuế nhập khẩu cũng khác nhau.

Các loại dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ nằm trong các nhóm 1508, 1509, 1511, 1512. Dưới đây là bảng tham khảo một số mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật với mã HS code và thuế nhập khẩu của chúng.

Mã HS code Tên mặt hàng Thuế VAT Thuế NK thông thường Thuế NK ưu đãi
15071000 Dầu đậu tương thô 10% 7.5% 5%
15081000 Dầu lạc dạng dầu thô 10% 7.5% 5%
15099011 Dầu oliu đã hoặc chưa tinh chế đóng gói với khối lượng không quá 30kg 10% 7.5% 5%
15111000 Dầu cọ thô đã hoặc chưa qua tinh chế 10% 7.5% 5%
15119037 Dầu cọ loại khác với chỉ số iốt từ 55 đến dưới 60 10% 45% 30%
15121100 Dầu hạt hướng dương và dầu cây rum dạng thô 10% 7.5% 5%
15121920 Dầu hạt hướng dương và dầu cây rum đã tinh chế 10% 22.5% 15%
15132110 Dầu hạt cọ thô 10% 10.5% 7%
15141100 Dầu cây cải dạng thô 10% 7.5% 5%
15149110 Dầu hạt cải khác 10% 7.5% 5%

Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ

Chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục hải quan là bước cuối cùng bạn cần thực hiện. Tuy nhiên việc thông quan có nhanh chóng, thuận lợi hay chậm trễ phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị giấy tờ có đầy đủ hay không.

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Để làm thủ tục thông quan doanh nghiệp nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ dưới đây.

  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy phép nhập khẩu : công bố, phiếu kiểm nghiệm, CO, CQ …

Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

Bạn cần biết mặt hàng nhập khẩu của mình sẽ được vận chuyển về cảng hay sân bay nào. Từ đó đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thủ tục hải quan ở Chi Cục hải quan thuộc địa phương đó. Chẳng hạn hàng được chuyển về cảng Hải Phòng thì bạn đăng ký thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Hải Phòng.

Chuẩn bị hồ sơ

Phần trên là bộ hồ sơ cơ bản, bắt buộc phải có khi làm thủ tục Hải Quan. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ, chứng từ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng dầu ăn.
  • Giấy thành phần của nhà sản xuất (COA) bởi vì dầu ăn cho người bắt buộc phải có thành phần Vitamin A.
  • Hồ sơ tự công bố
  • Tờ khai giá trị
  • Đơn xin mang hàng về kho bảo quản
  • Giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ (CO và CQ)
  • Chứng thư và giấy xác nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng được Bộ Y Tế cho phép

Tất cả các giấy tờ này sẽ được nộp cho Chi cục hải quan nơi hàng về. Nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ và khai báo chính xác thì mặt hàng dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ sẽ được thông quan mà không lo vướng mắc gì.

Như vậy bạn đã biết thủ tục nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật, dầu cọ gồm những bước nào và cần những loại chứng từ gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu mặt hàng này về nước.

Nếu bạn còn điều gì chưa rõ hoặc gặp trở ngại trong quá trình nhập khẩu dầu ăn, dầu thực vật thì hãy liên hệ với Zship Logistics theo điện thoại: 094.66.555.38. Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các thủ tục hải quan, chúng tôi tự tin giúp bạn nhập khẩu hàng hóa một cách nhanh chóng nhất.

Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan và vận chuyển nhanh gọn

Dưới góc nhìn của một người sử dụng, zship.vn có thể được hiểu là một blog chia sẻ kiến thức về lĩnh vực logistics. Trên trang web này, bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến vận tải và logistics, bao gồm cả các bài viết về hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều chủ đề khác.

Zship.vn cũng cung cấp các thông tin hữu ích về các thay đổi và quy định mới trong lĩnh vực logistics, giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất về ngành này. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, zship.vn còn đưa ra những lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm để giúp người đọc nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực logistics.

Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin đáng tin cậy về logistics, zship.vn là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu hành trình tìm hiểu về lĩnh vực này.

- Head Office : Zship Logistics
- Địa chỉ : Hà Nội
- Hotline tư vấn : 09.2121.1123 (Zalo/Viber/Telegram)
- Email liên hệ : info@zship.vn
- Group Zalo chia sẻ kiến thức: Warehouse Distribution Vietnam

Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Vận chuyển bao thuế và dịch vụ order mua hộ hàng hóa từ các nước (dịch vụ chính)
- Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (cả xuất và nhập siêu nhanh trong vòng 24h) : Lào, Cam, Trung Quốc.
- Vận tải quốc tế hàng lẻ và container
- Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa
- Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối
- Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới

Related Posts