Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo lường? Bạn không biết để nhập sản phẩm từ nước ngoài về liệu phải trải qua những công đoạn thực hiện ra sao? Quy định về chi phí thuế quan được đưa ra như thế nào? Đây hầu hết là những thắc mắc tiêu biểu của những ai lần đầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Thấu hiểu được điều đó, ngay sau đây là những giải đáp chi tiết bạn hãy cùng tìm hiểu và note ngay vào sổ tay.
Cân điện tử và thiết bị đo lường là gì?
Trước khi đi tìm hiểu sâu về thủ tục nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo lường bạn hãy cùng điểm qua khái niệm sản phẩm nhập khẩu. Điều này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm cho mình các thông tin bổ ích khi nhập khẩu sản phẩm. Cụ thể:
Khái niệm mô tả chung về cân điện tử và thiết bị đo lường
Cụ thể cân điện tử và thiết bị đo lường là khái niệm dùng để chỉ dụ cụ, thiết bị hoặc máy móc được chế tác đưa vào sử dụng với mục đích đo lường. Thông qua sản phẩm con người có thể tính toán trong sản xuất, nghiên cứu, buôn bán, thống kê, xây dựng,… Cân điện tử là cân sử dụng mạch điện tử và cảm biến lực để biến tín hiệu điện thành con số thể hiện trọng lượng của vật.
Hiện nay cân điện tử có mức độ sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống con người. Loại cân này thường xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Bao gồm như:
- Thủy hải sản
- Nông sản
- Giao thông vận tải
- Sức khỏe y tê
- Thuốc
- …
Ưu và nhược điểm của cân điện tử và thiết bị đo lường
Sự có mặt của cân điện tử quả thực đã nhanh chóng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. So với các dòng cân truyền thống thì cân điện tử mang đến rất nhiều giải pháp hữu hiệu. Vậy liệu bản chất cân điện tử có những ưu và nhược điểm gì?
Các ưu điểm của cân điện tử
Trên thực tế cân điện tử ra đời đã mang đến rất nhiều ưu điểm một khi sử dụng. Đây cũng là lý do vì sao sản phẩm đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó các ưu điểm điển hình là:
- Cân điện tử mang đến hiệu quả đo lường chính xác nhất. Nhờ vào cấu tạo gồm bộ cảm biến lực và hệ thống xử lý, phân tích dữ liệu nên sản phẩm luôn cho ra kết quả hiển thị trực quan.
- Cân được chứng nhận với độ chia nhỏ nhất và sai số không đáng kể. Vậy nên kết quả khối lượng hiển thị hoàn toàn tin tưởng được.
- Đa số các loại cân điện tử đều có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển tới nhiều nơi, nhiều địa hình không bằng phẳng. Mặt cần thiết kế dạng mặt phẳng nên khi sử dụng chỉ cần đặt vật lên không mất nhiều công sức để thực hiện treo móc.
- Các sản phẩm được cấu tạo với bề mặt và bộ phận bao ngoài từ chất liệu sắt không gỉ hoặc là inox. Vì thế sản phẩm khi dùng có thể hạn chế tối đa tình trạng ăn mòn do nước, hóa chất hoặc là sản phẩm rơi vãi.
- Tuổi thọ của cân điện được đánh giá là rất cao. ước tính có thể lên tới gần 20 năm thậm chí là 30 năm. Nếu người dùng chăm chút, bảo quản sản phẩm tốt nhất thì thời gian sử dụng sẽ càng kéo dài.
- Cân điện sở hữu tính ổn định cao trong mọi thời tiết tác động như nóng, lạnh, gió, băng.
- …
Các nhược điểm của cân điện tử
Tất nhiên bất kể một cái gì cũng đều có 2 mặt của nó. Và đối với cân điện bên cạnh sở hữu nhiều ưu điểm thì cũng có những nhược điểm đáng kể.
Theo đó nhược điểm chung của các loại cân điện là cần nguồn điện cáp. Nếu không có nguồn điện cung cấp thì cân điện tử trở thành hộp sắt vụn không hơn không kém.
Hơn nữa với thiết kế các bản mạch phía bên trong nếu thiết bị dính nước mà không tích hợp chức năng chống nước thì vẫn có thể dẫn tới tình trạng chập hỏng. Điều này một khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến kết quả đo đạc. Thậm chí là làm tuổi thọ sản phẩm sụt giảm, không thể sử dụng được nữa. Đây cũng là lý do vì sao khi dùng cân điện xong mọi người phải vệ sinh máy móc sạch sẽ, cẩn thận.
Ngoài ra đối với các loại cân điện được ứng dụng nhiều trong phòng phí nghiệm rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng. Bởi lẽ sản phẩm có độ dao động vô cùng nhỏ nên dễ bị tác động bởi môi trường ngoài như ẩm ướt, nước,… Các lực tác động mạnh cũng có thể làm kết quả phân tích không đảm bảo chính xác. Với những loại cân này người dùng cần phải đảm bảo môi trường xung quanh đạt chuẩn về nhiệt độ, áp suất lẫn tỷ lệ tia nhiễu xạ.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu cân điện tử
Một khi chuẩn bị thủ tục nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo lường doanh nghiệp cần tham khảo rõ ràng các căn cứ pháp lý và chính sách xuất/nhập khẩu. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi vì sẽ tác động trực tiếp đến quá trình xuất/nhập khẩu sản phẩm. Trong đó cụ thể như sau:
Dẫn chứng pháp lý
- Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN được phê duyệt ngày 26/09/2013.
- Công văn số 2538/GSQL-GQ1. Công văn nêu rõ về việc nhập khẩu cân điện tử được ứng dụng trong ngành y tế.
- Công văn 2177/TĐ-ĐL. Chi tiết về hướng dẫn thực hiện theo thông tư số 23/2013/TT-BKHCN.
- Quyết định 2284/QĐ-BKHCN. Quyết định công bố ngày 15/8/2018 về mã HS đối với các phương tiện đo thuộc nhóm 2 phải phê duyệt theo mẫu.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu cân điện tử
Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN được chính thức phê duyệt vào ngày 26 tháng 2 năm 2013. Thông tư quy định về phương tiện đo nhóm 2 chi tiết sẽ gồm:
- Danh mục phương tiện đo
- Biện pháp kiểm soát đo lường
- Chu kỳ kiểm định
- Phê duyệt mẫu
- Kiểm định phương tiện đo
Theo thông tư quy định tại Điều 4 nêu rõ, cân điện tử thuộc danh mục hàng hóa thuộc thông tư 23/2013. Theo đó mặt hàng này bắt buộc doanh nghiệp phải trải qua công đoạn phê duyệt mẫu phương tiện đo trước khi hàng được cấp phép thông qua. Đối tượng áp dụng theo thông tư là các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sử dụng phương tiện đo.
Quy định thuế nhập khẩu & HS code
Quy định về thuế xuất/nhập khẩu và HS Code sản phẩm là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp nhất định phải nắm rõ trong lòng bàn tay. Mỗi loại cân điện tử sẽ được cấp một mã HS riêng. Dựa vào mã này doanh nghiệp sẽ biết được các chính sách và các loại thuế áp dụng lên lô hàng. Cụ thể:
Quy định về thuế nhập khẩu
Theo quy định về thuế nhập/xuất khẩu cân điện tử đối với thuế nhập khẩu thông thường sẽ giao động trong khoảng 4.5% đến 30%. Tuy nhiên nếu mặt hàng thuộc vào hạng mục thuế nhập khẩu ưu đãi thì mức thuế quy định phải nộp sẽ khác. Trong đó thuế giao động từ 3% – 20%. Mức thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cần chịu là 10%.
Người chịu trách nhiệm đóng nộp thuế theo quy định sẽ là chủ hàng hóa xuất/nhập khẩu. Các sản phẩm phẩm nhập khẩu phải đảm bảo có giấy phép chứng nhận của bộ ban ngành liên quan. Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn về kiểm dịch, an toàn, quy chuẩn chất lượng.
Mã HS Code
Về cơ bản mã HS Code cân điện tử và thiết bị đo lường được liệt kê cụ thể tại chương 8423. Tùy vào từng sản phẩm mà các mã HS Code sẽ có sự thay đổi. Dưới đây là một số mã HS Code điển hình bạn có thể tham khảo cho mình:
- 8423: Các loại cân điện tử
- 10: Loại cân người sử dụng trong gia đình
- 10.10: Loại cân vận hành bằng điện
- 10.20: Loại cân vận hành không bằng điện
- 20: Loại cân băng tải
- 30: Cân sử dụng đo trọng lượng cố định. Sản phẩm chuyên dùng đóng gói với trọng lượng xác định trước khi vào túi hoặc đồ chứa.
- 82: Mã HS Code của sản phẩm có khả năng cân tối đa lên tới 30kg tuy nhiên không vượt quá 5000kg.
- 82.11: Loại sản phẩm có khả năng cân tối đa không vượt quá 1.000kg.
- 82.19: Mã HS Code của các loại khác.
- 82.29: Loại sản phẩm khác
- 89.10: Loại sản phẩm hoạt động bằng điện
- 390: Quả cân của các loại cân, bộ phận của ân
- 90.10: Quả cân
Thuế nhập khẩu sản phẩm giao động theo hạn mức khác nhau từ 0 – 20% tùy vào từng loại. Theo đó nếu sản phẩm thuộc thị trường Trung Quốc sẽ được ưu đãi thuế 0%. Và để hưởng được mức thuế này bạn phải có giấy chứng nhận xuất xứ theo form E.
Riêng các thị trường nhập khẩu quen thuộc khác như ASEAN, Hàn Quốc thì mức giá nhập khẩu cân điện là 10%. Tất cả các sản phẩm yêu cầu phải có giấy chứng nhận sản xuất thuộc form D (ASEAN) và form AK (Hàn Quốc).
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo lường
Thủ tục nhập khẩu cân điện và thiết bị đo lường nhìn chung không quá phức tạp hay khó khăn gì khi thực hiện. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều một khi bắt tay vào làm. Chi tiết hồ sơ – thủ tục cơ bản như sau:
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Để có thể đăng ký phê duyệt mẫu cân điện tử nhập khẩu doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Trong một bộ hồ sơ thiết yếu phải đảm bảo :
- Catalogue chi tiết hàng hóa
- Nhãn mác của cân điện tử
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu
- Tờ khai Hải Quan. Nộp bản nháp
- Mẫu sản phẩm nhập khẩu
Nơi đăng ký hồ sơ
Đơn vị chịu trách nhiệm phê duyệt mẫu và nhập khẩu hàng hóa chính là cơ quan Hải Quan. Chi tiết địa chỉ bạn sẽ nộp là số 8 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội.Vậy nên một khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bạn hãy nộp cho cơ quan ban ngành để được xác thực.
Sau khi cơ quan trực tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh thì khoảng 6 tuần làm việc là bạn có thể lấy giấy phê duyệt mẫu. Thời hạn hiệu lực phê duyệt mẫu giao động trong vòng 10 năm. Phí phê duyệt sẽ tùy vào sản phẩm của bạn Trong trường hợp nếu bạn nhập về số lượng ít thì sẽ được miễn duyệt mẫu.
Chuẩn bị hồ sơ chứng từ
Một bộ hồ sơ nhập khẩu cân điện tử cơ bản cần rất nhiều giấy tờ liên quan. Để đảm bảo hồ sơ được phê duyệt đạt chuẩn thì nhất định phải có các giấy tờ thiết yếu như:
- Hợp đồng thương mại. Chuẩn bị 1 bản sao y
- Hóa đơn thương mại. Chuẩn bị 1 bản chụp
- Phiếu đóng gói hàng hóa. Chuẩn bị 1 bản chụp
- Giấy phê duyệt mẫu
- Giấy chứng nhận xuất xứ chuẩn bị 1 bản gốc nếu có
- Bản Catalogue của hàng hóa
- Vận tải đơn chuẩn bị 1 mẫu bản chụp
- Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành nếu có yêu cầu kiểm tra. Với giấy tờ này bạn cần sử dụng mẫu văn bản gốc.
- Giấy phép nếu có
- Bản chụp chứng từ khác nếu có
- Giấy tờ khác nếu Cơ quan ban ngành yêu cầu. Ví dụ như hình ảnh, tài liệu liên quan tới lô hàng.
Các quy định / hồ sơ riêng
Theo quy định một số trường hợp doanh nghiệp sẽ được miễn làm thủ tục nghiệm mẫu. Trong đó bao gồm như:
- Phương tiện đo lường được cung cấp giấy chứng nhận phê duyệt của Tổ chức đo lường hợp pháp quốc tế. Tổ chức mang tên OIML.
- Phương tiện đo lường nhập khẩu được cấp giấy chứng nhận phê duyệt của cơ quan đo lường có thẩm quyền của nước mà nước Việt Nam thừa nhận đối với kết quả thử nghiệm phương tiện đó ấy.
- Phương tiện đo nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt của cơ sở nhập khẩu và được đồng ý bằng văn bản của cơ sở đó.
- Phương tiện đo trong dây chuyền đồng bộ nhập khẩu dự án đã được cơ quan thẩm quyền chính thức phê duyệt.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục nhập khẩu cân điện tử và thiết bị đo lường. Hy vọng rằng qua đó bạn sẽ bỏ túi được cho mình thật nhiều thông tin hữu ích và các kinh nghiệm thiết thực khi nhập khẩu cân điện tử. Chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị chu đáo thì chắc chắn sẽ được cơ quan ban ngành phê duyệt nhanh chóng. Ngoài ra để tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích liên quan khác bạn hãy truy cập html_block id=”3381.